Câu hỏi

21/06/2013 13:59
Cho em hỏi về cách chia 3 partition trong Mac?
E dùng disk Recovery (2 disk đi kèm MB) để chi thành 3 partition trên ổ đĩa: Mac OS (Extended Jounaled), Windows (MS-dos), Data (MS-dos).
E cài HĐH Mac trên ổ Mac OS thì ok, nhưng khi cài Win trên ổ Windows thì không được (bỏ disk win vẩn cho copy file, nhưng sau bước đó reset máy lại thì nó lại chạy vô HĐH Mac.. uổng công copy.. ).
Vây nhờ mấy huynh giúp dùm.. vì e muốn có 1 ổ chứa Data riêng nên mới fức tạp như vậy.Mong mọi người giúp đỡ!
viethoang
21/06/2013 13:59
E cài HĐH Mac trên ổ Mac OS thì ok, nhưng khi cài Win trên ổ Windows thì không được (bỏ disk win vẩn cho copy file, nhưng sau bước đó reset máy lại thì nó lại chạy vô HĐH Mac.. uổng công copy.. ).
Vây nhờ mấy huynh giúp dùm.. vì e muốn có 1 ổ chứa Data riêng nên mới fức tạp như vậy.Mong mọi người giúp đỡ!
Danh sách câu trả lời (1)

Mình đã chia HDD của Macbook Pro 120 GB thành 3 partition, 1 chứa MAC, 1 chứa Windows Vista và 1 chứa data và đã cài đặt cả Mac và Windows Vista thành công. Các bạn có thể làm theo các bước sau :
1. Trước tiên, phải cài boot camp beta bản mới nhất (tôi dùng bản 1.3) trên ổ cứng của Mac chưa phân vùng. Bởi vì sau khi phân vùng, Mac sẽ không cho cài boot camp. Bước này thật ra là dùng boot camp burn cho ta 1 đĩa CD (hoặc DVD) chứa driver các phần cứng của Macbook hoặc Macbook Pro khi ta cài Windows Vista (hoặc Windows XP).
2. Dùng 2 đĩa CD theo Macbook hoặc Macbook Pro để cài lại Mac. Trong quá trình cài đặt lại Mac, sau phần chọn ngôn ngữ, chọn Utilities-Disk Utility, chọn tiếp ổ cứng của Macbook hoặc Macbook và tiến hành phân vùng ổ cứng. Dung lượng của ổ cứng để cài đặt các hệ điều hành (Mac và Windows) và để chứa data là tùy theo nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý định dạng của ổ cứng chứa Mac phải là Mac OS Extended (Journaled), còn định dạng của ổ cứng dùng để cài đạt Windows và chứa data phải là MS-DOS file system. Sau khi phân vùng xong, thoát khỏi Utilities và tiến hành cài đặt Mac như bình thường.
3. Sau khi boot lại, máy sẽ vào Mac như bình thường. Bỏ đĩa cài đặt Windows vào ổ DVD. Restart lại máy và trong lúc máy khởi động, bấm phím alt (option) liên tục, chọn khởi động từ đĩa cài đặt Windows và tiến hành cài đặt Windows bình thường (như trên máy PC) trên ổ cứng đã phân vùng và dự định sẽ cài đặt Windows. Trong quá trình cài đặt Windows, nếu máy có restart lại, các bạn vẫn phải bấm phím alt (option) để chọn ổ cứng khởi động là ổ cứng chứa hệ điều hành Windows.
4. Sau khi cài đặt Windows hoàn tất, khởi động lại Windows, vẫn bấm phím alt (option) chọn khởi động từ ổ cứng chứa Windows, bỏ đĩa CD (hoặc DVD) chứa driver phần cứng của Macbook hoặc Macbook Pro đã tạo ở bước 1 để cài đặt driver các phần cứng. Thế là xong, các bạn đã hoàn tất việc cài đặt Mac và Windows cho máy Macbook hoặc Macbook Pro của các bạn
Sau khi cài đặt xong Windows, khởi động lại ( không nhần phím alt-option) và máy sẽ boot thẳng vào Mac. Để chọn hệ điều hành khởi động mặc định, trong Mac, chọn System Preferences, chọn startup Disk, và chọn Windows hay Macintosh HD.
Như trên đã nói, tôi đã cài đặt thành công theo cách này. Khi cài lại Mac hoặc Windows thì ổ cứng chứa hệ điều hành kia và ổ cứng chứa data sẽ không bị ảnh hưởng. Trong Mac sẽ nhận ra cả 3 ổ đĩa. Trong Windows chỉ nhận ra 2 (một chứa Windows và 1 chứa data).
Tuy nhiên, sau khi cài đặt driver cho WIndows (tôi xài Vista bản Ultimate) thì tôi bị lỗi sau và vẫn chưa tìm ra cách khắc phục :
1. Không cài được driver cho isight.
2. Khi cắm xạc, trong Windows vẫn báo là máy đang chạy bằng pin, phải restart lại thì Windows mới báo là đang cắm xạc.
3. Không cài đặt được hệ điều hành khởi động mặc định trong Windows (Control panel/ Startup disk), mặc dù phần help của boot camp trong Windows có hướng dẫn.
Chúc các bạn thành công!
1. Trước tiên, phải cài boot camp beta bản mới nhất (tôi dùng bản 1.3) trên ổ cứng của Mac chưa phân vùng. Bởi vì sau khi phân vùng, Mac sẽ không cho cài boot camp. Bước này thật ra là dùng boot camp burn cho ta 1 đĩa CD (hoặc DVD) chứa driver các phần cứng của Macbook hoặc Macbook Pro khi ta cài Windows Vista (hoặc Windows XP).
2. Dùng 2 đĩa CD theo Macbook hoặc Macbook Pro để cài lại Mac. Trong quá trình cài đặt lại Mac, sau phần chọn ngôn ngữ, chọn Utilities-Disk Utility, chọn tiếp ổ cứng của Macbook hoặc Macbook và tiến hành phân vùng ổ cứng. Dung lượng của ổ cứng để cài đặt các hệ điều hành (Mac và Windows) và để chứa data là tùy theo nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý định dạng của ổ cứng chứa Mac phải là Mac OS Extended (Journaled), còn định dạng của ổ cứng dùng để cài đạt Windows và chứa data phải là MS-DOS file system. Sau khi phân vùng xong, thoát khỏi Utilities và tiến hành cài đặt Mac như bình thường.
3. Sau khi boot lại, máy sẽ vào Mac như bình thường. Bỏ đĩa cài đặt Windows vào ổ DVD. Restart lại máy và trong lúc máy khởi động, bấm phím alt (option) liên tục, chọn khởi động từ đĩa cài đặt Windows và tiến hành cài đặt Windows bình thường (như trên máy PC) trên ổ cứng đã phân vùng và dự định sẽ cài đặt Windows. Trong quá trình cài đặt Windows, nếu máy có restart lại, các bạn vẫn phải bấm phím alt (option) để chọn ổ cứng khởi động là ổ cứng chứa hệ điều hành Windows.
4. Sau khi cài đặt Windows hoàn tất, khởi động lại Windows, vẫn bấm phím alt (option) chọn khởi động từ ổ cứng chứa Windows, bỏ đĩa CD (hoặc DVD) chứa driver phần cứng của Macbook hoặc Macbook Pro đã tạo ở bước 1 để cài đặt driver các phần cứng. Thế là xong, các bạn đã hoàn tất việc cài đặt Mac và Windows cho máy Macbook hoặc Macbook Pro của các bạn
Sau khi cài đặt xong Windows, khởi động lại ( không nhần phím alt-option) và máy sẽ boot thẳng vào Mac. Để chọn hệ điều hành khởi động mặc định, trong Mac, chọn System Preferences, chọn startup Disk, và chọn Windows hay Macintosh HD.
Như trên đã nói, tôi đã cài đặt thành công theo cách này. Khi cài lại Mac hoặc Windows thì ổ cứng chứa hệ điều hành kia và ổ cứng chứa data sẽ không bị ảnh hưởng. Trong Mac sẽ nhận ra cả 3 ổ đĩa. Trong Windows chỉ nhận ra 2 (một chứa Windows và 1 chứa data).
Tuy nhiên, sau khi cài đặt driver cho WIndows (tôi xài Vista bản Ultimate) thì tôi bị lỗi sau và vẫn chưa tìm ra cách khắc phục :
1. Không cài được driver cho isight.
2. Khi cắm xạc, trong Windows vẫn báo là máy đang chạy bằng pin, phải restart lại thì Windows mới báo là đang cắm xạc.
3. Không cài đặt được hệ điều hành khởi động mặc định trong Windows (Control panel/ Startup disk), mặc dù phần help của boot camp trong Windows có hướng dẫn.
Chúc các bạn thành công!
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Máy vi tính
Rao vặt Siêu Vip