
Cách chữa bệnh tổ đỉa?
cách chữa bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa ít khi bị nhưng khi đã mắc phải thì rất khó chữa bằng các loại thuốc thông thường.
Nhờ biết được thông tin trên mạng mà tôi biết được một địa chỉ duy nhất chữa bệnh Tổ Đỉa nhanh mà hiệu quả chỉ bằng thuốc đắp gia truyền.
Mình nghĩ đây mới là thuốc chữa bệnh tổ đỉa. Mong được gửi đến thông tin này cho những ai đã bị bệnh mà không chữa khỏi, những ai có người quen bị bệnh thì liên hệ địa chỉ này:
Số 5/5 Đường 10, KP3, P. Linh Trung, Thủ Đức, TP. HCM hay DT 0982 534 216( ông Thịnh) để được tư vấn và chữa bệnh nhanh và hiệu quả nhe. haihyundai@yahoo.com.vn chúc mọi người khỏi bệnh

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
Cơ địa dị ứng, sự tác động của yếu tố môi trường tiếp xúc như đã kể trên chỉ là yếu tố thuận lợi trực tiếp gây bệnh. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là các mụn nước nhỏ sờ chắc ở bàn tay, bàn chân. Các mụn nước này thường xuất hiện ở mé bên các ngón tay, mặt sau ngón tay, lòng bàn tay; Mặt bên, mặt trên và mặt dưới các ngón chân, lòng bàn chân. Các mụn nước không tự vỡ mà thường xẹp đi, sau đó bong vảy, nếu khêu ra sẽ thấy một ít nước sánh chảy ra. Kèm theo mụn nước là ngứa, có thể ngứa nhiều hoặc ít tùy từng người.
Các tổn thương không bao giờ lan lên quá cổ tay, cổ chân người bệnh. Bệnh thường phát, tái phát hoặc nặng lên về mùa xuân và mùa hè. Khi ngứa, bệnh nhân gãi thường làm vỡ các mụn nước, nếu vệ sinh không tốt sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng tạo thành các nốt mụn mủ, có thể gây ra các bọc mủ nếu nhiễm trùng lan rộng.
Đông y gọi bệnh này là nga trưởng phong nếu bệnh ở bàn tay, là thấp cước khí nếu bệnh ở bàn chân. Nguyên nhân do phong - thấp - nhiệt kết hợp với nhau gây bệnh.
Cách điều trị
Để chữa bệnh, ta có thể áp dụng các phương pháp sau:
1. Dùng một nắm nhỏ lá đào tươi (50g) rửa sạch, giã nhỏ đắp vào tổn thương, sau 30 phút tháo ra để thoáng, ngày đắp 2 lần.
2. Khoảng 100g lá móng tay rửa sạch, sắc trong 1 lít nước, ngâm tay chân bị bệnh trong 15-20 phút, ngày ngâm 2 lần.
3. Nếu ngứa nhiều nhưng không có hiện tượng nhiễm trùng, dùng bột đại hoàng (khoảng 15g gói trong vải mỏng, sạch) tẩm với rượu trắng xoa lên nơi ngứa.
4. Xông khói thương truật: Cho vài miếng thương truật lên bếp than hoa đang cháy nỏ, khi khói thuốc bốc lên, hơ vùng tổn thương trên khói thuốc.
5. Ké đầu ngựa 20g, hy thiêm thảo 20g sao khô, sắc nước uống hàng ngày.
6. Thang thanh nhiệt tiêu viêm: Huyền sâm 30g, liên kiều, thiên hoa phấn đều 16g; Đơn bì, xích thược, mạch môn, ngưu tất, núc nác, hoàng đằng, chi tử, mộc thông đều 12g, cam thảo dây hay cỏ ngọt 8g. Sắc uống ngày 1 thang
Thực tế có thể kết hợp các phương pháp trên trong cùng thời gian điều trị.
Cách phòng bệnh đơn giản
Để phòng bệnh phát sinh hoặc tái phát, nên mang găng tay cao su khi tiếp xúc với các chất kích thích, bụi bẩn, nước bẩn. Giữ bàn chân khô ráo, thoáng mát nhất là về mùa nóng, đặc biệt là khe giữa các ngón chân.

Tổ đĩa là 1 bệnh thường gặp ở những nơi bị ô nhiễm hoá chất như nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu, công nhân vệ sinh, công nhân cơ khí (tiếp xúc với dầu mỡ). Những yếu tố này tác động lên người có cơ địa dị ứng khiến bệnh phát sinh.
Triệu chứng: xuất hiện các mụn nước nhỏ ở bàn tay, bàn chân, thường thấy ở mặt sau ngón tay, mặt bên ngón tay, lòng bàn tay, mặt dưới, mặt bên các ngón chân, lòng bàn chân. Mụn nước sau đó xẹp đi, bong vẩy, chảy nước. Ngoài ra bệnh nhân còn thấy ngứa nhiều hoặc ít. Bệnh nhân thường gãi, gây nhiễm trùng có mủ.
Do bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng và môi trường ô nhiễm nên thường dây dưa khó dứt . Nên mang găng tay, ủng cao su khi tiếp xúc với hoá chất, nước bẩn, giữ cho bàn chân, các kẽ ngón chân luôn khô ráo.
Điều trị:
- Uống thuốc kháng dị ứng và chống ngứa như Chlorpheniramine 4mg 1viên buổi tối, ban ngày có thể uống Cetirizine 10mg 1 viên (không gây buồn ngủ như Chlorpheniramine). Uống thêm các loại vitamin như B complex C , vitamin A.
Nếu mụn nước bị vỡ có thể xức Milian để sát khuẩn tránh nhiễm trùng và uống thêm kháng sinh. Việc sử dụng corticoid , bạn nên khám chuyên khoa da liễu ( ở BV Da liễu ) để có hướng điều trị cụ thể thích hợp.

Cách chữa bệnh tổ đĩa đơn giản
Có một cách đơn giản như sau mời bạn tham khảo :
Bạn hãy đến tiệm thuốc tây mua một tuýp tetracyclin 1% ( thuốc mỡ tra mắt ), 1 chai oxy già.
Cách điều trị : vệ sinh sạch chỗ nhiễm bệnh, thoa oxy già để sát trùng. Sau đó bôi thuốc lên vùng nhiễm bệnh.
Liều dùng : mỗi ngày thoa từ 2 đến 3 lần ( sau 3 ngày sẽ thấy giảm ), cứ thế làm liên tục đến khi hết túyp thuốc sẽ khỏi.
Chúc bạn sớm bình phục !

Kinh nghiệm bản thân chữa bệnh tổ đỉa
Bản thân tôi đã từng bị bệnh tổ đỉa ở chân, mùa đông thì ít ngứa, nhưng mùa hè thì ngứa kinh khủng, mỗi sáng ngủ dậy hai bàn tay và các đầu ngón tay đầu máu, vì đêm gãi. Thực sự thì có chắc chắn bị tổ đỉa hay không tôi cũng không rõ lắm, nhưng ở hai bên khớp chân phía trên giữa bàn chân và cẳng chân bị ngứa, nếu ngâm chân nước muối và bỏ các vẩy bên ngoài đi thì có thể nhìn thấy các lỗ (có thể chứa được nửa hạt gạo), tình trạng đó kéo dài khoảng 5 năm, tôi đã dùng nhiều loại thuốc bôi mà không khỏi, chỉ đỡ phần nào, cứ đến mùa nóng hay lội nước bẩn là tình trạng như trên lại tái diễn.
Được ai đó mách, tôi đã dùng củ cây Ráy (một cây giống với cây Khoai sọ, hay giống cây Dọc Mùng trắng mà trong Nam gọi là cây Bạc Hà, nhưng lá mỏng hơn và thân khá to, lá cũng khá to, hay mọc hoang) có thể dùng phần thân tiếp giáp với củ, thái lát mỏng, hoặc giã nát, đung sôi với nước, dùng nước đó ngâm vết ngứa, sau đó lau khô, có thể dùng thêm kháng sinh penicini dạng bột rắc vào. Bằng cách điều trị như vậy tôi đã khỏi hoàn toàn, dù có lội chân vào nước bẩn cả ngày thì bệnh đó vẫn chưa tái diễn (khoảng 10 năm nay)
Và một vài người bị ngứa toàn thân, chẳng biết bệnh gì, cũng đã dùng nhiều loại thuốc bôi ngoài da mà không khỏi, khi dùng cách tôi mô tả ở trên cũng đã khỏi và hiện nay có một làn da ...đáng ao ước. Một kinh nghiệm bản thân chia sẻ cùng mọi người, hy vọng giúp được ai đó cùng cảnh ngộ.