Câu hỏi

30/05/2013 09:37
Bệnh tiểu đường, phòng và trị như thế nào cho hiệu quả?
![[:-/]](/images/wys/yahoo_question.gif)
Danh sách câu trả lời (1)

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh có tốc độ phát triển rất nhanh và hiện nay ở Việt Nam có khoảng 2 triệu người mắc bệnh.
Nguyên nhân là do sự thay đổi quá nhanh về lối sống công nghiệp như tình hình dinh dưỡng được nâng lên trong khi vận động thể lực giảm; tốc độ đô thị hóa và di dân từ nông thôn lên thành thị đã tạo điều kiện cho bệnh phát triển... Bác sĩ Ngô Văn Quyền, Chuyên khoa cấp I nội tiết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.
- Có bao nhiêu loại bệnh ĐTĐ?
- Có hai loại bệnh ĐTĐ chính, gồm ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ típ 2:
- ĐTĐ típ 1: Thường gặp ở trẻ em, tuổi vị thành niên. Biểu hiện rầm rộ bằng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân. Người bệnh phải dùng Insulin để điều trị.
- ĐTĐ típ 2: Bệnh thường xuất hiện ở người trưởng thành (> 40 tuổi) và hiện có xu hướng trẻ hóa. Đối với típ 2, bệnh diễn tiến âm thầm, phát hiện được một cách ngẫu nhiên hoặc khi đã nặng có biến chứng như: Hôn mê, nhiễm trùng, tăng huyết áp... Người bệnh thường dùng thuốc hạ đường máu hoặc Insulin khi cần.
- Làm thế nào để phát hiện bệnh ĐTĐ?
- Để phát hiện bệnh ĐTĐ thì chỉ có cách duy nhất là thử đường máu lúc đói hoặc thời điểm bất kỳ không phụ thuộc vào tình trạng đói hay no. Và tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để xác định bệnh. Thử nước tiểu là một cách đơn giản để tìm bệnh. Khi có đường trong nước tiểu có nghĩa là đường máu tăng nhiều.
- Ai cần được thử máu để tìm bệnh ĐTĐ?
- Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ như: Gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ; béo phì; thói quen ít vận động cơ thể; tiền sử sinh con trên 4kg; cao huyết áp; tăng mỡ máu.
- Bệnh ĐTĐ có biến chứng gì?
+ Cấp tính: Hôn mê do tăng đường huyết. Đây là biến chứng nặng, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
+ Mạn tính: Người bệnh ĐTĐ có thể bị cao huyết áp, xơ vữa mạch máu dẫn đến thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận, mờ mắt, nhiễm trùng bàn chân...
Điều trị
Người bệnh ĐTĐ cần phải hiểu rõ về căn bệnh, về tình trạng bệnh của mình và nên đi khám bệnh thường xuyên, tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cho đến nay, chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn căn bệnh ĐTĐ nhưng nếu bạn hiểu biết về cách chữa và tự chữa bệnh thì bạn có thể sống “gần” như một người bình thường.
+ Mục tiêu điều trị: Tùy từng người bệnh cụ thể nhưng nhìn chung là đưa đường máu về càng gần giá trị bình thường càng tốt, phòng tránh và trị những biến chứng có thể có. Để đạt được mục tiêu này cần dựa vào: Chế độ ăn uống hợp lý, tránh lối sống tĩnh tại bằng vận động cơ thể thích hợp, thuốc hạ đường huyết khi cần thiết.
+ Chế độ ăn trong ĐTĐ: Cần tuân thủ theo một số yêu cầu sau: Không làm tăng đường máu nhiều sau bữa ăn, không hạ thấp đường máu lúc xa bữa ăn, đủ năng lượng theo yêu cầu của cơ thể, giữ cân nặng ổn định, bảo đảm ngon miệng.
lChế độ ăn tốt cho người ĐTĐ bao gồm chất đạm + chất béo + chất bột + xơ.
lCần kiêng các loại đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mứt, mật, nước ngọt...
lĂn đều đặn về khối lượng tùy theo vận động thể lực. Cố gắng ăn đúng giờ từ ngày này qua ngày khác, từ tuần này qua tuần khác.
+ Vận động thể lực
Vận động thể lực để duy trì độ rắn chắc và mềm dẻo của cơ thể. Có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, chạy xe đạp, chơi cầu lông, tập dưỡng sinh với thời gian 30 phút/ ngày là đủ. Riêng đối với người mắc bệnh tim mạch, khớp hoặc bệnh phổi mạn tính thì trước khi chơi thể thao nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có những chỉ dẫn thích hợp.
+ Thuốc điều trị ĐTĐ: Gồm thuốc uống hạ đường máu và Insulin.
- Thuốc uống hạ đường máu gồm 5 nhóm chính: Nhóm kích thích tụy tiết Insulin, nhóm thuốc làm tăng hiệu lực Insulin, nhóm thuốc làm chậm hấp thu đường từ ruột, nhóm kích thích tụy tiết Insulin không phải là sulfamid, nhóm thuốc giảm đề kháng Insulin.
- Insulin: Bạn cần hiểu biết cặn kẽ về các loại Insulin khác nhau, thời gian bắt đầu có tác dụng, lúc có tác dụng tối đa và lúc nào hết tác dụng. Bác sĩ điều trị sẽ chọn cho bạn số lần tiêm Insulin...
Bệnh nhân ĐTĐ típ 1: Cần tiêm Insulin mỗi ngày.
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2: Điều trị dựa vào chế độ ăn, tập thể dục và thuốc uống hạ đường máu. Tuy nhiên, có nhiều lúc phải sử dụng Insulin: Bị hôn mê tăng đường huyết, nhiễm trùng nặng, tai biến mạch máu não, khi phẫu thuật, có thai và cho con bú, bị suy gan, suy thận.
Nói chung, nguyên tắc cơ bản trong điều trị ĐTĐ là theo dõi chặt chẽ đường máu hàng ngày, hàng tuần, cũng như các chỉ tiêu khác như cân nặng, huyết áp, mỡ máu...
- Phòng ngừa bệnh ĐTĐ?
- Để phòng ngừa bệnh ĐTĐ thì cần phải thay đổi lối sống. Trước hết là vận động thể lực thường xuyên, tránh lối sống tĩnh tại; không ngồi, nằm xem tivi nhiều giờ liền; hạn chế sử dụng các phương tiện hiện đại bằng cách đi xe đạp thay vì đi xe máy, không dùng thang máy khi chưa thật sự cần thiết; tập thể dục đều đặn 30 phút/ngày; tránh bỏ bữa ăn và ăn các bữa phụ, ăn ngoài bữa ăn chính; giảm ăn thức ăn có chất béo và đường; ăn nhiều rau quả khác nhau; chế biến thức ăn tránh cho nhiều mỡ, nên ăn món luộc hơn là món xào; hạn chế đồ uống có đường và rượu bia; không nên ăn quá nhiều vào bữa chiều, tối...
Hoàng Hùng (thực hiện)
Nguyên nhân là do sự thay đổi quá nhanh về lối sống công nghiệp như tình hình dinh dưỡng được nâng lên trong khi vận động thể lực giảm; tốc độ đô thị hóa và di dân từ nông thôn lên thành thị đã tạo điều kiện cho bệnh phát triển... Bác sĩ Ngô Văn Quyền, Chuyên khoa cấp I nội tiết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.
- Có bao nhiêu loại bệnh ĐTĐ?
- Có hai loại bệnh ĐTĐ chính, gồm ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ típ 2:
- ĐTĐ típ 1: Thường gặp ở trẻ em, tuổi vị thành niên. Biểu hiện rầm rộ bằng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân. Người bệnh phải dùng Insulin để điều trị.
- ĐTĐ típ 2: Bệnh thường xuất hiện ở người trưởng thành (> 40 tuổi) và hiện có xu hướng trẻ hóa. Đối với típ 2, bệnh diễn tiến âm thầm, phát hiện được một cách ngẫu nhiên hoặc khi đã nặng có biến chứng như: Hôn mê, nhiễm trùng, tăng huyết áp... Người bệnh thường dùng thuốc hạ đường máu hoặc Insulin khi cần.
- Làm thế nào để phát hiện bệnh ĐTĐ?
- Để phát hiện bệnh ĐTĐ thì chỉ có cách duy nhất là thử đường máu lúc đói hoặc thời điểm bất kỳ không phụ thuộc vào tình trạng đói hay no. Và tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để xác định bệnh. Thử nước tiểu là một cách đơn giản để tìm bệnh. Khi có đường trong nước tiểu có nghĩa là đường máu tăng nhiều.
- Ai cần được thử máu để tìm bệnh ĐTĐ?
- Những người có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ như: Gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ; béo phì; thói quen ít vận động cơ thể; tiền sử sinh con trên 4kg; cao huyết áp; tăng mỡ máu.
- Bệnh ĐTĐ có biến chứng gì?
+ Cấp tính: Hôn mê do tăng đường huyết. Đây là biến chứng nặng, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
+ Mạn tính: Người bệnh ĐTĐ có thể bị cao huyết áp, xơ vữa mạch máu dẫn đến thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận, mờ mắt, nhiễm trùng bàn chân...
Điều trị
Người bệnh ĐTĐ cần phải hiểu rõ về căn bệnh, về tình trạng bệnh của mình và nên đi khám bệnh thường xuyên, tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cho đến nay, chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn căn bệnh ĐTĐ nhưng nếu bạn hiểu biết về cách chữa và tự chữa bệnh thì bạn có thể sống “gần” như một người bình thường.
+ Mục tiêu điều trị: Tùy từng người bệnh cụ thể nhưng nhìn chung là đưa đường máu về càng gần giá trị bình thường càng tốt, phòng tránh và trị những biến chứng có thể có. Để đạt được mục tiêu này cần dựa vào: Chế độ ăn uống hợp lý, tránh lối sống tĩnh tại bằng vận động cơ thể thích hợp, thuốc hạ đường huyết khi cần thiết.
+ Chế độ ăn trong ĐTĐ: Cần tuân thủ theo một số yêu cầu sau: Không làm tăng đường máu nhiều sau bữa ăn, không hạ thấp đường máu lúc xa bữa ăn, đủ năng lượng theo yêu cầu của cơ thể, giữ cân nặng ổn định, bảo đảm ngon miệng.
lChế độ ăn tốt cho người ĐTĐ bao gồm chất đạm + chất béo + chất bột + xơ.
lCần kiêng các loại đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mứt, mật, nước ngọt...
lĂn đều đặn về khối lượng tùy theo vận động thể lực. Cố gắng ăn đúng giờ từ ngày này qua ngày khác, từ tuần này qua tuần khác.
+ Vận động thể lực
Vận động thể lực để duy trì độ rắn chắc và mềm dẻo của cơ thể. Có thể vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, chạy xe đạp, chơi cầu lông, tập dưỡng sinh với thời gian 30 phút/ ngày là đủ. Riêng đối với người mắc bệnh tim mạch, khớp hoặc bệnh phổi mạn tính thì trước khi chơi thể thao nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có những chỉ dẫn thích hợp.
+ Thuốc điều trị ĐTĐ: Gồm thuốc uống hạ đường máu và Insulin.
- Thuốc uống hạ đường máu gồm 5 nhóm chính: Nhóm kích thích tụy tiết Insulin, nhóm thuốc làm tăng hiệu lực Insulin, nhóm thuốc làm chậm hấp thu đường từ ruột, nhóm kích thích tụy tiết Insulin không phải là sulfamid, nhóm thuốc giảm đề kháng Insulin.
- Insulin: Bạn cần hiểu biết cặn kẽ về các loại Insulin khác nhau, thời gian bắt đầu có tác dụng, lúc có tác dụng tối đa và lúc nào hết tác dụng. Bác sĩ điều trị sẽ chọn cho bạn số lần tiêm Insulin...
Bệnh nhân ĐTĐ típ 1: Cần tiêm Insulin mỗi ngày.
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2: Điều trị dựa vào chế độ ăn, tập thể dục và thuốc uống hạ đường máu. Tuy nhiên, có nhiều lúc phải sử dụng Insulin: Bị hôn mê tăng đường huyết, nhiễm trùng nặng, tai biến mạch máu não, khi phẫu thuật, có thai và cho con bú, bị suy gan, suy thận.
Nói chung, nguyên tắc cơ bản trong điều trị ĐTĐ là theo dõi chặt chẽ đường máu hàng ngày, hàng tuần, cũng như các chỉ tiêu khác như cân nặng, huyết áp, mỡ máu...
- Phòng ngừa bệnh ĐTĐ?
- Để phòng ngừa bệnh ĐTĐ thì cần phải thay đổi lối sống. Trước hết là vận động thể lực thường xuyên, tránh lối sống tĩnh tại; không ngồi, nằm xem tivi nhiều giờ liền; hạn chế sử dụng các phương tiện hiện đại bằng cách đi xe đạp thay vì đi xe máy, không dùng thang máy khi chưa thật sự cần thiết; tập thể dục đều đặn 30 phút/ngày; tránh bỏ bữa ăn và ăn các bữa phụ, ăn ngoài bữa ăn chính; giảm ăn thức ăn có chất béo và đường; ăn nhiều rau quả khác nhau; chế biến thức ăn tránh cho nhiều mỡ, nên ăn món luộc hơn là món xào; hạn chế đồ uống có đường và rượu bia; không nên ăn quá nhiều vào bữa chiều, tối...
Hoàng Hùng (thực hiện)
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip