
Nguyên nhân trẻ lại bị táo bón?

Táo bón là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm tuy nhiên nếu các mẹ không phát hiện kịp thời và điều trị sớm cho con sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ nhỏ. Táo bón khiến trẻ chướng bụng, biếng ăn, khó chịu và quấy khóc, táo bón lâu ngày còn gây sa trực tràng, trĩ,... làm trẻ rất đau đớn và suy kiệt sức khỏe.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ con
Táo bón ở trẻ con do nhiều nguyên nhân gây ra. Một mặt là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ còn non yếu nên hay mắc bệnh. Mặt khác là do thói quen chăm sóc con không đúng cách của các bậc cha mẹ. Với các trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ thì nguyên nhân là do mẹ ăn ít chất xơ, do mẹ chọn sữa không phù hợp với con hoặc do mẹ pha sữa cho con không đúng tỷ lệ (pha đặc quá). Đối với trẻ từ độ tuổi ăn dặm trở đi nguyên nhân nhiều khi lại xuất phát từ chính tâm lý lo sợ con gầy yếu của các mẹ. Chính vì tâm lý này, các mẹ thường bổ sung quá nhiều chất đạm trong bữa ăn cho con mà quên mất rằng chất xơ cũng rất cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó, nguyên nhân nhiều khi lại do sự mải chơi của trẻ, trẻ mải chơi mà nhịn luôn cả nhu cầu vệ sinh.
Các biểu hiện của trẻ khi bị táo bón
Để kịp thời phát hiện và điều trị sớm cho con, mẹ phải chú ý điều trị khi con có các biểu hiện sau: trẻ sơ sinh đi đại tiện dưới 2 lần/ngày, trẻ bú mẹ trên 2 ngày/lần, trẻ dừng bú mẹ trên 3 ngày/lần; kèm theo phân khô, cứng, trẻ khó đi đại tiện, phải rặn nhiều, đau vùng hậu môn…
Việc điều trị cho trẻ khó hơn người lớn bởi vì cơ thể trẻ còn non yếu, nhiều cơ quan chưa phát triển đầy đủ nên dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc. Vì vậy cần phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Chia sẻ kinh nghiệm điều trị táo bón ở trẻ
Chia sẻ với chúng tôi, chị Trần Thị Phương – xã Nam Trung, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã tâm sự như sau: “Bé nhà mình mới 2 tuổi, bé hay bị táo bón lắm. Mỗi lần bé bị táo bón, nhìn bé đi ngoài mặt mũi nhăn nhó đỏ gay vì phải dặn mạnh, nước mắt, nước mũi tèm lem mình thương con rớt cả nước mắt. Mình đã cất công tìm hiểu nhiều biện pháp để điều trị cho bé nhưng thấy khó quá. Cơ thể bé nhà mình còn non nớt như vậy, sử dụng thuốc không đúng là gây nguy hiểm ngay. Mình chỉ lo bệnh không khỏi lại mang thêm hậu quả của việc dùng thuốc nữa”. Tâm sự của chị Phương cũng là tâm sự của rất nhiều bà mẹ nuôi con nhỏ. Đúng là thuốc táo bón trên thị trường thì nhiều nhưng để tìm được một loại thuốc an toàn và hiệu quả dành riêng cho các bé lại thật là khó. Chị tiếp lời: “may sao có cô em dâu làm ở công ty dược, biết tình trạng của bé liền gửi vể cho mình 2 lọ sản phẩm tên là ”Nhuận Tràng Baby”. Mình cẩn thận hỏi rõ đứa em nào là về thành phần, công dụng, tác dụng phụ… của sản phẩm thì được biết sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược, bao gồm các vị thuốc Đại Hoàng, Phan Tả Diệp có công dụng thông tiện, nhuận táo, Bạch Thược, Mạch Môn, Đương Qui… có tác dụng bổ huyết, sinh tân dịch từ đó mà nhuận tràng, thông đại tiện cho trẻ. Ngoài ra sản phẩm còn giúp kiện tỳ, cải thiện đường tiêu hóa của bé, giúp bé hấp thu tốt, hay ăn chóng lớn. Đặc biệt, sản phẩm rất an toàn với trẻ em, có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh. Mình mừng quá! Mình cho bé nhà mình sử dụng ngay và thật bất ngờ chỉ sau một ngày bé đã đi ngoài được. Sản phẩm dưới dạng siro, vị ngọt dễ uống nên bé nhà mình tự giác uống lắm, chẳng phải để mình “vật lộn” như mọi khi nữa. Bây giờ nhìn bé khỏe mạnh, chóng lớn mình thấy sung sướng vô cùng. Khi được đề nghị thực hiện một cuộc phỏng vấn mình đã đồng ý ngay vì mình cũng là mẹ, mình hiểu được nỗi lo của người mẹ cho con thế nào và mình biết người mẹ nào cũng muốn dành thứ tốt đẹp nhất cho con mình. Vì vậy mình đồng ý để chia sẻ kinh nghiệm này cho các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.”
Sản phẩm nhận được sự tin yêu của rất nhiều bà mẹ trên toàn quốc.

- Ăn quá nhiều thực phẩm ít chất xơ. Nếu trẻ uống nhiều sữa, ăn nhiều phô mai, sữa chua nhưng lại không ăn đủ lượng rau quả và ngũ cốc cần thiết thì trẻ có thể bị táo bón.
- Sợ toilet: Nếu đang trong quá trình rèn bé ngồi vào toilet thì có thể sẽ khiến trẻ căng thẳng. Bé sẽ bắt đầu cân nhắc mỗi khi muốn đi cầu. Nếu bé có các dấu hiệu của sự sợ hãi, căng thẳng mỗi khi đi đại tiện như gồng cứng người, cong lưng và đỏ mặt mà không có kết quả thì có thể là nỗi sợ toilet đang chế ngự bé.
Thậm chí, ngay cả khi bé chỉ ngồi bô thì bé cũng sẽ thường không gắng làm sạch ruột hoàn toàn, rất hay “ăn bớt” thời gian. Kết quả là các chất thải tích tụ lại và dần dần dẫn tới táo bón.
- Cơ thể thiếu nước: Nếu bé không uống đủ lượng chất lỏng, thì cơ thể sẽ hút hết các chất lỏng có thể, từ thức ăn, đồ uống đến cả lượng chất lỏng có trong chất thải. Kết quả là làm cho chất thải ở ruột già trở nên cứng, khô và khó “thoát” ra ngoài.
- Thiếu vận động: Sự hoạt động, vui chơi sẽ giúp cho máu được chuyển xuống hệ tiêu hóa. Nếu bé không vận động thì hệ ruột sẽ dễ gặp “rắc rối”.