VicoTas
Câu hỏi
Phương pebuon_8x
24/06/2013 23:01

Ai đã điều trị biếng ăn cho trẻ bằng mật ong, xin chia sẻ?

con mình 4 tuổi nặng có 13kg thôi buồn hết sức.đọc trên mạng thấy chỉ 100 viên b1 ngâm với 1 lít mật ong trong 2 tháng rồi mang ra cho bé dùng mỗi ngày 1 thìa bằng thìa ăn sữa chua,ko biết có đúng ko?dùng có hiệu quả ko và dùng bao lâu mới có hiệu quả và nên dùng trong bao lâu thì ngưng ko dùng nữa?ko biết vitamin b1 mua về có phải nghiền nát bét ra hay là để nguyên cả viên vậy đổ vào,nếu để cả viên vậy thì 2 tháng sau thuốc có tan trong mật ong ko,nếu ko tan thì mỗi ngày múc 1 viên hay sao?cảm ơn.



Danh sách câu trả lời (3)
avatar quyen112 24/06/2013 23:01

Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn? 

1. Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy. Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.  

2. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.  

3. Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.  

4. Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.  

5. Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.

6. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.  

7. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột...  

8. Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.  

9. Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.  

10. Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.  

11. Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.  

12. Bạn có thể dùng chiến thuật "bình mới rượu cũ". Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mì. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?  

13. Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.  

14. Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!  

15. Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ăn vừa dỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.  

16. Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.  

17. Bạn nên biết rằng "không" là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.  

18. Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.  

19. Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.  

20. Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé rất ghét trở nên ngon hơn.

avatar jeaimertu_0395 24/06/2013 23:01

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” - trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là tiềm lực của mỗi quốc gia. Do đó, việc chăm sóc thế hệ trẻ luôn luôn được coi trọng và là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Dưới đây là những kiến thức về dinh dưỡng cho bé 4 tuổi, các ông bố bà mẹ hãy cùng tham khảo.

 

Image
(ảnh sưu tầm)
Về chất: Các nhu cầu về dinh dưỡng của các bé 4 tuổi, cũng như với tất cả các bé tuổi mẫu giáo đều tương tự với nhu cầu về dinh dưỡng của các thành viên khác trong gia đình.

Về lượng: Khẩu phần của mỗi bé ở mỗi độ tuổi lại khác nhau. Nhưng nói chung, các bé cần các nhóm thực phẩm cơ bản sau:
* Tinh bột: gạo, bánh mì, ngũ cốc
* Rau
* Hoa quả
* Sữa, Sữa chua và phomat
* Các loại thịt đỏ (bò, lợn…), thịt gia cầm, cá, trứng, đỗ quả, đỗ hạt.

Bé sẽ nhận đủ dinh dưỡng khi bạn để bé tự lựa chọn thức ăn trong số các thực phẩm này.

Tinh bột: 6 phần mỗi ngày:

Tinh bột có chứa chất xơ (hỗ trợ hệ thống tiêu hoá) và các loại đường phức (cung cấp năng lượng kéo dài). Hơn nữa, tinh bột còn chứa các loại vitamin B và một số loại ngũ cốc làm sẵn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết.

Đối với bé 4 tuổi, một phần tinh bột bằng:
  • 1 lát bánh mì.
  • Hoặc 3 chiếc bánh quy vuông.
  • Hoặc 1/2 bát cơm hoặc mì sợi.
  • Hoặc 1/2 bát cháo bột yến mạch.

Hoa quả và rau xanh: 5 phần mỗi ngày

ImageImageHoa quả và rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, như vitamin A, C và kali. Ngoài ra, hầu hết rau quả đều chứa các chất chống oxy hoá, các chất giúp cơ thể chống lại bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh về tim mạch.

Đối với bé 4 tuổi, một phần hoa quả và rau xanh bằng:

  • 2 nhánh bông cải xanh.
  • Hoặc 1/2 cốc súp cà chua.
  • Hoặc 1/2 cốc quả việt quất.
  • Hoặc 3/4 cốc nước cam.
    Hoặc 1 quả chuối nhỡ.
Thịt: 2 phần mỗi ngày

Bé cần protein để lớn lên. Protein có trong sữa, thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, pho mát, đỗ hạt và đỗ quả. Những loại thực phẩm này còn cung cấp sắt, kẽm và một số vitamin B. Bởi vì USDA khuyên bé 4 tuổi ăn 0,14kg thịt mỗi ngày và các loại thực phẩm giàu đạm khác. Dưới đây là khẩu phần một số các thực phẩm giàu đạm.

Đối với bé 4 tuổi, 1 phần thực phẩm giàu đạm bằng:

  • 2,5 quả trứng.
  • Hoặc 4 thìa bơ đậu phộng.
  • Hoặc 1/4 bát đậu nấu chín
ImageSản phẩm từ sữa: 2 phần mỗi ngày

Hầu hết các sản phẩm từ sữa đều chứa nhiều canxi giúp răng và xương bé chắc khỏe. Sản phẩm từ Sữa còn cung cấp nhiều đạm - đó là sản phẩm thay thế khi con bạn không thích ăn thịt.

Đối với bé 4 tuổi, một phần sản phẩm từ Sữa bằng:
  • 1 cốc sữa.
  • Hoặc 1 cốc Sữa chua.
  • Hoặc 1 1/3 miếng pho mát dài.

Chất béo, dầu và đường:

Chất béo: là nguồn cung cấp năng lượng và các dinh dưỡng cần thiết để trẻ hoạt động và lớn lên. Với các bé trên 2 tuổi, bạn không cần hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn. Với các bé trên 2 tuổi, hàm lượng chất béo chiếm khoảng 30% tổng lượng calo mỗi ngày. Giống với chế độ ăn uống của người lớn, bạn nên hạn chế chất béo no và chứa nhiều cholestorol trong khẩu phần ăn của bé trên 2 tuổi. Hãy giúp bé có thói quen sử dụng các thực phẩm và đồ uống ít béo như: Sữa tách bơ hoặc Sữa có hàm lượng chất béo thấp, thay vì sử dụng Sữa nguyên kem.

Đường: cung cấp một số loại dinh dưỡng và bạn nên hạn chế sử dụng trong khẩu phần của con. Các thực phẩm chứa đường là một trong những tác nhân khiến con hỏng răng. Bạn có thể hướng dẫn con đánh răng cẩn thận mỗi ngày để hạn chế tác động của đường tới răng.

Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây để giới hạn đường trong chế độ ăn uống của bé:

  • Dùng thịt nạc và các sản phẩm làm từ Sữa ít béo hoặc tách bơ.
  • Sử dụng các loại dầu thực vật không no hoặc các loại bơ có dầu thực vật là thành phần chính.
  • Đọc kỹ nhãn các thực phẩm đóng chai, lọ, hộp để kiểm tra hàm lượng chất béo chứa trong đó.
  • Sử dụng hạn chế các loại thực phẩm chứa phần lớn các loại dầu no.
  • Sử dụng hạn chế các thực phẩm ngọt do đường.
Vitamin và muối khoáng: Tốc độ sinh trưởng và phát dục ở tuổi nhi đồng và thiếu niên rất nhanh, sự trao đổi chất mạnh mẽ, nhu cầu vitamin và muối kháng tương đối cao, đa số các lượng và các loại gần bằng người lớn, thậm chí có loại còn cao hơn. Trong đó vitamin A, B, C có ý nghĩ quan trọng. Những loại vitamin này thường hay thiếu trong thức ăn, cần chú ý bổ sung. Nhu cầu muối natri của trẻ từ 3 tuổi trở lên cao hơn người lớn hai lần.

Nước: Cơ thể của trẻ nhỏ cần nhiều nước hơn người lớn, bạn nên khuyến khích bé uống nhiều nước.

Để biết con bạn có được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng không ? bạn có thể lập 1 Biểu đồ tăng trưởng. Vì biểu đồ tăng trưởng này giúp bạn biết liệu bé có hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Khi con bạn cần năng lượng, bé sẽ tự cảm thấy ngon miệng. Bạn hãy để con ăn theo nhu cầu và ngừng ăn khi bé cảm thấy no. Bé sẽ biết khi nào cơ thể bé cần thức ăn gì và bé cần ăn bao nhiêu. Việc của bạn là cung cấp các thức ăn dinh dưỡng, còn bé ăn gì và ăn bao nhiêu hãy để bé quyết định.

 

avatar loveyou 24/06/2013 23:01

Ko nên dùng mật ong cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các mẹ nhé! Theo mình đc biết, trong mật ong có các bào tử nấm (có thể có nấm độc) ko tốt cho hệ tiêu hóa của bé!
Ngoài ra nếu đun mật ong thì sẽ cho phản ứng hóa học sinh ra chất độc hại.
Cái này mình đọc được trên báo Khoa Học & Đời Sống, nếu ko chuẩn các bạn phản hồi để chúng ta có thông tin khoa học nhất nhé!

 

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
nophoto Bắp chân to thì phải làm thế nào ạ

Đăng lúc: 23:01 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Mua ở đâu, và gọi số nào?

Đăng lúc: 23:01 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Sau khi sinh em bé mình béo quá, làm sao để gầy bớt đi ?

Đăng lúc: 23:01 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Bị u nang nên uống thuốc gì ?

Đăng lúc: 23:01 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Một số lý do gây trễ kinh?

Đăng lúc: 23:01 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ ít (10tr/ml). Bác sĩ bảo như thế là ít. Vậy làm cách nào để tăng lượng tinh trùng lên ạ?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Cách giảm mỡ ở phần bụng và đùi?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Liệu bạn gái em có thai ko?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Cảm thấy khô rát âm đạo sau khi có thai

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Bé sốt nhẹ về đêm?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Khi mang thai bị cảm có sao ko?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Xin hỏi các vấn đề về bệnh u nang buồng trứng?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Có nên mua máy tăng chiều cao ?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Bệnh lao màng não có chữa được không ạh?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Giúp mình tăng cân ?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Làm sao quay lại khi như thế này?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

NgocUk Em bị tiết ra nước khi mang thai, có bị sao không?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Ăn gì để sinh con trai?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Làm thế nào để sinh con trai?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

nophoto Bị ra huyết nâu đen và có mùi hôi ?

Đăng lúc: 23:00 - 24/06/2013 trong Chăm sóc sức khỏe

Rao vặt Siêu Vip