
Các mối nguy hiểm về an toàn điện

Nhadichvu.com - Có một số mối nguy hiểm về an toàn điện luôn hiện diện trong mọi gia đình và ở nơi làm việc và các nạn nhân phổ biến nhất lại là trẻ em. Sự phụ thuộc của chúng ta vào điện đã góp phần tăng nguy cơ tử vong cho những người sử dụng nguồn năng lượng này. Hiểu về các nguy cơ sẽ giúp bạn tránh được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
1. Xử lý điện gia dụng với đôi tay ướt
Sự kết hợp giữa điện và nước tạo nên nguy cơ gây tử vong. Chạm tay vào ổ điện khi cắm điện hay khi sửa điện với tay đang ướt là khởi đầu của mọi rắc rối. Mối nguy hiểm này còn lớn hơn khi tay bạn bị đổ mồ hôi, bởi nước muối dẫn điện tốt hơn rất nhiều.
Do đó khi không có thợ sửa điện hay dịch vụ sửa điện bên cạnh, bạn nên đảm bảo rằng tay bạn luôn khô ráo trước khi kiểm tra hệ thống điện của bạn.
2. Ổ điện gần nguồn nước
Ổ điện trong phòng tắm, nhà bếp phải có khoảng cách an toàn so với bồn rửa và bồn tắm (hoặc khu vực vòi sen). Các ổ cắm ngoài trời phải được che chắn cẩn thận, hoặc tốt hơn hết là có thiết bị ngắt điện khi hệ thống tiếp đất lỗi (GFCI).
Hãy kiểm tra lại các ổ cắm trong nhà, nếu có vấn đề bạn nên tìm thợ sửa điện hay dịch vụ sửa điện để di dời chúng đến nơi an toàn hơn.
3. Ổ điện và tầm tay trẻ
Trẻ nhỏ thường rất hiếu kỳ. Những ổ điện ở độ cao ngang đầu gối phải được bảo vệ bằng hộp nhựa đóng vừa khít, và không thể dễ dàng gỡ bỏ. Một đứa trẻ tò mò rất dễ cho tay vào một ổ cắm điện và nguy cơ tử vong là hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó bạn nên tìm thợ sửa điện hay dịch vụ sửa điện để thay những ổ điện hư hỏng.
4. Dây điện bị lỗi hoặc bị ăn mòn
Dây điện bị ăn mòn hoặc bị hở có thể dẫn đến tai nạn điện. Kiểm tra tất cả các hệ thống điện và dây điện thường xuyên để đảm bảo rằng chúng đang trong tình trạng tốt nhất. Nếu cần thiết bạn cần tìm thợ sửa điện hay dịch vụ sửa điện để kiểm tra và thay mới hệ thống dây điện.
5. Bảo đảm nguồn điện đã tắt khi đang sửa chữa điện
Bất cứ khi nào bạn đang cố gắng để làm những việc liên quan đến sửa chữa điện, dây điện, nguồn điện, hãy luôn đảm bảo rằng tất cả các nguồn điện cho các thiết bị đã được tắt. Hãy tự kiểm tra để đảm bảo an toàn.
6. Đổ nước vào lửa điện
Có một quan niệm sai lầm phổ biến là “nước có thể kiểm soát mọi đám cháy”. Trong trường hợp cháy do điện, nước đóng vai trò như một loại nhiên liệu “làm xấu tình hình”. Sử dụng bình cứu hỏa là biện pháp được khuyến khích khi xảy ra cháy nổ do điện.
7. Tự kết nối dây điện
Trừ khi bạn là một thợ sửa điện có chuyên môn, hãy tránh thực hiện các “nhiệm vụ” như thế. Thuê thợ sửa điện hay dịch vụ sửa điện sẽ giúp bạn thực hiện công việc một cách an toàn và chính xác.
8. Bóng đèn quá nóng
Nguồn ánh sáng được sử dụng thường xuyên phải được giữ “tránh xa” các vật liệu dễ cháy như nệm ghế, màn cửa, drap giường… Nếu chúng được “gần nhau” trong một thời gian dài, cơ hội một ngọn lửa điện xuất hiện là rất lớn.
9. Lạm dụng các ổ điện mở rộng
Lạm dụng các dây điện kéo dài là một trong những lý do gây điện giật và cháy nổ. Không nên sử dụng các loại dây kéo dài như là một sản phẩm thay thế cho ổ cắm bổ sung. Đặc biệt, không được để quá tải ở các ổ điện mở rộng. Tương tự, tránh quá tải mạch điện bằng cách điều hành quá nhiều thiết bị cùng một lúc.
10. Dây điện tỏa nhiệt
Dây điện dù được bao bọc cẩn thận vẫn tỏa nhiệt năng. Vì vậy, tránh để dây điện ở dưới thảm hoặc dưới đồ đạc vì dây điện có thể nóng lên và nguy cơ cháy nổ sẽ xảy ra.