Câu hỏi

18/11/2013 12:32
Cảnh báo các bệnh nguy hiểm do ngủ quá nhiều
Danh sách câu trả lời (1)

Thế nào là ngủ nhiều
Thời lượng của giấc ngủ trên thực tế không có một quy chuẩn nhất định nào cả vì điều này phụ thuộc vào cơ thể từng người cũng như độ tuổi của họ. Nhìn chung với người đã trưởng thành thì thời lượng của giấc ngủ cần thiết cho mỗi đêm là 6 – 9 tiếng. Tuy nhiên, với những người có sức khỏe tốt, ổn định thì có thể quãng thời gian này chỉ là 7 – 8 tiếng. Chuyên gia giấc ngủ, tiến sĩ Safwan Badr giải thích: "Một lối sống cân bằng, lành mạnh không chỉ giới hạn ở chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao. Thời điểm cũng như cách ngủ của bạn cũng quan trọng như thứ mà bạn ăn hoặc cách bạn rèn luyện thể lực. Điều quan trọng là, người trưởng thành cần hướng tới mục tiêu ngủ 7 - 9 giờ đồng hồ mỗi đêm để nhận được các lợi ích sức khỏe của giấc ngủ. Nó đặc biệt hữu ích đối với những người đang vật lộn chống chọi với một chứng bệnh mạn tính nào đó".
Giấc ngủ quá dài vào ban ngày hoặc ban đêm có liên quan với một rối loạn gọi là chứng ngủ rũ. Thay vì chỉ cảm thấy mệt mỏi đơn thuần, những người bị chứng ngủ rũ thường gà gật suốt ngày, đặc biệt là vào những thời điểm chẳng mấy thích hợp (như khi đang làm việc hoặc thậm chí là đang họp). Người bệnh có thể ngủ từ 12 đến 18 tiếng một ngày. Đây là một rối loạn phức tạp gồm các hiện tượng khác nhau của giấc ngủ phối hợp với giấc ngủ động mắt nhanh xảy ra khi bệnh nhân tỉnh táo.

Ngủ quá nhiều có liên quan với bệnh tuyến giáp, bệnh thận và bệnh gan, trầm cảm và sa sút trí tuệ. Ảnh minh họa
Nguyên nhân
Chứng ngủ lịm (hypersomnia) với các biểu hiện như lo lắng, thiếu năng lượng và gặp vấn đề về trí nhớ, kết quả là bệnh nhân luôn cần ngủ. Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn: rối loạn này khiến bệnh nhân ngừng thở tạm thời trong suốt giấc ngủ. Bệnh nhân muốn ngủ thêm vì nó làm gián đoạn chu kỳ của giấc ngủ bình thường. Ngoài ra còn có thể do rượu hoặc thuốc điều trị.
Trầm cảm cũng dẫn đến ngủ nhiều. Và cũng có những người chỉ đơn giản là thích ngủ nhiều.

Những người ngủ quá nhiều và quá ít đều có tỷ lệ tử vong cao hơn. Ảnh minh họa
Các bệnh do ngủ nhiều
1. Thừa cân, béo phì khi ngủ quá nhiều
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người ngủ 9-10 tiếng tăng 21% mắc béo phì trong 6 năm hơn những người chỉ ngủ 7-8 tiếng. Bởi vì khi bạn nạp năng lượng vào cơ thể bằng thức ăn và các chất dinh dưỡng nhưng bạn lại không sử dụng nó để hoạt động thì kết quả là năng lượng và các chất dinh dưỡng ấy sẽ tích tụ thành lượng mỡ thừa trong cơ thể ngày một nhiều gây nên tình trạng thừa cân, béo phì.
2. Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Nghiên cứu sức khỏe điều dưỡng (The Nurses’Health Study) với gần 72.000 phụ nữ tham gia, chỉ ra rằng những phụ nữ ngủ 9-11 tiếng mỗi đêm tăng 38% nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những người chỉ ngủ 8 tiếng. Nguyên nhân là do lúc vận động, tim thường đập rất nhanh, các cơ tim co bóp mạnh hơn, quá trình tuần hoàn máu của tim tăng nhanh. Lúc cơ thể nghỉ ngơi, tim cũng ở trong trạng thái đó. Nhịp tim, sự co bóp của các cơ tim và sự tuần hoàn máu giảm xuống. Chính vì thế thời gian bạn ngủ, bạn nghỉ ngơi quá lâu đều làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim và hệ tuần hoàn dần dần gây ra các bệnh về tim mạch như huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch…
3. Tăng khả năng từ vong do việc ngủ quá nhiều
Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những người ngủ bình quân dưới 4 tiếng/ngày hoặc trên 10 tiếng/ngày, dù nam hay nữ, đều có tỷ lệ tử vong cao vì nó gây ra những rối loạn về hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, là nguồn gốc phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm và suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng.
4. Làm tổn thương và gây ra các bệnh về hệ hô hấp
Do buổi sáng không khí trong phòng ngủ khá ô nhiễm, ngột ngạt, chứa nhiều vi khuẩn, khí CO2, chính vì thế khi bạn ngủ nướng vào buổi sáng rất dễ làm tổn thương và gây ra các bệnh về hệ hô hấp như cảm cúm, viêm họng, ho,…
5. Gây ra những tổn thương đối với hệ tiêu hóa
Qua một đêm dài, dạ dày bạn trống rỗng nhưng hoạt động của dạ dày vẫn diễn ra, vẫn tiết dịch vị, vẫn co bóp từ đó khiến dạ dày hoạt động kém hiệu quả và gây nên các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày…
6. Mất tập trung, làm việc kém hiệu quả, suy giảm trí nhớ
Một giấc ngủ dài khiến não tiêu hao khá nhiều oxy khiến tổ chức não tạm thời “thiếu dinh dưỡng” đồng thời cơ thể sẽ bị mất khả năng cân bằng hormone. Các nhà nghiên cứu tin rằng ngủ quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới các chất dẫn truyền thần kinh ở não như serotonin.Chính vì vậy khi bạn tỉnh dậy sẽ có cảm giác mệt mỏi, nặng đầu, mơ màng, thiếu sức sống, lười hoạt động, khó tập trung, làm việc không hiệu quả và tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, rất nguy hiểm.
7. Trầm cảm
Mặc dù mất ngủ thường liên quan nhiều hơn đến trầm cảm nhưng có 15% bệnh nhân trầm cảm ngủ quá nhiều. Ngược lại, ngủ nhiều cũng sẽ càng làm bệnh trầm cảm tồi tệ hơn. Trong một số trường hợp thì mất ngủ là 1 cách hiệu quả để chống trầm cảm.
8. Tạo ra cảm giác chán ăn khi ngủ quá nhiều
Đáng lẽ bạn sẽ thức dậy vào lúc 7 giờ sáng và nạp năng lượng bằng một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất thì đằng này bạn lại ngủ quên cả ăn sáng, đến khi thức dậy thì đã quá giờ ăn kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, đâu đầu khiến bạn có cảm giác chán ăn và tình trạng này kéo dài sẽ làm bạn quên hẳn bữa ăn sáng – một bữa ăn quan trọng nhất trong ngày luôn đấy nhé.
Theo bác sĩ Trần Hữu Bình, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, thông thường, ngủ nhiều hoặc thường xuyên rơi vào trạng thái thèm ngủ là hệ quả tất yếu của việc cơ thể đã thức quá lâu, mệt mỏi, lao lực vì công việc hoặc, trầm cảm, kiệt sức sau khi ốm.
9. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiều đường khi ngủ quá nhiều
Tiểu đường: Trong 1 nghiên cứu gần 9.000 người Mỹ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa giấc ngủ và nguy cơ mắc đái tháo đường. Những người ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm nguy cơ mắc bệnh này sẽ tăng 50% so với những người ngủ 7 tiếng. Nguy cơ cũng tăng lên ở những người ngủ ít hơn 5 tiếng.
Các nhà nghiên cứu chưa đưa ra kết luận cuối cùng về mối liên hệ giữa ngủ nhiều và tiểu đường nhưng họ cho rằng ngủ quá nhiều sẽ tạo ra nhiều bệnh lý làm tăng nguy cơ dẫn đến đái tháo đường.
10. Ảnh hưởng tâm lý
Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất cơ thể mà ngủ nhiều cũng gây ra các vấn đề về tâm lý nghiêm trọng cho người mắc phải. Khi bạn thức dậy và đồng hồ đã chỉ điểm 11, 12h trưa bạn cảm thấy bạn đã để lãng phí quá nhiều thời gian làm bao nhiêu việc. Điều này khiến bạn có cảm giác không hay và bắt đầu ngày làm việc trong tình trạng ngẩn ngơ.
Làm thế nào để không ngủ quá nhiều?
Nếu ngủ hơn 8 tiếng một đêm hãy gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân cho vấn đề này. Nếu nguyên nhân do việc dùng các chất gây nghiện thì cách tốt nhất là cai các chất này; nếu do các rối loạn trong cơ thể thì cần phải điều trị . Để có được giấc ngủ tốt và đủ các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Tránh dùng các chất chứa caffeine và rượu lúc gần đi ngủ. Tập thể dục đều đặn và tạo một không gian thoải mái trên giường ngủ.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Sức khỏe
Rao vặt Siêu Vip