
Bị đi tiêu chảy lâu ngày không khỏi?
Tôi năm nay 38 tuổi, tôi thường xuyên bị tiêu chảy. Rất ít khi đi phân lành bình thường. Tinh trạng này kéo dài đã hơn 2 năm nay. Trước lúc đi ngoài thỉnh thoảng bị đau bụng quặn. Tuy nhiên, khoảng 2-3 ngày tôi mới đi 1 lần (trước đây khi bình thường cũng vậy).
mong được bác sỹ tư vấn.

Cám ơn các bạn đã tư vấn cho tôi. Tuy bị bệnh như thế nhưng tôi vẫn tăng cân đều đặn. Cách đây 5 năm tôi 52kg, bây giờ 62kg. Có lẽ tôi cũng nên đến cơ sở khám chữa bệnh để tìm ra nguyên nhân chính xác cho yên tâm.

- Tiêu chảy có thể là cấp tính khi thời gian bệnh tồn tại trong vòng 2-3 tuần, còn lâu hơn gọi là tiêu chảy mạn tính.
Nếu thường xuyên tiêu chảy sau ăn sáng có nghĩa là bệnh đã xuất hiện từ lâu (mạn tính).
Tiêu chảy mạn tính có nhiều nguyên nhân, có thể tóm lại thành hai nhóm. Nhóm 1:không có tổn thương tại ruột hay gặp là hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome - IBS). Nhóm 2: do thương tổn thực sự như viêm đại tràng do amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn...
Nếu chỉ đại tiện phân lỏng duy nhất sau ăn sáng, bạn có thể bị hội chứng ruột kích thích. Trong bệnh này người bệnh đại tiện có thể phân lỏng, không có máu, có thể có nhày, đau bụng, có cảm giác chưa đại tiện hết phân sau khi đi ngoài, nói chung cân nặng của người bệnh ít bị ảnh hưởng và khi xét nghiệm phân cũng như nội soi đại tràng thấy hoàn toàn bình thường. Bạn cần tới khám bệnh tại chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị và tư vấn kịp thời.

Chào anh,
Biểu hiện của anh theo Đông y là hội chứng hàn, biểu hiện chân tay thường lạnh, mặt tái nhợt, môi và niêm mạc miệng thường nhợt nhạt, rêu lưỡi thường trắng trơn, chất lưỡi nhợt, miệng không khát, tiểu tiện dài, trong, đại tiện lỏng, bụng đau thích chườm nóng, thích ăn uống nóng, thích mặc ấm. Mạch thường trầm.
Trường hợp này cần dùng dương dược thuốc tân ôn giải biểu, ôn trung khứ hàn tức những vị thuốc có tính ôn nhiệt. trong thời gian dùng thuốc nên tránh nhiệt. Nên kiểm tra chức năng tỳ vị, và chắc năng của đại trường(đại tràng).
Theo y học hiện đại thì:
Tình trạng của anh kéo dài lâu như vậy có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do bệnh nhiều bệnh lý khác nhau, nên anh nên đi khám ở các bệnh viện y học cổ truyền hoặc là các bệnh viện để xét nghiệm xem anh có bị một trong các bệnh sau đây như: Biểu hiện của tiêu chảy mạn tính biểu hiện bởi hai nhóm;
Nhóm I: không có tổn thương tại ruột hay gặp là hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome - IBS).
Nếu chỉ bị hội chứng ruột kích thích. Trong bệnh này người bệnh đại tiện có thể phân lỏng, không có máu, có thể có nhày, đau bụng, có cảm giác chưa đại tiện hết phân sau khi đi ngoài, nói chung cân nặng của người bệnh ít bị ảnh hưởng và khi xét nghiệm phân cũng như nội soi đại tràng thấy hoàn toàn bình thường.
Nhóm II: do thương tổn thực sự như viêm đại tràng do amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn...
Viêm đại tràng mạn là bệnh rất hay gặp ở nước ta. Bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng ở ruột. Bệnh diễn biến mạn tính, có từng đợt tiến triển.
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng mạn, bao gồm:
- Nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella...
- Nhiễm nguyên sinh động vật: amip, lamblia.
- Nhiễm ký sinh trùng: các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
- Chế độ ăn uống: ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.
- Táo bón kéo dài.
- Viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa.
Triệu chứng bệnh: Biểu hiện rất đa dạng
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài: đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2-6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa.
- Bụng trướng hơi: khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức, khó chịu.
- Ðau bụng: là triệu chứng hay gặp. Ðau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc đau dọc khung đại tràng. Ðau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện hoặc đại tiện thì đau giảm hơn.
- Tình trạng toàn thân ít thay đổi. Nếu có thay đổi chỉ gặp ở người luôn lo lắng về trình trạng bệnh tật của mình hoặc ăn uống quá kiêng khem.
- Điều trị: Điều trị viêm đại tràng phải do bác sĩ khám chẩn đoán tìm ra nguyên nhân sau đó kê đơn thuốc. Các thuốc hay dùng trong điều trị viêm đại tràng là: Kháng sinh đường ruột (Biceptol, Flagyl, Flagentyl...) và thuốc điều hòa nhu động ruột (Visceralgin, Dobridat, Rekalat...)
Đồng thời trong thời gian bị bệnh anh nên tránh ăn các đồ ăn hải sản, có tính hàn, và tăng cường ăn các thức ăn có chất xơ như rau xanh, bổ sung thêm hoa quả tươi, bổ sung lượng nước đã mất bằng dung dịch oresol để tránh tình trạng mệt mỏi, giảm các trạng thái căng thẳng trong cuộc sống, tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, thực hiện ăn chín uống sôi, tránh hiện tượng ăn các đồ ăn chưa nấu chín kỹ, các thực phẩm dễ lên men, ...
- Phòng bệnh: Có chế độ vệ sinh ăn uống hằng ngày, ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh (thịt lợn bị bệnh tai xanh, thịt gà bị bệnh cúm...) không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà... Đồng thời, khi có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm đại tràng, cần đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh và triệt để.
anh có thể liên hệ bên em để hỗ trợ, tư vấn thêm thông tin, vì em không biết hiện trạng mất nước của anh như thế nào? tình trạng có bị phân sống hay không? nên chưa dám lên cho anh một liệu pháp điều trị thích hợp.
Bên em hiên cung cấp các sản phẩm về thuốc đông dược, là nơi tư vấn về sức khỏe, các sản phẩm thuốc đông dược, chế độ dinh dưỡng cho từng bệnh.
Chúc anh sớm bình phục.