
Về kinh tế chính trị :sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản?

Đáp. Câu trả lời gồm hai ý lớn
1) Phân tích sự chuyển hoá của tiền tệ thành tư bản. Sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản được thể hiện trong công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Ta có T-H-T' (công thức chung của tư bản) và H-T-H (công thức lưu thông hàng hoá giản đơn)
.
a) Hai công thức trên
+) Giống nhau ở chỗ đều dược tạo nên bởi hai yếu tố hàng và tiền; đều chứa đựng hai hành vi đối lập nhau là mua và bán; đều biểu hiệnquan hệ kinh tế giữa người mua và người bán.
+) Khác nhau ở chỗ lưu thông hàng hoá giản đơn bắt đầu bằng hành vi bán (H-T) và kết thúc bằng hành vi mua (T-H); điểm xuất phát và kết thúc đều là hàng hoá, tiền chỉ đóng vai trũ trung gian, mục đích cuối cùng của quá trỡnh này là giỏ trị sử dụng. Ngược lại, lưu thông tư bản bắt đầu bằng hành vi mua (T-H) và kết thúc bằng hành vi bán (H-T); điểm xuất phát và kết thúc đều là tiền, hàng hoá chỉ đóng vai trũtrung gian, mục đích cuối cùng của lưu thông tư bản là giá trị, và là giá trị lớn hơn. Số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản. Do đó, tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư. Công thức T-H-T', với T' = T+m được coi là công thức chung của tư bản. Mọi tư bản đều vận động theo quy luật này với mục đích cuối cùng là đem lại giá trị thặng dư. Như vậy, tư bản là tiền tự lớn lên hay giá trị sinh ra giá trị thặng dư.
b) Mâu thuẫn của công thức chung tư bản: giá trị thặng dư ở đâu ra?
Xét trong lưu thông:
+) Trong trường hợp trao đổi ngang giá, chỉ có sự thay đổi hỡnh thái của giá trị, từ tiền thành hàng và từ hàng thành tiền, tổng giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn khôngthay đổi. Tuy nhiên, về mặt giá trị sử dụng, thỡ cả hai bên trao đổi đều có lợi.
+) Trong trường hợp trao đổi không ngang giá (hàng hoá có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị), trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán, vừa là người mua. Cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù cho cái thiệt khi mua và ngược lại. Cho nên nếu xét chung cho toàn xã hội thì tổng giá trị hàng hóa ko tăng lên.
Như vậy, lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không tạo ra giá trị mới (giá trị thặng dư).
Xét ngoài lưu thông: Nếu người sx muốn tạo thêm giá trị mới cho hàng hóa thì phải bằng sức lao động của mình.
Như vậy “ Tư bản không thể xuất hiên từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông, nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông”. Đó chính là mâu thuẫn cung thức chung của tư bản
Để giải quyết mâu thuẫn này phải tìm trên thị trường một loại hàng hóa có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là hàng hóa sức lao động.