
Cách chữa hôi miệng?
mình vệ sinh rất sạch sẽ, nhưng không biết tại sao miệng vẫn bị hôi. mỗi lần hai vợ chồng gần gũi chồng lại nói không chịu được. mình đánh răng ngày đủ 3 lần, dùng nước súc miêng nữa. làm thế nào để chữa? ai biết chỉ dùm với nha!

Những thực phẩm nên tiêu thụ
Các thực phẩm cứng và giòn, như táo, cà rốt, lê…Thành phần chất xơ của chúng giúp tạo nên hơi thở thơm tho cho bạn đồng thời loại bỏ những mảng bám trên răng. Những thực phẩm này còn góp phần gia tăng việc tiết nước bọt giữ cho vùng miệng luôn sạch sẽ và ẩm ướt.
Các loại cây có mùi thơm như rau mùi tây, cần tây, bạc hà, rau mùi, khuynh diệp, hương thảo… Bạn có thể nhai lá của chúng khi còn tươi hoặc ngâm trong nước nóng để uống giống như trà. Chúng không chỉ có tác dụng giữ cho hơi thở, mà còn dễ tiêu hoá thức ăn.
cần tây
rau mùi
Những món ăn được trang trí thêm các loại rau mùi cũng là chọn lựa lý tưởng của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tự pha chế hỗn hợp giúp bạn tạo hương thơm cho miệng bằng cách trộn chung hỗn hợp trái hồi, bột gia vị bạch đậu khấu, rau mùi, rau thì là trong chén có đậy nắp, để trong phòng ăn. Sau khi ăn những thực phẩm như cà ri hoặc uống cà phê, hãy dùng một ít hỗn hợp trên để giữ cho hơi thở thơm tho.
Loại kẹo chewing gum không chứa thành phần đường tuy không thể thay thế việc chải răng sau mỗi bữa ăn, nhưng phần nào có thể mang lại hơi thở thơm tho và gia tăng hoạt động bài tiết của nước bọt để loại trừ các mảng bám và vi khuẩn gây hại cho răng.
Các loại hoa quả chứa nhiều thành phần vitamin C, như quả mọng, trái cây thuộc họ cam, quýt, dưa và các hoa quả khác cũng chứa nhiều vitamin C nhằm hạn chế vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở. Hãy bắt đầu và kết thúc mỗi ngày với một chén hoa quả như trên kèm thêm yaourt để giữ cho hơi thở luôn thơm tho suốt cả ngày. Chế độ ăn uống nhiều vitamin C cũng góp phần quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh về răng, lợi và nướu răng, là những tác nhân dẫn đến chứng hôi miệng.
Nghiên cứu cho biết, việc tiêu thụ yaourt hàng ngày giúp giảm thiểu thành phần hydrogen sulfide có trong miệng. Nó đồng thời loại trừ vi khuẩn trong miệng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn các sản phẩm không chứa thành phần đường.
Để làm sạch mùi sulfurous do tỏi, hành gây ra sau khi ăn, bạn có thể dùng tinh dầu quế để loại bỏ những loại vi khuẩn thông thường có thể gây hại cho miệng. Nó có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn hình thành trong khoang miệng. Các loại kẹo chewing gum không đường hương quế hoặc hương bạc hà đều rất tốt.
Uống nhiều nước trong ngày hoặc uống nước để giữ nước cho cơ thể. Uống nước sau bữa ăn để loại bỏ thực phẩm còn sót trong miệng, cuống họng hoặc thực quản.
Thực phẩm cần tránh
- Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có tính kích thích như rượu, hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá.
- Hạn chế các chất ngọt như chocolate hoặc kẹo và các sản phẩm từ bơ, sữa… có chứa chất đường.

1. Ở chính miệng
Mùi hôi từ miệng là mùi hôi do: Thức ăn sót giữa các kẽ răng, không được vệ sinh sạch sẽ, dẫn tới bị vi khuẩn phân hóa.
+ Sâu răng có lỗ hổng to là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cư trú, sinh sôi nảy nở
+ Không thường xuyên chải và vệ sinh lưỡi cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Theo nghiên cứu khoa học thì 2/3 lượng vi khuẩn được trú ấn ở bề mặt lưỡi, phía trong lưỡi.
+ Không thường xuyên lấy cao răng. Để giảm tình trạng hôi miệng, bạn nên định kỳ 6 tháng/lần đến các phòng khám để lấy cao răng.
2. Do thói quen ăn uống
Nếu bạn có thói quen ăn nhiều thịt, hành, tỏi thường xuyên thì cũng gây ra hiện tượng hôi miệng. Vì thế, sau khi ăn các thực phẩm này, bạn nên ăn rau mùi, bạc hà hoặc đánh răng để khử mùi đó đi.
3. Loạn sự co bóp của bao tử
Khi thực phẩm tiêu hóa chậm, ở lâu trong dạ dày, bị lên men cũng tạo ra mùi hôi, nhất là khi bạn ợ chua thì mùi hôi càng nặng hơn.
Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác như: Do đeo hàm giả, do các bệnh suy gan, suy thận, hút thuốc lá,…
Cách điều trị và phòng ngừa:
+ Theo thống kê, nguyên nhân gây gôi miệng chủ yếu xuất phát từ chính miệng vì thế phải chú ý chăm sóc răng miệng, chải răng đúng cạc, đánh răng ngay sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn ở kẽ răng, tránh dùng tăm để xỉa răng. Thường xuyên vệ sinh lưỡi sạch sẽ.
+ Thỉnh thoảng uống nước để tránh tình trạng miệng bị khô.
+ Hạn chế các thực phẩm gây hôi miệng
+ Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh
+ Bỏ thuốc lá và rượu, hạn chế uống cà phê
+ Thường xuyên đi khám răng miệng, lấy cao răng, lau chùi răng.