
Cách ăn khoai lang tốt nhất cho sức khỏe?

Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc và bổ dưỡng nhưng loại thực phẩm này tại sao lại bổ dưỡng, cách chế biến thế nào và nên ăn khi nào thì không phải ai cũng có thể trả lời được.
1. Khoai lang bổ dưỡng thế nào?
Loại thực phẩm này có chứa rất nhiều loại enzym và men tiêu hoá giúp dạ dày co bóp và tiêu hoá thức ăn một cách dễ dàng hơn. Khoai lang cũng rất giàu can-xi, tốt cho sự phát triển của xương.
Ngoài ra, hàm lượng kalo trong khoai lang là rất thấp nên dù có làm bữa ăn chính hay phụ đều thì đây cũng là thực phẩm lý tưởng cho phái đẹp trong việc giảm cân.
2. Liệu ăn có nhiều khoai lang có tốt?
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Nhưng nếu ăn quá nhiều lại dẫn đến hậu quả ngược lại. Khi cơ thể không kịp tiêu hoá hết, các axit và protein trong khoai lang sẽ tích tụ trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, nấc, ợ nóng, thậm chí là tiêu chảy.
Nguyên nhân là do phản ứng của axit tiêu hoá, thành dạ dày bắt đầu co lại, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn dồn lên phía trên gây ợ chua và nấc nghẹn.
3. Chế biến khoai lang theo cách nào tốt nhất?
Các axit amin, protein và enzym tiêu hoá trong khoai lang sẽ hầu như đươc giữ nguyên khi chế biến bằng phương pháp luộc và hấp. Cũng cần lưu ý rằng, không nên luộc hoặc hấp khoai lang quá kỹ vì lượng chất dinh dưỡng mất đi sẽ tỷ lệ thuận với thời gian chế biến.
Nên hạn chế dùng khoai lang vào các món chiên xào vì khi đó, các enzym tiêu hoá sẽ bị phá huỷ, đồng thời protein sẽ kết hợp với dầu mỡ sẽ biến thành chất rất khó tiêu hoá dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
Tuyệt đối không nên ăn khoai lang khi còn sống vì khi đó, các vi khuẩn vẫn chưa bị tiêu diệt sẽ gây tiêu chảy.
Bạn cũng nên hạn chế nướng khoai vì khói và bụi than sẽ bám vào vỏ khoai gây mất vệ sinh. Vi khuẩn theo đó cũng xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.
4.Khoai lang “kỵ” với thực phẩm nào nhất?
Đó chính là quả hồng. Vì khi kết hợp 2 loại thực phẩm này, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, từ đó làm tăng việc tiết axit dịch vị. Các men axit này kết hợp với chất tannin có trong quả hồng gây ra phản ứng tạo chất kết tủa, gây hại cho dạ dày. Lâu ngày có thể dẫn tới chảy máu hoặc viêm loét dạ dày.
5. Nên ăn khoai lang vào thời điểm nào?
Bữa trưa là thời điểm lý tưởng để lựa chọn món khoai lang cho mình. Vì hàm lượng can-xi trong khoai lang sau khi vào cơ thể cần tới 4-5h mới được cơ thể hấp thụ hết. Mặt khác, ánh sáng mặt trời buổi chiều rất tốt cho sự thúc đẩy sự hấp thụ can-xi của cơ thể. Khi cơ thể hấp thụ hết lượng can-xi cần thiết cũng là lúc cảm thấy hào hứng với bữa tối.

Khoai lang là một trong những loại thực phẩm quen thuộc đối với người Việt Nam. Giá trị dinh dưỡng của khoai lang rất cao và được các nhà khoa học đánh giá là rất tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà khoai lang mang lại cho sức khỏe của chúng ta.

1. Phòng ngừa bệnh ung thư
Lượng vitamin A và C dồi dào trong khoai lang góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư khác nhau. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy chất sắt chống ôxy hóa Antoxian có nhiều trong tinh bột của khoai lang, có tác dụng giảm tác động nguy hiểm của kim loại nặng và các gốc ôxy hóa tự do đối với cơ thể.
2. Chống viêm nhiễm
Khoai lang có khả năng chống lại sự viêm nhiễm rất tốt vì nó chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, beta carotene và mangan. Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra tác dụng giảm viêm nhiễm trong mô não và mô thần kinh ở khắp cơ thể khi chúng ta ăn khoai lang thường xuyên.
3. Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp. Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy việc tiêu thụ nhiều chất beta cryptoxanthin giúp giảm 50 % tỷ lệ phát triển của bệnh viêm khớp. Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì collagen và giảm thiểu tỉ lệ phát triển của bệnh viêm khớp.
4. Cân bằng lượng đường trong máu
Chất carotenoid trong khoai lang có thể giúp cho cơ thể cân bằng lượng đường trong máu. Lượng chất xơ hòa tan có trong khoai lang còn hỗ trợ việc hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu. Chất axít chlorogenic cũng có thể giúp tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA và các chất liệu di truyền khác…
5. Điều trị bệnh loét dạ dày
Khoai lang còn có khả năng làm dịu nhẹ và điều trị bệnh loét dạ dày vì nó chứa nhiều vitamin B, vitamin C, potassium, beta carotene và canxi. Chất xơ có trong khoai lang giúp phòng ngừa bệnh táo bón và kiểm soát nồng độ axít trong dạ dày nên cũng góp phần làm giảm các cơn đau và viêm loét dạ dày.
6. Phòng ngừa bệnh khí phế thũng
Khoai lang có thể cung cấp vitamin A cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng, những người hút thuốc nên hấp thu nhiều vitamin A vì bệnh khí phế thũng và các bệnh về phổi có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin A do việc hút thuốc gây ra.
7. Tốt cho bộ máy tiêu hóa
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp thúc đẩy hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Các nghiên cứu còn cho thấy chất xơ có tác dụng làm sạch các kim loại nặng trong bộ máy tiêu hóa như Asen và thủy ngân.
