VicoTas
Câu hỏi
Thu Trang thutrang
08/05/2013 10:46

Chăm sóc người bị tai biến như thế nào?

Tôi có người quen bị tai biến mạch máu não và hiện đang điều trị tại bệnh viện 115. Cho tôi hỏi cách chăm sóc như: ăn uống, đi lại để có kết quả tốt nhất trong việc điều trị. Người nhà tôi dùng Nattospes lâu dài thì có tác dụng phụ gì không?



Danh sách câu trả lời (5)
avatar conkavip 08/05/2013 10:46

Người bị tai biến mạch máu não, phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt. Chế độ ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và cân đối.

  • 1

    Nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu như: cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê), hạn chế muối ở bệnh nhân bị cao huyết áp, bệnh thận, và cho ăn thành nhiều bữa nhỏ từ 4 - 5 bữa ăn/ ngày.

  • 2

    Người bị tai biến mạch máu não cần được thay đổi tư thế nằm thường xuyên đặc biệt ở giai đoạn cấp sau đột quỵ. Không nên nằm trên giường qua cứng hoặc quá mềm, vệ sinh cở thể thường xuyên nhất là các chỗ bị tỳ đè để tránh viêm loét, mảng mục.

  • 3

    Nên thường xuyên vỗ rung ở sau lưng vì bệnh nhân nằm lâu 1 chỗ rất dễ bị viêm phổi, tăng tiết đờm dãi, xoa bóp vận động nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông tránh hiện tượng teo cơ, cứng khớp.

  • 4

    Bệnh nhân tai biến mạch máu não sau khi qua giai đoạn nguy kịch nên sớm kết hợp với các phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp, dùng thuốc đông y, phục hồi chức năng… để sớm phục hồi, hạn chế tối đa các di chứng về sau.

avatar Uni2805 08/05/2013 10:46

Bản thân mình là người đã mất hết hệ thống thần kinh. nhưng sau 3 tháng dùng thảo dược của PHÁP, mình đã phục 70-80%. Sau 9 tháng 95-99%, đến nay đã gần 6 năm . Và Bạn thân mình cách đây 4 năm có Bố 68 tuổi bị tai biến : Méo mồm, liệt nửa người đã tìm đến mình để hỏi mình đã chữa bằng thuốc gì. Và mình đã mách giúp chỗ mua, Và thật tuyệt vời, sau 7 tháng ông đã bình phục 70 -80 %. Vậy nếu bạn thật sự mong người th ân của bạn khỏe, hãy liên lạc ngay 0983 712 866 mình giúp ( Mình ở Phú Nhuận - TP HCM )

 

avatar lenguyenevent 08/05/2013 10:46

Tai biến mạch máu não là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê, mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều trường hợp được cứu sống nhưng có thể bị tàn phế suốt đời, giảm tuổi thọ và không còn khả năng lao động, khó hoà nhập cuộc sống bình thường.

Do vậy, vai trò của người thân trong quá trình chăm sóc người bị tai biến mạch máu não rất quan trọng. Trong giai đoạn đầu mắc bệnh, bạn cần phối hợp với bác sĩ điều trị để chăm sóc cho bố thật tốt. Tư thế nằm của người bệnh cần chú ý đầu giường cao 30 độ với đầu, cổ và thân người thẳng nhau, tránh gối cao gập cổ gây khó thở. Bên cạnh đó, bạn nên xoay trở tư thế nằm (nằm ngửa, nằm nghiêng trái, nghiêng phải) của người bệnh thường xuyên mỗi giờ để chống loét, giữ quần áo, tấm trải giường, nệm và da bệnh nhân khô ráo, sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn và tránh loét. Vệ sinh răng miệng 2-3 lần/ngày.
 
Về vấn đề dinh dưỡng thì tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh nhưng cần cho ăn theo hướng dẫn tránh bị sặc, nôn: cho ăn tư thế ngồi (nếu bác sĩ cho phép) hoặc nằm đầu cao 30 độ; dùng muỗng đút từng phần nhỏ thức ăn, đợi bệnh nhân nhai nuốt được rồi mới cho tiếp; nếu ăn bằng ống thông thì phải để điều dưỡng (y tá) thử ống, cho ăn, cho uống nước và thuốc. Ngoài ra, để máu lưu thông và tránh cứng khớp, teo cơ, bạn cần xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay chân cho người bệnh đồng thời phối hợp với nhân viên vật lý trị liệu để tập cho người bệnh.            
avatar truongson 08/05/2013 10:46

Bạn nên tham khảo các điều dưới đây, và chúc người nhà bạn mau khỏi bệnh:

Rất nhiều trường hợp đột quỵ bị di chứng suốt đời, trong số họ có không ít người mắc sẵn các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp... Do vậy vấn đề chăm sóc sau đột quỵ không chỉ giúp người bệnh có thể bình phục hoặc bình phục được phần nào mà còn kiểm soát tốt các bệnh liên quan và phòng ngừa đột quỵ tái phát.

Vì sao chúng ta bị đột quỵ?

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột mất máu nuôi do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Khi thiếu máu lên não, các tế bào não sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới yếu liệt, tê mất cảm giác nửa người, không nói được hoặc hôn mê. Có 2 dạng đột quỵ đó là: nhồi máu não (mạch máu não bị tắc làm não bị thiếu máu nuôi và hoại tử) và cơn thoáng thiếu máu não (tương tự trường hợp trên, nhưng mạch máu tự thông nên hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ).

Mạch máu não bị tắc do mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch dày lên dần, làm hẹp lòng mạch; xuất hiện cục máu đông di chuyển từ tim do tim bị bệnh loạn nhịp hoặc bệnh hẹp - hở van tim khiến máu ứ lại, đóng thành cục máu đông trong tim, sau đó chảy lên não làm kẹt lại gây tắc mạch máu não. Xuất huyết não (mạch máu bị vỡ làm chảy máu, chèn ép não bộ) và xuất huyết khoang dưới nhện (mạch máu bị phình rồi vỡ ra làm máu chảy vào khoang trống bao quanh não) cũng là nguyên nhân dẫn đến đột qụy.

Người có nguy cơ đột quỵ cao là người trên 55 tuổi, người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, các bệnh mạch vành, van tim, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, béo phì - thừa cân, lười vận động và bị stress nặng hay thường xuyên.

Phản ứng trước bệnh nhân bị đột qụy: Nếu thấy người bệnh có dấu hiệu ngã thì cần đỡ họ ngay tránh để họ bị va đập, sau đó để bệnh nhân nằm nghiêng qua một bên, nếu có nôn thì móc hết đờm dãi cho họ dễ thở. Sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt, không nên xoa dầu cao hay tự ý cho họ dùng thuốc.

 Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi dưỡng não bị tắc bởi cục máu đông.

Phục hồi cho người bệnh bằng chế độ ăn và tập luyện

Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của bệnh nhân đột quỵ cần đảm bảo đủ các chất tuy nhiên phải có một hàm lượng phù hợp: nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc...). Lượng protein cần giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Chất béo nên giữ ở mức 25-30g/ngày, chủ yếu là từ thực vật, các loại axít béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não. Vitamin và chất khoáng có trong các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Dùng acid folic ít nhất 300mcg mỗi ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mỳ và các sản phẩm từ ngũ cốc.

Thức ăn phải dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê… Khẩu phần ăn cần giảm muối và nước. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích… Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30-35Kcalo/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mỳ, bún, miến.

Duy trì tập thể dục: Khi ở bệnh viện, cần đổi tư thế nằm của bệnh nhân mỗi giờ để chống loét, giúp họ làm vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2-3 lần. Xoa bóp bắp cơ, vận động các khớp tay và chân cho bệnh nhân để máu lưu thông và tránh cứng khớp, teo cơ. Tập vận động để giúp hồi phục nhanh. Sau khi xuất viện, tập vận động tại nhà hoặc tại phòng tập vật lý trị liệu. Cố gắng cho bệnh nhân tự làm các hoạt động sinh hoạt hằng ngày với sự trợ giúp của thân nhân để có thể hồi phục sớm và sống độc lập. Có thể sửa đổi một số vật dụng để họ dễ sử dụng hơn, không nên làm thay hoàn toàn cho người bệnh.

Chú ý: Tất cả bệnh nhân đột quỵ cần từ bỏ các thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu, ăn mặn…, cần uống thuốc đầy đủ theo toa và tái khám đúng hẹn của bác sĩ. Các bệnh phối hợp cần phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh bệnh tái phát

avatar ZiMaNo1 08/05/2013 10:46

Bạn đang điều trị cho mẹ ở bệnh viện 115, như vậy, bạn có thể yên tâm về mặt chẩn đoán và điều trị. Khi đưa mẹ về nhà, bạn nên hỏi kỹ bác sĩ điều trị về chế độ ăn, tập luyện, phục hồi chức năng. Nattospes có tác dụng giúp làm tan cục máu đông, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông mới. Từ đó, hồng cầu có thể luồn lách được vào các mạch nhỏ, dòng máu sẽ lưu thông tốt và giúp cho vùng tổn thương mau được hồi phục. Kinh nghiệm theo dõi trên 20 năm nay cho thấy: Enzym Nattokinase - thành phần chính của Nattospes không gây tác dụng phụ, bạn có thể cho mẹ dùng từng đợt từ 3 đến 6 tháng. 

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Bệnh viêm họng hạt mãn tính có chữa được không?

Đăng lúc: 10:45 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có thuốc nào chữa sổ mũi cho bé tận gốc mà lại tác dụng sau 1 ngày không?

Đăng lúc: 10:44 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Vì sao mắt mờ sau mổ cườm khô?

Đăng lúc: 10:44 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Xuất huyết tiêu hóa do đâu và biểu hiện như thế nào?

Đăng lúc: 10:44 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cạo cao răng giúp ngừa đột quỵ

Đăng lúc: 10:44 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bị ra mồ hôi nhiều ở nách?

Đăng lúc: 10:44 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mình muốn mua nấm linh chi làm thuốc chữa bệnh?

Đăng lúc: 10:44 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Những thực phẩm giúp tăng cường mật độ xương?

Đăng lúc: 10:44 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tegreen97 của Nuskin có hỗ trợ điều trị ung thư không?

Đăng lúc: 10:44 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Đang mang thai xét nghiệm máu rubella dương tính

Đăng lúc: 10:43 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Thị Hoa Hồng Hạch là gì? Nổi hạch thì có phải là bệnh không?

Đăng lúc: 10:43 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách chữa bệnh á sừng ở tay

Đăng lúc: 10:43 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh tổ đỉa có phải là do di truyền không?

Đăng lúc: 10:43 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách trị hôi nách nặng ?

Đăng lúc: 10:43 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Củ Chuối Bệnh trĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Đăng lúc: 10:43 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Thu Trang Dấu hiệu bình thường và không bình thường của "đèn đỏ" như thế nào?

Đăng lúc: 10:43 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi hỏi về bệnh viêm xoang? Có cách nào để chữa khỏi hẳn không?

Đăng lúc: 10:42 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Văn Tùng Có cách nào chữa khỏi bệnh tiểu đường không?

Đăng lúc: 10:41 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Con gái tôi bị táo bón, làm sao để phòng bệnh?

Đăng lúc: 10:41 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về chữa rối loạn tiền đình

Đăng lúc: 10:41 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip