
Xin hỏi bé nhà mình có bị bệnh gi ko?
Bé tôi được 6 tháng tuổi, da tay và chân của bé bị nhăn và khô khi tiếp xúc với nước. Không biết bé có bị bệnh gì không?

Giống như người lớn, bé cũng có thể bị khô da. Hơn nữa, làn da của các bé còn khá mỏng manh nên nó càng dễ bị khô.
Không khí khô hanh hoặc trong phòng nóng bức sẽ lấy đi lớp ẩm tự nhiên trên bề mặt da. Nếu bị khô da, trên da có thể xuất hiện những lớp da bong, xếp vảy nhỏ, màu trắng. Hiện tượng này có thể xảy ra bất kể mùa nào trong năm, ngay sau khi bé tiếp xúc với ánh nắng, nước muối…
Xử trí khi da bé bị khô
- Giảm thời gian tắm. Khi tắm, lớp dầu tự nhiên trên da thường bị trôi đi cùng bụi bẩn. Do đó, thay vì 30 phút tắm, bạn nên tắm cho bé trong khoảng 7-10 phút. Sử dụng nước tắm ấm, tránh nóng quá và hạn chế sữa tắm. Cách chuyên gia cho rằng, sữa tắm sẽ giúp bé sạch sẽ, thơm tho nhưng nó cũng “tẩy trôi” lớp dầu trên da, khiến da bé khô nhanh.
Nên để bé vui chơi một lát trong chậu tắm trước khi bạn bắt đầu tắm cho bé vì như thế, bé sẽ không phải ngâm mình lâu trong chậu có sữa tắm. Cũng nên hạn chế đặt đồ chơi trôi nổi trên chậu tắm có chứa bọt sữa tắm. Để bé vui chơi trong chậu tắm là gợi ý thú vị nhưng không phải với những bé đang bị khô da.
- Không cho muối vào nước tắm, tránh tắm bằng nước nhiều clo. Clo và nước muối là thủ phạm của làn da khô. Nếu bé vui chơi trong bể bơi hoặc ở biển, nên tráng lại người bé bằng nước sạch; tiếp đến, dùng kem giữ ẩm (loại dành cho bé) xoa vào da khi da còn ẩm.
- Dùng máy giữ độ ẩm. Nếu không khí trong phòng quá khô, bạn có thể trang bị một chiếc máy giữ độ ẩm (đặt trong phòng bé).
- Bảo vệ bé khỏi tác nhân gây hại da. Nên chú ý giữ da cho bé khi thời tiết chuyển khô hanh. Bảo vệ bé khỏi ánh nắng gay gắt và tránh chỗ gió lùa trực tiếp.
Khi da khô là dấu hiệu của bệnh
Nếu trên da xuất hiện những mảng đỏ, ngứa ngáy, có thể bé đang mắc chứng chàm bội nhiễm. Nên đưa bé đi khám nếu vùng da càng ngày càng đỏ, ngứa ngáy nghiêm trọng khiến bé khó chịu.
Một số hiếm trường hợp, da khô có thể liên quan đến chứng bệnh vảy cá (do gene) với các triệu chứng: da khô, tróc như vảy cá, có thể kèm theo ửng đỏ. Dấu hiệu kèm theo là lòng bàn tay và gót chân dày lên.
Lưu ý khác
Lần đưa bé đi khám tới, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc bé bị khô da. Cần đưa bé đi khám ngay nếu nghi ngờ bé mắc chàm bội nhiễm hay chứng vảy cá. Cũng nên đưa bé tới viện nếu trên da chảy dịch vàng, da bị sưng lên…

- Da bé khô thường sần sùi và nổi mảng. Trong một số trường hợp, đó còn là dấu hiệu của các bệnh về da.
Tại sao da bé lại bị khô?
Nguyên nhân khiến da bé sơ sinh và da trẻ em bị khô cũng giống như nguyên nhân khiến da của người lớn bị khô. Thực tế, da càng trong độ tuổi trẻ thì càng dễ trở nên khô hơn.
Vào mùa đông, không khí lạnh, khô, hơi nóng trong nhà lấy mất các thành phần nuôi dưỡng da tự nhiên của bé. Nếu bạn có bé thuộc nhóm da khô, vào mùa hè, bạn có thể thấy những vùng da chết rõ hơn vì ánh nắng mặt trời, máy điều hòa, nước biển và lượng clo có trong nước bể bơi… tác động trực tiếp làm khô da bé.
Làm gì khi da bé bị khô?
Giảm số lần tắm
Tắm có thể làm khô da bé bởi vì nó làm mất đi chất dầu tự nhiên của da theo các bụi bẩn. Bạn không nên tắm cho bé sơ sinh hàng ngày đều đặn, chỉ nên tắm khoảng 2-3 lần trong 1 tuần. Các ngày còn lại thì lau người cho bé đặc biệt là vùng sinh dục và các nếp gấp tay, chân.
Thay vì tắm khoảng 30 phút cho bé thì bạn giảm thời gian đi, còn 10 phút là tốt nhất. Dùng nước âm ấm, không nóng và có thể dùng xà bông dưỡng ẩm.
Để bé chơi trong chậu trước khi bạn tắm cho bé bởi vì như vậy, bé sẽ không ngâm mình trong nước có xà bông. Trong một vài trường hợp không cần thiết, bạn không dùng xà bông cho bé thì tốt hơn.
Khi tắm dầu cho bé, bạn chú ý canh chừng và cẩn thận vì dầu làm bé rất trơn, bạn có thể tuột tay bất cứ lúc nào.
Dưỡng ẩm da
Sau khi bạn tắm xong cho bé, nhanh chóng lấy khăn lau khô cơ thể và bôi kem dưỡng ẩm da.
Với kem dưỡng ẩm, bạn bôi càng dày càng tốt. Bạn có thể bôi khoảng 2 lần trong ngày, 1 lần sau khi tắm và 1 lần khác vào bất cứ thời gian nào.
Đừng để muối và clo làm khô da bé
Hai tác nhân này làm da bé khô rất nhanh. Sau khi bơi trong hồ bơi hoặc bãi biển, bạn nên dội nước sạch sẽ cho bé và bôi kem dưỡng ẩm ngay.
Chạy máy giữ ẩm không khí
Nếu không khí trong nhà bạn bị khô, bạn có thể dùng máy giữ ẩm không khí trong phòng của bé.
Bảo vệ bé khỏi các thành tố hóa học
Bạn cần chắc chắn rằng, bé đã mang găng tay trong trời lạnh để giữ đôi tay không bị khô và nứt nẻ. Vào mùa hè, nên bôi kem chống nắng dành cho da trẻ con.
Da khô là dấu hiệu của bệnh?
Nếu da khô kèm theo các mảng đỏ, ngứa thì đó là dấu hiệu của bệnh eczema. Trong một vài trường hợp, eczema có thể khỏi khi dùng dưỡng ẩm thường xuyên.
Da khô cũng có thể là liên quan tới bệnh di truyền như bệnh vảy cá (ichthyosis). Khi trẻ mắc bệnh này, da bé thường đóng vảy đỏ.
Khi nào thì cho bé đi khám bác sỹ?
Bạn nên thường xuyên nhờ sự tư vấn của các bác sỹ có chuyên môn. Nếu bé có dấu hiệu của bệnh eczema hoặc các bệnh khác thì cần được điều trị sớm.