Câu hỏi

30/05/2013 10:24
Vì sao bệnh nhân phong bị tàn phế?
Danh sách câu trả lời (1)

Bệnh phong (cùi) là một bệnh do một loại trực khuẫn giống như trực khuẫn lao gây ra. Các triệu chứng chính của bệnh là do tổn thương da và các dây thần kinh ngoại biên. Chủ yếu là những đốm bạc màu hay màu hồng kèm theo mất cảm giác, những mảng, sẫn, u, cục ở khắp người. Tàn phế không phải là triệu chứng chính mà là các biến chứng của bệnh. Từ xa xưa, mọi người ghê sợ và xa lánh người bệnh phong là vì sợ các biến chứng tàn phế, biến dạng thân hình rất khủng khiếp của nó.
Nguyên nhân tàn phế.
1/. Tàn phế nguyên phát.
-Trực khuẫn gây bệnh phong vào cơ thể người sống, phát triển và gây bệnh ở da, gây ra các tổn thương da và ở các dây thần kinh ngoại biên làm các dây thần kinh nầy bị viêm, lâu ngày đưa đến mất chức năng cảm giác, vận động, bị teo, liệt cơ và biến dạng.
-Trong diển tiến của bệnh, có khoảng 20-30% người bệnh bị các biến chứng gọi là cơn phản ứng phong với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, các tổn thương da của bệnh phong sưng lên, đỏ và hơi đau, có khi nổi những cục ở dưới da màu đỏ và đau…. Đặc biệt, các dây thần kinh bị sưng lên, đau nhức gây mất cảm giác và mất chức năng và gây ra tàn phế.
Như vậy dầu trực tiếp do trực khuẫn phong hay do các cơn phản ứng, bệnh phong cũng đều gây ra viêm các dây thần kinh ngoại biên và dẫn đến hậu quả tàn phế.
2/.Tàn phế thứ phát.
-Khi bị mất cảm giác ở bàn tay, người bệnh không nhận biết sức nóng, đau đớn do tác động từ bên ngoài nên không còn khả năng tự bảo vệ khi gặp sức nóng hay vật nhọn sẽ dễ bị thương tích trong sinh hoạt hằng ngày như bỏng, phồng da, gai đâm, trầy sướt… . Các thương tích nầy rất khó lành, dần dần sẽ lở loét, nhiễm trùng và bị tàn phế nặng hơn.
-Khi bị mất cảm giác ở da lòng bàn chân, người bệnh đạp gai, đi vấp đá nhọn, đi bộ lâu bị phồng đau đớn….. mà vẫn không hề biết và cứ tiếp tục đi sẽ gây ra các thương tích. Các thương tích ấy lâu ngày thành lở loét sâu (gọi là lỗ đáo), nhiễm trùng làm mũ hôi thối….. và nếu vẫn cứ tiếp tục đi bộ lỗ đáo sẽ không bao giờ lành và có thể đến một lúc nào đó cả bàn chân sẽ bị hư phải cắt cụt nó.
-Tổn thương dây thần kinh làm da khô dễ bị nứt nẻ, lở loét, teo cơ, giới hạn cử động hay liệt tay chân sẽ làm bàn tay, bàn chân biến dạng co rút, cụt, rụt.
-Tổn thương dây thần kinh mắt làm mất phản xạ nháy mắt, mắt nhắm không kín hay không cảm nhận khi bị bụi bay vào và sẽ gây ra các tổn thương mắt, lâu ngày có thể bị mù.
Tóm lại tàn phế trong bệnh phong là biến chứng chớ không phải triệu chứng và do đó bị bệnh phong không có nghĩa là bị tàn phế. Ngày nay với sự tiến bộ của y học, bệnh phong có thể được chửa khỏi hoàn toàn. Và tàn phế trong bệnh phong cũng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu phát hiện bệnh và phát hiện triệu chứng viêm dây thần kinh sớm để điều trị kịp thời, biết cách bảo vệ mắt, bàn tay và bàn chân thích hợp khi chúng có vấn đề thì người bệnh sẽ lành hoàn toàn không bị tàn phế.
Nguyên nhân tàn phế.
1/. Tàn phế nguyên phát.
-Trực khuẫn gây bệnh phong vào cơ thể người sống, phát triển và gây bệnh ở da, gây ra các tổn thương da và ở các dây thần kinh ngoại biên làm các dây thần kinh nầy bị viêm, lâu ngày đưa đến mất chức năng cảm giác, vận động, bị teo, liệt cơ và biến dạng.
-Trong diển tiến của bệnh, có khoảng 20-30% người bệnh bị các biến chứng gọi là cơn phản ứng phong với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, các tổn thương da của bệnh phong sưng lên, đỏ và hơi đau, có khi nổi những cục ở dưới da màu đỏ và đau…. Đặc biệt, các dây thần kinh bị sưng lên, đau nhức gây mất cảm giác và mất chức năng và gây ra tàn phế.
Như vậy dầu trực tiếp do trực khuẫn phong hay do các cơn phản ứng, bệnh phong cũng đều gây ra viêm các dây thần kinh ngoại biên và dẫn đến hậu quả tàn phế.
2/.Tàn phế thứ phát.
-Khi bị mất cảm giác ở bàn tay, người bệnh không nhận biết sức nóng, đau đớn do tác động từ bên ngoài nên không còn khả năng tự bảo vệ khi gặp sức nóng hay vật nhọn sẽ dễ bị thương tích trong sinh hoạt hằng ngày như bỏng, phồng da, gai đâm, trầy sướt… . Các thương tích nầy rất khó lành, dần dần sẽ lở loét, nhiễm trùng và bị tàn phế nặng hơn.
-Khi bị mất cảm giác ở da lòng bàn chân, người bệnh đạp gai, đi vấp đá nhọn, đi bộ lâu bị phồng đau đớn….. mà vẫn không hề biết và cứ tiếp tục đi sẽ gây ra các thương tích. Các thương tích ấy lâu ngày thành lở loét sâu (gọi là lỗ đáo), nhiễm trùng làm mũ hôi thối….. và nếu vẫn cứ tiếp tục đi bộ lỗ đáo sẽ không bao giờ lành và có thể đến một lúc nào đó cả bàn chân sẽ bị hư phải cắt cụt nó.
-Tổn thương dây thần kinh làm da khô dễ bị nứt nẻ, lở loét, teo cơ, giới hạn cử động hay liệt tay chân sẽ làm bàn tay, bàn chân biến dạng co rút, cụt, rụt.
-Tổn thương dây thần kinh mắt làm mất phản xạ nháy mắt, mắt nhắm không kín hay không cảm nhận khi bị bụi bay vào và sẽ gây ra các tổn thương mắt, lâu ngày có thể bị mù.
Tóm lại tàn phế trong bệnh phong là biến chứng chớ không phải triệu chứng và do đó bị bệnh phong không có nghĩa là bị tàn phế. Ngày nay với sự tiến bộ của y học, bệnh phong có thể được chửa khỏi hoàn toàn. Và tàn phế trong bệnh phong cũng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu phát hiện bệnh và phát hiện triệu chứng viêm dây thần kinh sớm để điều trị kịp thời, biết cách bảo vệ mắt, bàn tay và bàn chân thích hợp khi chúng có vấn đề thì người bệnh sẽ lành hoàn toàn không bị tàn phế.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip