
Cần trả lời giúp câu hỏi về Tinh hoàn ẩn sau phẩu thuật ?

Tinh hoàn ẩn là một trong những dị tật bẩm sinh bộ phận sinh dục ở trẻ em, với tần suất xuất hiện tinh hoàn ẩn gặp trong khoảng 30% trường hợp sinh non và khoảng 3% ở trẻ sinh đủ tháng. Tinh hoàn ẩn có thể sờ chạm được nếu nằm ở bẹn, những trường hợp nằm ở trong bụng thì không sờ chạm được.
Trước một tuổi, tinh hoàn ẩn chưa bị ảnh hưởng gì đáng kể. Nhưng sau một tuổi, tinh hoàn ẩn bắt đầu có sự thay đổi về cấu trúc và chức năng, rối loạn về nội tiết, tâm sinh lý theo hướng xấu đi và xuất hiện các biến chứng như:
+Xoắn tinh hoàn: tinh hoàn ẩn có nguy cơ bị xoắn cao hơn gấp nhiều lần tinh hoàn bình thường.
+Ung thư hóa: nguy cơ ung thư hóa của tinh hoàn ẩn gấp 40 lần tinh hoàn bình thường.
+Vô sinh: Tinh hoàn ẩn bị teo đi, mất dần các tế bào mầm sinh tinh. Ở người bị tinh hoàn ẩn 2 bên nếu không điều trị thì rất khó có con. Trường hợp tinh hoàn ẩn một bên không điều tri, tinh hoàn bên đối diện cũng bị ảnh hưởng tới 40% khả năng sinh tinh.
Vì vậy, để giữ được tinh hoàn cho trẻ, tránh các biến chứng xảy ra cho tinh hoàn ẩn và tinh hoàn bên đối diện, không nên chờ cho trẻ lớn mà cần mổ cho trẻ khi trẻ được một tuổi.
Ở trẻ bị tinh hoàn ẩn đến khám muộn sau một tuổi, nhưng chưa tới tuổi dậy thì, phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống cố định ở bìu, nhưng thường là tinh hoàn đã bị ảnh hưởng ít nhiều rồi, sau phẫu thuật cần theo dõi sự phát triển của tinh hoàn.
Đối với những trường hợp tinh hoàn ẩn để muộn tới sau tuổi dậy thì, thường gặp là tinh hoàn teo nhỏ, nằm cao trong bụng, nên cắt tinh hoàn, vì tinh hoàn đã mất chức năng và để ngừa nguy cơ ung thư hóa, sau đó đặt tinh hoàn nhân tạo. Nếu tinh hoàn còn tương đối lớn và thấp ở bẹn, gần bìu, có thể giữ lại tinh hoàn bằng phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, tuy nhiên sau đó cần theo dõi kỹ vì có thể nguy cơ ung thư hóa.
Trường hợp của bạn nên có bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn, vì vấn đề này liên quan đến sức khỏe sinh sản, bạn nên đến bệnh viện lớn nhé bạn, bây giờ viện 108 cũng là viện tốt nhất rồi bạn ạ.