Câu hỏi

21/05/2013 07:53
Bảng kế hoạch kinh doanh cho người nghèo
Việc lập kế hoạch kinh doanh theo chương trình đã tham khảo và thực tế quan hệ thì không khó, nhưng đối với tôi thì rất khó khi xác định một kế hoạch kinh doanh cho người dân nghèo khi họ có ý tưởng kinh doanh và cần được ngân hàng vay vốn, nhưng vốn này không cao lắm khoảng từ 5 đến 20 triệu đồng. Vì vậy, cho nên cần có tư vấn giúp đỡ thiết kế một bảng kế hoạch kinh doanh đặc biệt, đơn giản, rõ ràng và phải đầy đủ những yêu cầu cần thiết của Ngân hàng.
Cái đặc biệt ở đây là người dân nông thôn, nhất là người nghèo không thể tự mình lập được bảng kế hoạch kinh doanh và không biết bắt đầu từ đâu.
Cho nên, với vấn đề khó khăn trên, tôi nhờ quý vị soạn giúp tôi Đề cương kế hoạch kinh doanh cho người nghèo (bao gồm các điều kiện cần thiết để ngân hàng chấp nhận, đơn giản nhưng có thách thức và dể hiểu).
manhlinh
21/05/2013 07:53
Cái đặc biệt ở đây là người dân nông thôn, nhất là người nghèo không thể tự mình lập được bảng kế hoạch kinh doanh và không biết bắt đầu từ đâu.
Cho nên, với vấn đề khó khăn trên, tôi nhờ quý vị soạn giúp tôi Đề cương kế hoạch kinh doanh cho người nghèo (bao gồm các điều kiện cần thiết để ngân hàng chấp nhận, đơn giản nhưng có thách thức và dể hiểu).
Danh sách câu trả lời (1)

1. Hoạt động kinh doanh
Phần này trình bày: sản xuất gì? mua gì? bán gì? khách hàng là ai? và vì sao chọn hoạt động kinh doanh này? (nghề gia truyền, biết cách làm tốt, biết chỗ cần mua hàng/sản phẩm...)
2. Tổ chức kinh doanh
Phần này trình cách thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
* Địa điểm....
* Số lượng lao động: bao nhiêu người? ai làm việc gì?
* Số lượng máy móc chính:.....
* Nguyên vật liệu, đầu vào chính: .....
* Sản phẩm bán như thế nào: (bán tại nơi sản xuất, giao hàng cho đại lý, tự bán lẻ...)
3. Tài chính
Chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh (phần này lập thành bảng), gồm 4 cột:
Khoản mục (1): tên khoản chi phí: thuê địa điểm, tiền lương, máy móc, nguyên vật liệu, chi trả lãi vay (số tiền x lãi suất tháng)
Số lượng (2)
Đơn giá (3)
Chi phí (4) = (2) x (3)
Tổng các chi phí là số tiền cần đầu tư. Lưu ý là tiền lương và chi phí biến đầu vào khác nên tính cho một khoảng thời gian đủ dài để sản xuất, ví dụ 6 tháng. Máy móc thì sẽ chỉ mua ngay một lần. Ngoài ra, nên dự phòng các khoản phát sinh từ 5-10% tổng chi phí
Ước tính doanh thu, gồm 4 cột:
Khoản mục (1): doanh thu bán hàng, chiết khấu, hàng bị trả lại, chi phí bán hàng (chuyên chở...), lãi vay. Doanh thu bán hàng thực tế bằng doanh thu bán hàng trừ tất cả các khoản mục phải giảm trừ hoặc chi tiêu để bán được hàng.
Số lượng (2)
Đơn giá (3)
Doanh thu (4) = (2) x (3)
Tổng doanh thu là số tiền sẽ thu được.
Lưu ý có thể tính chí phí và doanh thu theo từng tháng. Qua đó sẽ biết được tới tháng sản xuất/kinh doanh thứ bao nhiêu thì doanh thu sẽ đủ bù đắp chi phí, bắt đầu từ khi nào thì có lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, khi nào thì lợi nhuận đủ tích lũy để trả nợ.
4. Kết luận
Khoản tiền cần vay là bao nhiêu: Khoản tiền này có thể là tổng chi phí đã tính ở trên hoặc bằng tổng chi phí trừ đi phần tiền tự có.
Sau bao lâu sẽ trả được nợ
Công việc sản xuất, kinh doanh sẽ có thể gặp khó khăn gì? Có cách nào giải quyết.
Phần này trình bày: sản xuất gì? mua gì? bán gì? khách hàng là ai? và vì sao chọn hoạt động kinh doanh này? (nghề gia truyền, biết cách làm tốt, biết chỗ cần mua hàng/sản phẩm...)
2. Tổ chức kinh doanh
Phần này trình cách thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
* Địa điểm....
* Số lượng lao động: bao nhiêu người? ai làm việc gì?
* Số lượng máy móc chính:.....
* Nguyên vật liệu, đầu vào chính: .....
* Sản phẩm bán như thế nào: (bán tại nơi sản xuất, giao hàng cho đại lý, tự bán lẻ...)
3. Tài chính
Chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh (phần này lập thành bảng), gồm 4 cột:
Khoản mục (1): tên khoản chi phí: thuê địa điểm, tiền lương, máy móc, nguyên vật liệu, chi trả lãi vay (số tiền x lãi suất tháng)
Số lượng (2)
Đơn giá (3)
Chi phí (4) = (2) x (3)
Tổng các chi phí là số tiền cần đầu tư. Lưu ý là tiền lương và chi phí biến đầu vào khác nên tính cho một khoảng thời gian đủ dài để sản xuất, ví dụ 6 tháng. Máy móc thì sẽ chỉ mua ngay một lần. Ngoài ra, nên dự phòng các khoản phát sinh từ 5-10% tổng chi phí
Ước tính doanh thu, gồm 4 cột:
Khoản mục (1): doanh thu bán hàng, chiết khấu, hàng bị trả lại, chi phí bán hàng (chuyên chở...), lãi vay. Doanh thu bán hàng thực tế bằng doanh thu bán hàng trừ tất cả các khoản mục phải giảm trừ hoặc chi tiêu để bán được hàng.
Số lượng (2)
Đơn giá (3)
Doanh thu (4) = (2) x (3)
Tổng doanh thu là số tiền sẽ thu được.
Lưu ý có thể tính chí phí và doanh thu theo từng tháng. Qua đó sẽ biết được tới tháng sản xuất/kinh doanh thứ bao nhiêu thì doanh thu sẽ đủ bù đắp chi phí, bắt đầu từ khi nào thì có lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, khi nào thì lợi nhuận đủ tích lũy để trả nợ.
4. Kết luận
Khoản tiền cần vay là bao nhiêu: Khoản tiền này có thể là tổng chi phí đã tính ở trên hoặc bằng tổng chi phí trừ đi phần tiền tự có.
Sau bao lâu sẽ trả được nợ
Công việc sản xuất, kinh doanh sẽ có thể gặp khó khăn gì? Có cách nào giải quyết.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip