Câu hỏi

08/05/2013 15:55
Cách trị bệnh huyết trắng?
chị tôi 34t cao 1.56m nặng 32kg bị bệnh huyết trắng khoảng 7 năm rồi chữa trị nhiều nơi mà không hết, bệnh ngày một nặng, gần đây có đến BV Từ Vũ khám nhưng bác sĩ chỉ khám sơ rồi nói là không sao! Chị nói rõ bệnh tình và năng nỉ mãi vị BS đó mới cho 1 toa thuốc về viêm nhiễm và hẹn 1tháng tái khám. Đúng hẹn chị lên tái khám, lần này một BS khác khám nhưng cũng khám qua quýt rồi thôi, chị tiếp tục than vãn bệnh tình, nhu6ng BS nói không sao và phán thêm một câu: "bệnh là cái đầu của em bệnh chứ phần phụ không có bệnh về uống hết toa thuốc (1tháng) rồi 3 tháng sau lên tái khám" , vị BS đó còn nói thêm là chưa chồng thì không phải là bệnh, và nếu muốn hết bệnh thì có chồng đi, lúc đó BS mới trị được.
Tôi không biết vị BS đó nói có đúng k? nhưng tôi nghĩ thật vô lý khi nói chưa chồng thì không mắc bệnh đó, toa thuốc 1 tháng mà mãi 3th sau mới lên tái khám. Trong khi nhà tôi ở Cần Thơ, vì bệnh ngày một nặng nên phải tìm lên tận Sài Gòn vậy mà nhận được lời khuyên rất hời hợt từ BS.Tôi thật sư mất lòng tin, có ai đã từng trãi qua hay biết cách chữa trị làm ơn chỉ dùm, tôi thành thật biết ơn.
Chị tôi vì bệnh này mà hao gầy sức khõe có lúc muốn bỏ cuộc và không muốn sống nữa, cả nhà khuyên lắm chị mới chịu lên TPHCM để chữa trị.
lighting
08/05/2013 15:55
Uni2805
08/05/2013 15:55
Tôi không biết vị BS đó nói có đúng k? nhưng tôi nghĩ thật vô lý khi nói chưa chồng thì không mắc bệnh đó, toa thuốc 1 tháng mà mãi 3th sau mới lên tái khám. Trong khi nhà tôi ở Cần Thơ, vì bệnh ngày một nặng nên phải tìm lên tận Sài Gòn vậy mà nhận được lời khuyên rất hời hợt từ BS.Tôi thật sư mất lòng tin, có ai đã từng trãi qua hay biết cách chữa trị làm ơn chỉ dùm, tôi thành thật biết ơn.
Chị tôi vì bệnh này mà hao gầy sức khõe có lúc muốn bỏ cuộc và không muốn sống nữa, cả nhà khuyên lắm chị mới chịu lên TPHCM để chữa trị.
Danh sách câu trả lời (12)

nếu ra huyết trắng mà có mùi tanh tanh và có màu đúng là bệnh rùi, 1 số ng còn bị đau bụng nữa...nhưng nếu ko có mùi khó chịu thì em nghĩ chắc do nóng trong ng...1 số ng hay nóng do gan đó...chị thử uống nước mát 1 tuần lễ xem coi có cải tạo đc ko? nếu ko thì chắc lúc khám fải nói rõ với bs bệnh tình của mình ntn?

rong điều kiện sinh lý bình thường, huyết tương thấm qua các mao mạch nhỏ li ti, qua tổ chức hạch ở thành âm đạo. Ở đây, nó hòa với chất nhầy (do môi lớn - môi bé, tử cung, niệu đạo, bàng quang tiết ra), tế bào biểu mô (ở tử cung và âm đạo bong ra) và một ít bạch huyết, tế bào tự do... Chúng tạo thành một chất nhầy màu trắng sữa, giống như lòng trắng trứng gà, có mùi hơi tanh, được gọi là huyết trắng.
Tính chất và số lượng huyết trắng tùy thuộc vào hàm lượng oestrogene trong cơ thể người phụ nữ. Khi còn nhỏ, bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo không có nội tiết nên không có huyết trắng. Vào tuổi dậy thì, buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra chất kích thích khiến bộ máy sinh dục sinh sản các chất nội tiết, vì thế mới có huyết trắ ng.
Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng đều tiết ra oestrogen và progesteron, làm cho huyết trắng thay đổi theo mỗi chu kỳ. Tùy theo hàm lượng của oestrogen và progesteron mà huyết trắng nhiều hay ít. Trong chu kỳ kinh nguyệt, khi lượng oestrogen tăng lên, các tổ chức của thân tuyến ở cổ tử cung được tiết ra nhiều, âm đạo xuất hiện loại chất nhầy như lòng trắng trứng gà, có thể kéo thành sợi. Đặc biệt, trước khi rụng trứng khoảng 12 đến 24 giờ, chất nội tiết loại này càng nhiều, làm cho chị em luôn cảm thấy cửa mình ẩm ướt.
Sau rụng trứng, lượng nội tiết tố progesteron tăng lên, ức chế việc tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung, khiến huyết trắng có màu trắng sữa, sánh đặc và dính hơn. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, khi lao động nặng, đặc biệt trong sinh hoạt tình dục, huyết trắng cũng tăng tiết nhiều, có lúc chảy thành dòng ra ngoài. Cho nên trong điều kiện sinh lý bình thường, huyết trắng ra lúc nhiều lúc ít, tính chất có khi thay đổi đôi chút, nhưng nhìn chung đó là trạng thái bình thường.
Việc nhiễm một số bệnh như vi nấm hạt men (Candida albicans), trùng roi (Trichomonas), tạp trùng... sẽ gây huyết trắng bệnh lý:
Huyết trắng do Candida albicans: Màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ. Điều trị bằng cách đặt âm đạo bằng thuốc Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg, đặt từ 3 đến 7 đêm. Uống Fluconazole 150 mg, liều duy nhất (1 viên)
Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: Màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ. Điều trị: Fasigyl (Tinidazole ) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất, với trẻ em dùng liều 50-70 mg/ kg cân nặng, uống liều duy nhất. Hoặc Flagentyl (Secnidazole) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất.
Huyết trắng do tạp trùng: Màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi. Điều trị: Metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc uống Metronidazole 2 g liều duy nhất.
Tính chất và số lượng huyết trắng tùy thuộc vào hàm lượng oestrogene trong cơ thể người phụ nữ. Khi còn nhỏ, bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo không có nội tiết nên không có huyết trắng. Vào tuổi dậy thì, buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra chất kích thích khiến bộ máy sinh dục sinh sản các chất nội tiết, vì thế mới có huyết trắ ng.
Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng đều tiết ra oestrogen và progesteron, làm cho huyết trắng thay đổi theo mỗi chu kỳ. Tùy theo hàm lượng của oestrogen và progesteron mà huyết trắng nhiều hay ít. Trong chu kỳ kinh nguyệt, khi lượng oestrogen tăng lên, các tổ chức của thân tuyến ở cổ tử cung được tiết ra nhiều, âm đạo xuất hiện loại chất nhầy như lòng trắng trứng gà, có thể kéo thành sợi. Đặc biệt, trước khi rụng trứng khoảng 12 đến 24 giờ, chất nội tiết loại này càng nhiều, làm cho chị em luôn cảm thấy cửa mình ẩm ướt.
Sau rụng trứng, lượng nội tiết tố progesteron tăng lên, ức chế việc tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung, khiến huyết trắng có màu trắng sữa, sánh đặc và dính hơn. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, khi lao động nặng, đặc biệt trong sinh hoạt tình dục, huyết trắng cũng tăng tiết nhiều, có lúc chảy thành dòng ra ngoài. Cho nên trong điều kiện sinh lý bình thường, huyết trắng ra lúc nhiều lúc ít, tính chất có khi thay đổi đôi chút, nhưng nhìn chung đó là trạng thái bình thường.
Việc nhiễm một số bệnh như vi nấm hạt men (Candida albicans), trùng roi (Trichomonas), tạp trùng... sẽ gây huyết trắng bệnh lý:
Huyết trắng do Candida albicans: Màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ. Điều trị bằng cách đặt âm đạo bằng thuốc Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg, đặt từ 3 đến 7 đêm. Uống Fluconazole 150 mg, liều duy nhất (1 viên)
Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: Màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ. Điều trị: Fasigyl (Tinidazole ) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất, với trẻ em dùng liều 50-70 mg/ kg cân nặng, uống liều duy nhất. Hoặc Flagentyl (Secnidazole) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất.
Huyết trắng do tạp trùng: Màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi. Điều trị: Metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc uống Metronidazole 2 g liều duy nhất.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip