VicoTas
Câu hỏi
avatar anhchangdepzaj
03/07/2013 10:58

“A, bê, xê” hay “a, bờ, cờ” đọc thế nào cho đúng?



Danh sách câu trả lời (1)
avatar kjss292003 03/07/2013 10:58

Bạn đọc bài báo sau đây nha:

Trong khi ngành giáo dục vẫn giữ quan điểm phát âm hệ thống chữ cái theo “a, bờ, cờ” cho học sinh tiểu học dễ ghép vần thì nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng cần thống nhất cách phát âm “a, bê, xê” cho phù hợp với xu thế hội nhập. Xem ra, “a, bờ, cờ” hay “a, bê, xê” sẽ vẫn còn là chuyện... nói mãi.

Sau khi Tuổi Trẻ đăng bài “Những chữ cái nhảy múa” (ngày 21-4) đề cập đến chuyện cùng tồn tại ba cách gọi xung quanh hệ thống chữ cái A, B, C, đã có nhiều phản hồi của bạn đọc về vấn đề này.

Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Lê Tiến Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT. Ông Thành cho biết:

- Trong giáo dục có những lựa chọn phải trên cơ sở nguyên tắc sư phạm chứ không chỉ dựa hoàn toàn vào khoa học thuần túy. Trường hợp sử dụng cách gọi a, bê, xê hay a, bờ, cờ cũng phải xem xét từ thực tiễn dạy học. Việc sử dụng hệ thống a, bê, xê (A, B, C) hiện nay vẫn được thống nhất trong nhà trường từ tiểu học lên các bậc học trên. Duy chỉ có việc dạy ghép vần cho học sinh lớp 1, để trẻ dễ hiểu, dễ học, các nhà giáo dục đã lựa chọn cách gọi tên “a, bờ, cờ”.

Nếu chỉ đứng từ ngoài nhìn thì thấy việc sử dụng này là lộn xộn, nhưng trong thực tế dạy học nếu máy móc sử dụng a, bê, xê cho thống nhất, trẻ sẽ rất khó ghép vần. Chẳng hạn trẻ ghép “bờ e be sắc bé” sẽ đơn giản hơn nhiều so với “bê e be sắc bé”, hay sẽ ghép vần “cờ o co huyền cò” chứ không thể “xê o co huyền cò”...

Nếu điều chỉnh theo cách thống nhất gọi là a, bê, xê tôi nghĩ sẽ lại có những xáo trộn lớn không có lợi cho việc học tiếng Việt của trẻ ở lớp 1. Việc sử dụng cách gọi tên để ghép vần này đã được nghiên cứu từ thực tiễn giáo dục chứ không tùy tiện. Cá nhân tôi ủng hộ vì đó là con đường nhanh nhất giúp trẻ ghép vần.

*Việc học sinh ở bậc học dưới phải ghi nhớ cùng lúc nhiều cách phát âm hệ thống chữ cái, có ý kiến cho rằng điều đó làm tăng thêm gánh nặng tri thức cho học sinh và sự phát âm lẫn lộn phản ánh việc “quá tải” đó. Ông nghĩ thế nào?

- Nếu đặt câu chuyện này vào chương trình cụ thể của học sinh tiểu học sẽ thấy ngay không có chuyện đó. Học sinh lớp 1 chỉ sau học kỳ thứ nhất đã có khả năng ghép vần, đọc, viết. Các em có một năm đầu tiên tập trung nhiều cho việc đọc, viết tiếng Việt. Ở các lớp trên của bậc tiểu học, trẻ mới dần dần tiếp cận kiến thức phức tạp hơn.

Cách phát âm a, bờ, cờ chỉ sử dụng khi ghép vần để trẻ biết đọc tiếng Việt. Còn trong những trường hợp khác, kể cả ở lớp 1, vẫn sử dụng cách đọc a, bê, xê để đọc bảng chữ cái. Chúng tôi không thấy có sự phản ảnh về tình trạng “quá tải”. Nếu các trường, giáo viên làm đúng yêu cầu của Bộ GD-ĐT thì không có chuyện tạo gánh nặng cho trẻ.

* Nhưng thực tế có chuyện chỗ này sử dụng hệ thống a, bờ, cờ, chỗ kia lại sử dụng a, bê, xê trong các trường?

- Tôi khẳng định lại ngoài việc sử dụng phát âm a, bờ, cờ để ghép vần, trong việc giảng dạy, trong chương trình, sách giáo khoa các cấp đều thống nhất sử dụng cách phát âm a, bê, xê. Đâu đó cũng có người đọc lẫn lộn nhưng tôi cho rằng rất ít. Không phải bây giờ mà từ lâu chúng tôi đã yêu cầu các trường sử dụng đúng theo hệ thống a, bê, xê (trừ học ghép vần). Nếu học sinh đọc sai, giáo viên phải có trách nhiệm chỉnh sửa.

* Còn việc phát âm hệ chữ cái tiếng Anh đang được sử dụng rộng rãi, nhất là trong giới trẻ, quan điểm của ông về việc này?

- Tôi nghĩ là người Việt Nam, sống trên đất Việt thì cần sử dụng tiếng Việt. Cách phát âm tiếng Anh chỉ nên dùng trong những môi trường nói tiếng Anh. Trong các trường không sử dụng cách phát âm này, trừ những giờ học tiếng Anh. Chủ yếu do sự xâm nhập tiếng Anh ở ngoài cộng đồng tạo nên xu hướng phát âm đó.

* Vậy với tình trạng sử dụng nhiều cách đọc hệ chữ cái tiếng Việt ở khắp nơi, theo ông, cần làm gì để việc sử dụng tiếng Việt được thống nhất?

- Bắt đầu từ nhà trường, việc này phải được thống nhất. Từ nhỏ đến lớn học sinh quen với một cách phát âm thì ra cuộc sống sẽ không sử dụng lộn xộn. Tuy nhiên, việc này cần có vai trò của xã hội, của những người lớn. Không riêng chuyện phát âm chữ cái mà cả cách nói, viết tiếng Việt nói chung còn nhiều điều cần phải xem lại, điều chỉnh.

Trước hết là sử dụng tiếng Việt trên báo chí, sóng phát thanh, truyền hình, trong những chương trình, hoạt động chính thống cần có sự chuẩn mực. Trong các gia đình, cách sử dụng tiếng Việt của người lớn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ con. Đây là vấn đề không chỉ thuộc trách nhiệm của nhà trường.

TRỊNH VĨNH HÀ thực hiện

Hai cách đọc cùng tồn tại cả trăm năm

Tôi xin cung cấp một thông tin: cách nay hơn 100 năm, năm 1909, ở Sài Gòn có xuất bản quyển Syllabaire quốc - ngữ (Sách vần quốc ngữ) của Diệp Văn Cương. Về tên và cách đọc các chữ cái, sách đó dạy thế này:

... B (thì đọc là bê - bờ), C (thì đọc là xê - cờ), D (thì đọc là dê - dờ), Đ (thì đọc là đê - đờ)...

Như vậy (theo sách này thì):

1) Cả trăm năm nay ở ta đã có hai cách đọc tên các chữ cái.

2) Bảng chữ cái đọc là a bê xê... không phải là “nét văn hóa của một miền Nam ôn hòa” như ý kiến của bạn Đ.T.L. (TT, 25-4-2010).

3) Chỉ cần bỏ đi cách đọc “Anh hóa” các chữ tắt tiếng Việt là mọi chuyện lại vẫn như cũ. Cố thống nhất chỉ có một cách đọc tên các chữ cái sẽ làm rối thêm tiếng Việt.

Nguyễn Đức Dân

Đọc chữ cái khác với đánh vần

Tôi đề nghị cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt a, b, c, d, đ là “a, bê, xê, dê, đê...” theo cách đọc chữ quốc ngữ ban đầu của Việt Nam.

Về phát âm, khi học sinh học ghép vần tiếng Việt, bắt buộc phải phát âm (pronounce) các chữ a, b, c... là /a/, /bờ/, /cờ/... để dễ đọc chữ. Cách phát âm này được áp dụng từ phong trào Bình dân học vụ (1945) đến nay. Đây là cách phát âm rất hợp lý và rất đúng về ngôn ngữ học.

Chẳng hạn khi phát âm chữ “cá”, chúng ta phải đọc là “cờ-a-ca- sắc-cá”. Không thể đọc “xê-a-ca-sắc-cá”, vừa khó đọc và sai về phương diện phát âm (phonology), vì đang đọc “xê-a“ đáng lẽ phải đọc là “xê-a-xa”, không thể chuyển sang “xê-a-ca“ được.

Cũng xin nói thêm ngôn ngữ nói (spoken language) có trước ngôn ngữ viết (written language). Vì vậy phải ưu tiên cho phát âm, ghép vần tiếng Việt để học sinh đọc được dễ dàng. Tiếng Việt là một ngôn ngữ học rất nhanh. Chỉ sau vài tháng là học sinh lớp 1 đã ghép vần đúng các sự vật xung quanh mà các em nhìn thấy.

Nguồn: vn.news

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Nguyễn Văn Siêu Không có j quý hơn độc lập tự do là nội dung cốt lõi của tư tưởng hcm đúng hay sai ?

Đăng lúc: 10:58 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

Link Ê nên học ngành nào để dễ xin việc?

Đăng lúc: 10:58 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Nhà nước tư bản hỗ trợ tư bản đọc quyền xuất khẩu tư bản dưới những hình thức nào ?

Đăng lúc: 10:58 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Thi thử xong sẽ là... ?

Đăng lúc: 10:58 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Làm sao để bài kiểm tra không bị trừ điểm ?

Đăng lúc: 10:58 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

Nguyễn Văn Siêu Từ 1/7/2010 cả nước áp dụng mức học phí mới, các bạn vào cho ý kiến nha?

Đăng lúc: 10:58 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Cảnh sát giao thông học mấy năm vậy?

Đăng lúc: 16:10 - 21/07/2013 trong Câu hỏi khác

Chip chip Xin hỏi giá của giấy in bãi bằng, loại A4, vỏ hồng định lượng 70?

Đăng lúc: 10:58 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Hợp đồng làm thư viện trong trường tiểu học có được hưởng phụ cấp khu vực?

Đăng lúc: 12:44 - 31/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Phải làm sao với các môn học thuộc?Ai bít chỉ giùm mình với?

Đăng lúc: 10:57 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Em mất cái tờ 2 trong hồ sơ thi đại học...giúp em với!!!

Đăng lúc: 10:57 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Thông tin về chương trình giảm học phí tiếng anh?

Đăng lúc: 10:57 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Làm sao để thi đậu vào lớp 10 ?

Đăng lúc: 13:55 - 22/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Học sinh THPT thi tốt nghiệp trong thời tiết thế nào?

Đăng lúc: 10:57 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010: Những lưu ý trước giờ G?

Đăng lúc: 10:57 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Cho em hỏi, năm nay có còn kì thi tốt nghiệp THPT lần 2 không?

Đăng lúc: 10:57 - 19/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Nếu em học hết chương trình tiếng Anh THPT mà không muốn thi môn này chuyển sang môn Vật lý được không?

Đăng lúc: 10:57 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Theo quy chế năm 2010 thì những trường hợp nào sẽ bị đình chỉ thi tốt nghiệp?

Đăng lúc: 10:57 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Em xin hỏi trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ em có được mang nháp có kẻ ô li (giấy tập) vào phòng thi không?

Đăng lúc: 10:57 - 03/07/2013 trong Câu hỏi khác

nophoto Nếu em không viết tên môn thi vào tờ phách của bài thi tự luận thì có sao không?

Đăng lúc: 11:37 - 17/07/2013 trong Câu hỏi khác

Rao vặt Siêu Vip