Câu hỏi

26/04/2013 21:00
Xin hướng dẫn cách tạo menu bằng lệnh trong VC++ 6.0, tôi mới bắt đầu lập trình C trên môi trường Win32?
Danh sách câu trả lời (1)

Viết code thủ công để hiển thị và quản lý sự tương tác của các menu, toolbar,... là khá khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức. Nhờ các môi trường thiết kế trực quan giao diện, ta sẽ thiết kế và quản lý các đối tượng giao diện dễ dàng và nhanh chóng. Cụ thể VC++ là 1 trong những môi trường thiết kế trực quan các ứng dụng viết bằng C++. Nó cho phép ta chọn 1 trong 3 'Style' giao diện cho ứng dụng: dialog based, SDI (Single Document Interface) và MDI (Multiple Document Interface), trong đó nếu bạn chọn loại SDI hay MDI thì VC++ sẽ tạo sẵn cho ứng dụng menubar và toolbar, bạn chỉ cần hiệu chỉnh lại menubar và toolbar để đáp ứng yêu cầu riêng của mình. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược các bước để viết 1 ứng dụng SDI tiêu biểu:
1. Chạy VC++ (nhanh nhất là từ icon shortcut của VC++ trên desktop).
2. Chọn menu File.New, khi cửa sổ New hiển thị, chọn tab Project, chọn mục MFC AppWizard (exe), chọn vị trí thư mục trên đĩa chứa Project phần mềm ở comboBox Location, nhập tên của Project phần mềm vào textbox Project Name. Tên của Project sẽ trở thành thư mục nằm ở tại vị trí thư mục Location, tất cả các file được tạo ra để cấu thành ứng dụng đều được lưu ở thư mục Project này. Cuối cùng chọn button Ok để bắt đầu qui trình Wizard hầu khai báo các thông số cho Project.
3. Khi cửa sổ Wizard đầu tiên hiển thị, bạn có thể ấn button Finish để kết thúc qui trình Wizard với các thông số mặc định, còn nếu muốn xem và hiệu chỉnh các thông số thì dùng button Next trên từng cửa sổ Wizard, trên mỗi cửa sổ sẽ có 1 số thông số cần khai báo.
4. Sau khi qui trình Wizard kết thúc, Project chính thức được tạo ra, lúc này ứng dụng đã có sẵn menubar và toolbar. Chọn tab Resource View trong cửa sổ Project, vào folder Menu và nhấn đúp chuột vào phần tử IDR_MAINFRAME để hiển thị menubar của ứng dụng. Khi menubar đã được hiển thị, bạn có thể thêm/bớt/hiệu chỉnh từng menu hay từng option trong menu. Lưu ý với mỗi option trong menu, bạn cần nhấn phải chuột trên nó, chọn mục Properties để hiển thị cửa sổ thuộc tính của nó hầu thiết lập lại 1 số thuộc tính, thí dụ ID là tên nhận dạng option đó.
5. Để xem và hiệu chỉnh toolbar, bạn vào folder Toolbar trong cửa sổ Project, nhấn kép chuột vào phần tử IDR_MAINFRAME. Khi toolbar đã được hiển thị, bạn có thể thêm/bớt/hiệu chỉnh từng icon của nó. Lưu ý rằng với mỗi icon trong toolbar, bạn cần vẽ đồ họa gợi nhớ chức năng và phải đặt thuộc tính ID trùng với ID của option miêu tả chức năng tương ứng trong menubar. Việc vẽ đồ họa cho icon có thể được thực hiện nhanh bằng cách copy đồ họa của icon có sẵn của ứng dụng khác và dán vào.
6. Khai báo các hàm xử lý sự kiện cho các menu option và toolbar icon. Chọn menu View.ClassWizard, khi cửa sổ ClassWizard hiển thị, bạn chọn tab Message Map, chọn tên project, chọn tên class chứa hàm xử lý sự kiện sắp tạo ra, chọn từng ID trong listbox Object IDs, chọn tên message cần xử lý rồi nhấn button Add Function để tạo hàm xử lý sự kiện được chọn trên đối tượng được chọn hiện hành. Lập lại bước 6 nhiều lần, mỗi lần cho 1 hàm xử lý sự kiện cần quan tâm.
7. Viết code cho các hàm xử lý sự kiện vừa tạo ra.
8. Dịch, sửa lỗi, debug phần mềm đến khi nó chạy tốt.
1. Chạy VC++ (nhanh nhất là từ icon shortcut của VC++ trên desktop).
2. Chọn menu File.New, khi cửa sổ New hiển thị, chọn tab Project, chọn mục MFC AppWizard (exe), chọn vị trí thư mục trên đĩa chứa Project phần mềm ở comboBox Location, nhập tên của Project phần mềm vào textbox Project Name. Tên của Project sẽ trở thành thư mục nằm ở tại vị trí thư mục Location, tất cả các file được tạo ra để cấu thành ứng dụng đều được lưu ở thư mục Project này. Cuối cùng chọn button Ok để bắt đầu qui trình Wizard hầu khai báo các thông số cho Project.
3. Khi cửa sổ Wizard đầu tiên hiển thị, bạn có thể ấn button Finish để kết thúc qui trình Wizard với các thông số mặc định, còn nếu muốn xem và hiệu chỉnh các thông số thì dùng button Next trên từng cửa sổ Wizard, trên mỗi cửa sổ sẽ có 1 số thông số cần khai báo.
4. Sau khi qui trình Wizard kết thúc, Project chính thức được tạo ra, lúc này ứng dụng đã có sẵn menubar và toolbar. Chọn tab Resource View trong cửa sổ Project, vào folder Menu và nhấn đúp chuột vào phần tử IDR_MAINFRAME để hiển thị menubar của ứng dụng. Khi menubar đã được hiển thị, bạn có thể thêm/bớt/hiệu chỉnh từng menu hay từng option trong menu. Lưu ý với mỗi option trong menu, bạn cần nhấn phải chuột trên nó, chọn mục Properties để hiển thị cửa sổ thuộc tính của nó hầu thiết lập lại 1 số thuộc tính, thí dụ ID là tên nhận dạng option đó.
5. Để xem và hiệu chỉnh toolbar, bạn vào folder Toolbar trong cửa sổ Project, nhấn kép chuột vào phần tử IDR_MAINFRAME. Khi toolbar đã được hiển thị, bạn có thể thêm/bớt/hiệu chỉnh từng icon của nó. Lưu ý rằng với mỗi icon trong toolbar, bạn cần vẽ đồ họa gợi nhớ chức năng và phải đặt thuộc tính ID trùng với ID của option miêu tả chức năng tương ứng trong menubar. Việc vẽ đồ họa cho icon có thể được thực hiện nhanh bằng cách copy đồ họa của icon có sẵn của ứng dụng khác và dán vào.
6. Khai báo các hàm xử lý sự kiện cho các menu option và toolbar icon. Chọn menu View.ClassWizard, khi cửa sổ ClassWizard hiển thị, bạn chọn tab Message Map, chọn tên project, chọn tên class chứa hàm xử lý sự kiện sắp tạo ra, chọn từng ID trong listbox Object IDs, chọn tên message cần xử lý rồi nhấn button Add Function để tạo hàm xử lý sự kiện được chọn trên đối tượng được chọn hiện hành. Lập lại bước 6 nhiều lần, mỗi lần cho 1 hàm xử lý sự kiện cần quan tâm.
7. Viết code cho các hàm xử lý sự kiện vừa tạo ra.
8. Dịch, sửa lỗi, debug phần mềm đến khi nó chạy tốt.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Lập trình
Rao vặt Siêu Vip