
Cách chưa bệnh đau dạ dày?
mình bị đau dạ dày, ăn không ngon, bị đầy hơi, chữa thuốc tây không khỏi, mình phải làm sao?

Em đang là một sinh viên y khoa, và cũng đã từng là bệnh nhân của viêm dạ dày -tá tràng suốt 3 năm trời. Cứ mỗi khi gắng sức để học thi hoặc căng thẳng, lo lắng do stress là lại bị cơn đau hành hạ. Không phải vì em đang học bác sĩ mà đi cổ vũ cho việc dùng Tây y mà sự thật là bệnh đau dạ dày không dùng tây y thì không bao giờ có thể chữa dứt điểm.
Bản chất của đau dạ dày là do dạ dày tiết quá nhiều H+(axit) làm loét thành dạ dày, nặng hơn là do chảy máu, mà tác nhân chính gây ra 99% cơn đau dạ dày do tiết axit chính là vi khuẩn Hypercobacter Pylori. Một khi vi khuẩn này còn tồn tại trong dạ dày thì bệnh đau dạ dày sẽ không bao giờ hết dứt điểm. Đó là lý do vì sao đau dạ dày lại thường xuyên tái phát mỗi khi có các kích thích nhỏ như bỏ bữa, stress, lo lắng...
Mà đã gọi là vi khuẩn thì buộc lòng phải dùng kháng sinh, về phương diện này thì thuốc nam, thuốc bắc không thể so sánh được với thuốc tây. Đơn thuốc chữa đau dạ dày rất đơn giản, nhưng có một sự thật là các bác sĩ tây y ko bao giờ kê đơn thuốc đặc trị đó trong lần khám đầu tiên, có lẽ vì họ biết đây là căn bệnh dễ tái phát, bệnh nhân sẽ phải đến khám nhiều lần, mua thuốc nhiều lần, bệnh viện có nhiều tiền...(e nghĩ vậy vì em đã từng rất ức chế khi là một bệnh nhân đi khám đau dạ dày).
Hiện nay các nhà thuốc đều biết và có thuốc này, nó được bán với một hộp gồm 3 loại thuốc, uống trong vòng 7 ngày liên tục với một tên thuốc chính là Omeprazol, 2 viên còn lại em không nhớ rõ tên nhưng nếu ra nhà thuốc nói omeprazol là họ biết và sẽ đưa cho mình hộp thuốc đó. Có nhiều nước sản xuất nhưng thuốc Ấn Độ là phù hợp túi tiền người Việt Nam nhất (khoảng 80.000đ) và hiện nay omeprazol đã được một số hãng thay thế bằng lansoprazol hay một thế hệ mới hơn vì người ta phát hiện một số tỷ lệ rất nhỏ bị lờn thuốc omeprazol trong cộng đồng nhưng khi mới uống em vẫn khuyên mọi người nên bắt đầu từ omeprazol.
Việc phát hiện ra đau dạ dày không phải do thói quen ăn uống sai lệch, stress, căng thẳng... (tất cả chỉ là yếu tố phụ kích thích) mà chính là do vi khuẩn H.Pylor gây ra chính là Nobel Y học 2005. Như mọi người cũng biết bất kỳ giải Nobel nào cũng phải qua ít nhất là 10 năm thành công trên thực nghiệm. Theo em biết ở Mỹ họ đã bắt đầu dùng và xem đau dạ dày như là một bệnh dễ chữa trị từ năm 1998, nên cũng hơi khó hiểu khi hiện nay rất rất nhiều người Việt Nam không biết đến cách chữa trị dễ dàng, đơn giản và hiệu quả vĩnh viễn này!
Cái khó là tìm ra con vi khuẩn đó, chứ làm ra thuốc chỉ là chuyện một sớm một chiều đối với các hãng dược phẩm đang đua nhau mọc lên và cạnh tranh gay gắt. Anh chị có thể tìm kiếm thêm về các thông tin này trên google và hỏi ý kiến bác sĩ, chúc chị mau khỏi bệnh!

Người mắc bệnh này cần dùng loại thức ăn giảm tiết dịch vị như chất ngọt, chất béo. Thịt nạc, cá nạc, nước dùng thịt gây tiết nhiều dịch vị nên bệnh nhân cần tránh ăn nhiều.
Loét dạ dày - tá tràng chiếm 35% bệnh lý của đường tiêu hóa, nam mắc nhiều hơn nữ. Tuổi thường gặp là 30-60; nguyên nhân là sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và phá hủy niêm mạc dạ dày.
Cơ chế sinh bệnh loét dạ dày - tá tràng chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày. Ăn uống hợp lý có thể làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra lên niêm mạc dạ dày. Cần ưu tiên các thức ăn có tác dụng giảm tiết dịch vị; chứa tinh bột, giúp hút thấm niêm mạc dạ dày (như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh nếp), ít tác dụng cơ giới (thức ăn mềm) hay kích thích dạ dày.
Cụ thể, những thực phẩm nên dùng là:
- Cháo, cơm, bánh mỳ, cơm nếp, bánh chưng; các loại khoai luộc chín hoặc hầm nhừ.
- Thịt, cá nạc hấp, luộc, om.
- Lá rau non luộc, nấu canh bắp cải, giá đỗ, bầu bí...
- Sữa bò hộp, sữa bò tươi, bơ.
- Dầu thực vật ăn sống với lượng ít.
- Quả sống: Phải luộc chín, hấp chín mới ăn.
- Đường, bánh, mứt, kẹo, mật ong, chè.
- Thức uống: nước lọc, nước chè loãng.
Thức ăn không nên dùng: Bún, dưa cà muối, hành muối, quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo, chè, cà phê đặc, giấm ớt, tỏi, hạt tiêu quá cay, các loại thức ăn nguội chế biến sẵn (giăm bông, lạp xường, xúc xích), sữa chua, vitamin C. Cần bỏ hẳn rượu, thuốc lá.
Người có bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng không nên để bị đói và không ăn quá no. Cần ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ.