
Xăng sinh học được bán từ tháng 8 - Nên dùng hay không ?
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ bắt đầu bán sản phẩm xăng sinh học E5 tại khoảng hơn 20 điểm bán ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Vũng Tàu, Hải Phòng và Hải Dương, dự kiến vào 1-8 tới.
Sản phẩm xăng sinh học này sẽ được bán tại các cây xăng của các công ty thành viên PVN là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) và Công ty PETEC, theo Phó tổng giám đốc của PV Oil, ông Lý Hồng Đức nói với phóng viên tại buổi giới thiệu xăng sinh học E5 tại TPHCM ngày 29-7.
Sau đó, xăng sinh học E5 cũng sẽ được bán tại các cửa hàng ở Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ trước khi được cung cấp rộng rãi cho thị trường cả nước từ đầu năm 2012. Dự kiến, sản phẩm xăng này sẽ được bán tại hơn 4.000 điểm bán vào cuối năm 2012.
Ông Đức cho biết giá bán trong giai đoạn đầu của xăng sinh học thấp hơn 500 đồng/lít so với giá của sản phẩm A92 trên thị trường Việt Nam hiện nay.
Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc của Công ty TNHH nhiên liệu sinh học Phương Đông, cho biết xăng sinh học E5 là sản phẩm có thành phần gồm 95% xăng không chì A92 được pha với 5% ethanol (E5). Nhiên liệu hỗn hợp này được sử dụng cho các loại động cơ đốt trong thông thường như xe gắn máy, ô tô đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
Vì có trị số octan cao (RON = 109) nên khi pha ethanol vào xăng gốc sẽ giúp gia tăng trị số octan cho hỗn hợp nhiên liệu đồng thời nâng cao hiệu suất cháy, tỷ số nén cao hơn giúp tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao công suất, giúp động cơ vận hành ít tiếng ồn hơn.
Ông Đức cho biết trước khi chính thức bán ra thị trường, PV Oil đã được kiểm chứng xăng sinh học thông qua thử nghiệm chạy động cơ xe ô tô trên băng thử và thực địa trên các địa hình, đội xe ô tô hiện trường để đánh giá ý kiến người tiêu dùng sử dụng xăng sinh học E5. PV Oil cũng đã được thử nghiệm việc tồn trữ xăng sinh học bằng các bồn chứa ngầm tại các trạm xăng.
Tất cả các thử nghiệm trên nhằm kiểm tra, so sánh các thông số hoạt động của động cơ, độ phát thải gây ô nhiễm môi trường của xăng sinh học so với xăng thị trường, và độ ổn định chất lượng của xăng sinh học. Các kết quả thử nghiệm cho thấy xăng sinh học đảm bảo chất lượng tốt và góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
Ông Đức cho biết PV Oil đã đầu tư lắp đặt 4 trạm pha chế xăng sinh học tại Hải Phòng, Liên Chiểu, Nhà Bè và Bà Rịa-Vũng Tàu cũng như nâng cấp các hệ thống tồn trữ và vận chuyển để phục vụ việc kinh doanh xăng E5 trong giai đoạn đầu. Đây là sự chuẩn bị cần thiết cho việc mở rộng việc bán xăng sinh học tại 4.300 điểm bán vào 2012.
Ông Nguyễn Sinh Khang, Phó Tổng giám đốc của PVN, nói hiện tập đoàn này đang triển khai 3 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ (miền Bắc), Dung Quất (miền Trung) và Bình Phước (miền Nam) với tổng công suất là 300 triệu lít/năm. Dự kiến 3 nhà máy này sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2011 và đầu năm 2012.
Việc đưa xăng sinh học E5 vào phục vụ thị trường Việt Nam là một phần của “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” của Chính phủ. Theo đó, sẽ sản xuất nhiên liệu sinh học khoảng 100.000 tấn E5 và 50.000 tấn B5 (dầu biodiesel), tương đương với 0,4% nhu cầu xăng dầu cả nước năm 2010.
Quy mô sản xuất nhiên liệu sinh học sẽ được đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu cả nước và đảm bảo cung cấp 20% nhu cầu E5 và B5 vào năm 2015, và 100% nhu cầu cả nước cho E5 và B5 trong giai đoạn 2016 đến 2015.
Ưu điểm của xăng sinh học:
- Trị số octan cao giúp nâng cao hiệu suất cháy, động cơ vận hành êm hơn và tăng tuổi thọ động cơ.
- Giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hoá thạch, bổ sung nguồn nhiên liệu thiếu hụt, giảm lượng xăng dầu nhập khẩu và đảm bảo an ninh năng lượng.
- Có tính thân thiện với môi trường nhờ khả năng tái tạo và phân huỷ sinh học.
- Giảm hiệu ứng nhà kính do độ phát thải khí thấp hơn so với xăng truyền thống.
Danh sách 12 điểm đầu tiên bán xăng sinh học E5 trực thuộc PV OIL từ tháng 8-2010
Khu vực Hà Nội:
- Cửa hàng xăng dầu (CHXD) CHXD Nghĩa Tân - 148 Hoàng Quốc Việt
- CHXD Thái Thịnh - 27 Thái Thịnh
- CHXD Châu Can tại Châu Can, Phú Xuyên
Khu vực Hải Phòng, Hải Dương:
- CHXD Chùa Vẽ - 427 đường Đà Nẵng, quẩn Hải An, Hải Phòng
- CHXD Văn Cao tại 221 – 223 đường Văn Cao, quận Ngô Quyền, Hải Phòng
- CHXD Kim Lương thuộc xã Kim Lương, huyện Kim Thành, Hải Dương
- CHXD Tân Trường tại thôn Quý Dương, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương
Khu vực TPHCM:
- CHXD số 5 - 147 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức
- CHXD Hoàng Nguyên - 220Bis Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh
Bà Rịa – Vũng Tàu:
- CHXD số 1 tại 54A đường 30/4, phường Thắng Nhất, Vũng Tàu
- CHXD số 6 tại Quốc lộ 51, phường Kim Dinh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- CHXH số 1 công ty CP vật tư thiết bị Vũng Tàu, 570 đường 30/4, phường Rạch Dừa, Vũng Tàu
Ngoài ra, xăng sinh học E5 cũng sẽ được bán tại khoảng 10 điểm của công ty PETEC từ tháng 8-2010

Xăng sinh học là hỗn hợp của xăng truyền thống và cồn sinh học (bio-ethanol), được sử dụng làm nhiên liệu cho các loại động cơ đốt trong như xe gắn máy, ôtô. Lợi ích của xăng sinh học là giảm lượng lớn khí thải độc hại ra môi trường. Việc sử dụng xăng sinh học còn góp phần tăng khả năng đảm bảo an ninh năng lượng của một quốc gia, nhất là các quốc gia không có nguồn dầu mỏ.
Xăng E5 do PV Oil sản xuất đang được bán tại các cây xăng là hỗn hợp pha 5% ethanol với 95% xăng gốc. E5 được sản xuất tại ba nhà máy sản xuất ethanol ở Phú Thọ, Quảng Ngãi và Bình Phước. Cả ba nhà máy đều có công suất 100 triệu lít/năm, sử dụng trung bình 240 tấn sắn lát khô/năm.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy xăng sinh học E5 (hỗn hợp 5% cồn khan và 95% xăng hóa thạch) hoàn toàn có thể sử dụng an toàn cho các động cơ xăng hiện tại (sản xuất từ sau năm 1990) và có tính năng sử dụng tương tự loại xăng hóa thạch truyền thống.
Tuy nhiên, không phải loại xăng sinh học nào cũng tốt cho môi trường. Nếu xăng sinh học được làm từ các nguyên liệu lương thực như sắn, mía... và sử dụng nguyên liệu xăng thông thường để sản xuất thì có tác hại hơn đối với môi trường (vì để làm ra xăng sinh học phải tốn nhiều nhiên liệu hơn, vừa đắt tiền vừa thải nhiều khí độc hại hơn và gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực). Xăng sinh học thật sự chỉ tốt cho môi trường nếu được chế biến từ các phế thải dư thừa hay các loại thực vật như tảo và năng lượng để sản xuất, chế biến xăng sinh học cũng phải “xanh”.
TS NGUYỄN HỮU LƯƠNG
(khoa công nghệ hóa ĐH Bách khoa TP.HCM)
Bạn tham khảo xem nhé

Nếu hay đi qua cây xăng thì bác dùng thử xem sao, chứ nếu đi qua cây xăng ít thì hơi bất tiện.
Xăng này mới bán ở vài điểm, cho ai mượn xe họ không biết đổ A92 vào thì không biết có sao không nhỉ?