
Các lễ hội chính ở Campuchia là những lễ hội nào?

Du Lich Campuchia- Đến với đất nước của các lễ hội lớn ,Campuchia hiện nay có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống nên các lễ hội và lễ nghi cũng phong phú và đa dạng, mang nhiều nét đặc thù khác nhau. Tuy rằng một số phong tục tập quán và lễ hội đã mất đi và có nhiều thay đổi nhưng hiện nay rất nhiều lễ hội, phong tục tập quán độc đáo vẫn còn tồn tại.
Lễ Bom Chaul Chnam
Là lễ hội lớn nhất ở campuchia (lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công) được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân campuchia. Trong những ngày này mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới. Lễ hội này cũng được tổ chức ở Lào, Thái lan, và Myanmar - những nước có nền văn minh nông nghiệp.
Lễ hội lấy ruộng
Tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Người ta lấy một con bò làm biểu tượng cho một vụ mùa mới của những người trồng lúa ở campuchia. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng.
Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben
Được tổ chức vào ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến những người campuchia đã khuất. Trong những ngày này mọi người đến chùa cúng tế, đồng thời tạ ơn các nhà sư. Các nhà sư cũng được nghỉ lễ trong 15 ngày không đi khất thực mà người dân đem thức ăn đến cho các nhà sư.
Lễ Bonn Prathen
Thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật Giáo lớn nhất trong năm ở campuchia. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.
Ngày quốc khánh
Quốc khánh campuchia được tổ chức vào ngày 9 tháng 11 hàng năm kỉ niệm ngày chiến thắng thực dân Pháp vào năm 1953
Lễ hội chèo thuyền
(hay còn gọi là lễ hội nước) nhằm nhớ đến các lính thủy đã hi sinh để xây dựng thánh đường Ăngkor. Lễ này được tổ chức vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm (thường vào ngày 24 đến 26 tháng 11 dương lịch) và thường tổ chức trên sông Mekong tại thủ đô Phnompenh campuchia.
Lễ Noel
Dành riêng cho đồng bào Công Giáo ở campuchia. Mặc dù là một nước Phật Giáo nhưng lễ này ở campuchia cũng được tổ chức khá rầm rộ.
Tết ở Campuchia
Người dân campuchia có một lễ hội rất độc đáo là trong đêm giao thừa, mọi gia đình vùng Biển Hồ làm một cái đèn thật đẹp trên một cái mảng xinh xắn rồi đem ra thả trên mặt hồ. Hàng nghìn ngọn đèn trôi lung linh trên sông thành một hội hoa đăng thật vui và đẹp. Mọi người tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp, vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang năm mới sẽ gặp nhiều điều tốt lành. Chính vì thế người dân vùng này thường đua nhau làm những chiếc đèn thật đẹp, lớn và cháy suốt đêm.
Du Lich Thai Lan, Du Lich Lao, Du Lich Singapore, Du Lich Malaysia

Lễ hội lớn nhất ở Campuchia là lễ Bom Chaul Chnam (lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công) được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới. Lễ hội này cũng được tổ chức ở Lào, Thái lan, và Myanmar - những nước có nền văn minh nông nghiệp.
Lễ hội lấy ruộng tổ chức vào ngày 6 tháng 5. Người ta lấy một con bò làm biểu tượng cho một vụ mùa mới của những người trộng lúa. Lễ hội này được tổ chức tại Hoàng cung thể hiện sự quan tâm của nhà vua đối với nhân dân và mùa màng.
Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben được tổ chức vào ngày 11 đến ngày 13 tháng 10 hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Trong những ngày này mọi người đến chùa cúng tế, đồng thời tạ ơn các nhà sư. Các nhà sư cũng được nghỉ lễ trong 15 ngày không đi khất thực mà người dân đem thức ăn đến cho các nhà sư.
Lễ Bonn Prathen thường được tổ chức vào tháng 10 suốt 29 ngày đêm liền. Đây là lễ hội của Phật Giáo lớn nhất trong năm. Mọi người tổ chức thành một đám rước lớn đến chùa mà các nhà sư đang đợi thay đổi trang phục màu vàng.
Ngày quốc khánh:
Quốc khánh Campuchia được tổ chức vào ngày 9 tháng 11 hàng năm kỉ niệm ngày chiến thắng thực dân Pháp vào năm 1953
Lễ hội chèo thuyền (hay còn gọi là lễ hội nước) nhằm nhớ đến các lính thủy đã hi sinh để xây dựng thánh đường Ăngkor. Lễ này được tổ chức vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm (thường vào ngày 24 đến 26 tháng 11 dương lịch) và thường tổ chức trên sông Mekong tại thủ đô Phnompenh.
Lễ Noel dành riêng cho đồng bào Công Giáo ở Campuchia. Mặc dù là một nước Phật Giáo nhưng lễ này ở Campuchia cũng được tổ chức khá rầm rộ.

LỄ HỘI CHÍNH Ở CAMPUCHIA:
Các ngày lễ chính trong năm ở Cambodia được qui định theo cả Dương lịch và Âm lịch như sau:
- Ngày 7 tháng 1 : Ngày Giải Phóng ( Lực lượng Pon Pot bị tiêu diệt)
- Cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 : Tết Nguyên Đán
- Khoảng giữa tháng 4 : Lễ Chaul Chnam (Tết Cambodia)
- Ngày 1 tháng 5: Quốc tế lao động
- Khoảng đầu tháng 5 : Lễ Cày Ruộng ( do Vua hoặc Hoàng tộc cữ lễ )
- Cuối tháng 9 : Lễ Vu Lan
- 30 tháng 10 : Sinh Nhật Vua Cambodia
- Đầu tháng 11 : Lễ Bon Om Tuk, lễ mừng nước đổ xuôi ra sông Mekong. Vào ngày này lễ hội đua ghe Ngo ( độc mộc ) lớn nhất nước được tổ chức trên Hồ Tonle Sap.
- Ngày 9 tháng 11 : Ngày Độc Lập.