
Hỏi phương pháp chữa bệnh thông thường?
cho mình hỏi một câu hỏi như sau:minh có triệu chứng là khi đứng trước một vấn đề gì thì tim mình luôn đập nhanh,hồi hộp,có tâm lí sờ sợ ...nên thường giải quyết các công việc không được tôt nhu mình mong muốn (như trong các kì thi,các bài kiểm tra ...) mặc dầu khi bình tĩnh thì mình có thể giải quyết các việc đấy rất nhanh và rất tôt .Vậy ở đây có anh ,chị,các chú các bác nào biết phương pháp nào hay xin hãy giúp mình với .Xin chân thành cảm ơn!

Nếu bạn ít giao tiếp thì bạn sẽ cảm thấy run khi phải giao tiếp hay hồi hộp trước mọi chuyện.
Có những cách mà tớ thấy hay hay, tớ đã áp dụng và rất thành công, share với các bạn nhé:
- Nếu bản thân mình ko tự tin với chính mình thì sẽ bị hồi hộp, đôi khi chỉ vì trang phục của bạn, hay vài cái mụn, hay thậm chí mình có hàm răng ko đẹp khi cười cũng sẽ làm cho mình thiếu tự tin, cái này cố gắng bản thân mình khắc phục thôi.
- Thứ hai là nếu bạn cảm thấy run khi nói chuyện hoặc khi trả bài thì có cách hết run duy nhất là cố gắng nói thật to, lúc đó bạn chỉ còn nghe thấy giọng của bạn, ko còn nghe thấy tim mình đang đập, vậy là đỡ run rồi. Tất nhiên phải đảm bảo là bạn phải có sự chuẩn bị kiến thức nhiều và chắc hơn hẳn người khác.
- Khi đã cảm thấy run thì hãy cố hình dung ra cái gì làm bạn đỡ run nhất, một câu chuyện vui, một bài hát, hay thậm chí là gương mặt của ai đó.
Tớ hồi trước cũng hay run, nhưng từ khi chịu khó giao tiếp và thay đổi mình chút xíu, giờ thì "trơ" lắm rồi .

Tình trạng hồi hộp có thể diễn ra từ vài ngày trước khi có sự cố, thể hiện bằng những triệu chứng như: Hay buồn tiểu, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, nhức đầu…Những biểu hiện như thế thường gặp ở diễn viên sắp bước ra sân khấu, vận động viên sắp thi đấu, những người sắp được phỏng vấn để tuyển chọn, sĩ tử trong mùa thi…
Nhiều người nghĩ rằng hồi hộp do yếu tim, trên thực tế không phải như vậy, mà đúng hơn là do thiếu tự tin hoặc có vấn đề về tâm lý. Để vượt qua trạng thái hồi hộp, cần lưu ý: Trạng thái hồi hộp phụ thuộc vào cách ta dự đoán về diễn biến sắp xảy ra, vì vậy không nên nghĩ đến những điều không tốt lành mà hãy tạo lòng tự tin. Càng chuẩn bị tốt thì càng ít nguy cơ gặp rủi ro (với mọi loại thách thức như: chuẩn bị nói chuyện, trình diễn, thi đấu…). Càng lần lữa, tránh né trước các sự việc sắp diễn ra càng tăng thêm hồi hộp. Thở sâu dưỡng sinh, ngồi thiền, nghe những bản nhạc yêu thích…là những cách để giữ cho tâm trí thư thái.
Trạng thái hồi hộp có thể được thầy thuốc điều trị bằng phương pháp vi lượng. Người thường xuyên có trạng thái hồi hộp, lo hãi cần được giúp đỡ, chữa trị, nhằm phát hiện, giải tỏa.