Câu hỏi

21/05/2013 11:11
Chế độ trợ cấp khi thai sản tính như nào?
“Trong thời gian mang thai, tôi có được nghỉ việc để đi khám thai? Nếu sẩy thai thì được giải quyết ra sao? Có phải nếu sinh đôi thì thời gian nghỉ được tăng gấp đôi và các chế độ do bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng tăng?”
youandme
21/05/2013 11:11
Danh sách câu trả lời (1)

Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TP.HCM, trả lời: Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp nếu ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hay thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần đi khám.
Trong trường hợp sẩy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10 ngày (thai sẩy dưới một tháng tuổi), nghỉ 20 ngày (thai sẩy từ một đến ba tháng tuổi), nghỉ 40 ngày (thai sẩy từ ba đến dưới sáu tháng), nghỉ 50 ngày (thai sẩy từ sáu tháng trở lên).
Theo Điều 31 Luật BHXH, lao động nữ sinh con hưởng trợ cấp thai sản tương ứng bốn tháng nếu làm việc trong điều kiện bình thường; năm tháng nếu làm nghề hoặc công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành, làm việc theo chế độ ba ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; sáu tháng nếu lao động nữ là người tàn tật từ 21% trở lên. Trường hợp sinh đôi, ngoài thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp nêu trên thì cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày hưởng trợ cấp thai sản. Ngoài ra, lao động nữ còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con (cứ mỗi con được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung hiện nay là 650 ngàn đồng).
Trong thời gian nghỉ thai sản, cả người lao động lẫn người sử dụng lao động đều không phải đóng BHXH và thời gian này vẫn được tính là thời gian có đóng BHXH. Từ ngày 1-7-2009, theo Luật BHYT thì trong thời gian thai sản, người lao động được hưởng BHYT.
Theo PLTPHCM

Trong trường hợp sẩy thai, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 10 ngày (thai sẩy dưới một tháng tuổi), nghỉ 20 ngày (thai sẩy từ một đến ba tháng tuổi), nghỉ 40 ngày (thai sẩy từ ba đến dưới sáu tháng), nghỉ 50 ngày (thai sẩy từ sáu tháng trở lên).
Theo Điều 31 Luật BHXH, lao động nữ sinh con hưởng trợ cấp thai sản tương ứng bốn tháng nếu làm việc trong điều kiện bình thường; năm tháng nếu làm nghề hoặc công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành, làm việc theo chế độ ba ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; sáu tháng nếu lao động nữ là người tàn tật từ 21% trở lên. Trường hợp sinh đôi, ngoài thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp nêu trên thì cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày hưởng trợ cấp thai sản. Ngoài ra, lao động nữ còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con (cứ mỗi con được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung hiện nay là 650 ngàn đồng).
Trong thời gian nghỉ thai sản, cả người lao động lẫn người sử dụng lao động đều không phải đóng BHXH và thời gian này vẫn được tính là thời gian có đóng BHXH. Từ ngày 1-7-2009, theo Luật BHYT thì trong thời gian thai sản, người lao động được hưởng BHYT.
Theo PLTPHCM
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip