
Cho em hỏi về cách thành lập 1 phòng marketting ?
Xin chào quý anh chị!
Em đang được giao nhiệm vụ làm một bản kế hoạch thành lập một phòng Marketing. Vì chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực này nên em chưa hình dung được phòng đó bao gồm những bộ phận nhỏ nào?Quy trình làm việc ra sao?Nhân sự được sắp xếp và làm nhiệm vụ gì?như thế nào? Sơ đồ của phòng? Các giấy tờ liên quan và cần thiết? Nội thất của phòng và cách sắp xếp sao cho hiệu quả nhất? Nếu có thể, anh chị có thể gửi cho em một số mô hình điểm hình của P.Marketing hiện nay trong và ngoài nước!
Mọi đóng góp của quý anh chị có thể gửi về email của em: phanhoilhu@gmail.com
yahoo: traitimcuatinhyeu_89
đt: 01657400971
Em cám ơn rất nhiều và mong mọi người giúp em với!

|

Phòng Marketing:
Chức năng nhiệm vụ:
- Định hướng chiến lược các hoạt động Marketing tại công ty. Xây dựng chiến lược & các hoạt động Marketing cụ thể cho từng thương hiệu. Sáng tạo các hình thức Marketing phù hợp với đặc tính của thương hiệu.
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh để theo dõi hiện trạng từng nhãn hiệu của công ty.
- Phối hợp với bộ phận kinh trong việc sáng tạo và phát triển các vật phẩm quảng cáo tại cửa hiệu, các chương trình khuyến mãi.
- Lên kế hoạch các hoạt động PR và lập ngân sách theo chiến lược ngắn hạn và dài hạn của Công ty. Tổ chức các sự kiện (họp báo, hội thảo, soạn thông cáo báo chí, cung cấp thông tin ra bên ngoài). Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền thông. Đánh giá kết quả truyền thông dựa trên khảo sát. Chăm sóc website, đưa tin bài lên website. Tổ chức các hoạt động trong nội bộ công ty nhằm tạo tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong công ty.
- Thu thập các ý kiến đóng góp trong nội bộ và bên ngoài và chuyển các bộ phận liên quan giải quyết. Xây dựng, triển khai, kiểm soát các chương trình hỗ trợ cho tất cả các kênh phân phối như khuyến mãi cho các kênh phân phối, trưng bày tại các điểm bán (siêu thị, CH tự chọn, điểm bán sỉ, điểm bán lẻ).
- Đảm bảo mục tiêu của Marketing luôn gắn liền với Kinh Doanh.
- Tạo mối quan hệ với các khách hàng trung gian để thúc đẩy doanh số thông qua việc tổ chức các hội nghị khách hàng, chương trình khách hàng thân thiết…
- Cập nhập và đưa ra những phản hồi về thị trường và thông tin đối thủ cạnh tranh, đề xuất những hoạt động phản ứng lại đối thủ cạnh tranh nhằm chiếm ưu thế trên thị trường.
- Tổ chức các hội chợ thương mại trong nước và quốc tế.
- Phối hợp với bộ phận kinh doanh đưa ra chiến lược phát triển kênh phân phối mới.

Chiến lược marketing với doanh nghiệp
Khó khăn cố hữu cho các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực thi chiến lược marketing, đó chính là vấn đề về vốn. Đối với những doanh nghiệp có tên tuổi thì việc xây dựng một chiến lược marketing được coi là công việc của các chuyên gia, các nhà tư vấn, thiết kế và để thực hiện những chiến lược này thì không ít những công ty, tập đoàn lớn đã phải bỏ ra một số tiền khổng lồ. Vậy đối với doanh nghiệp chỉ có vài nhân viên, kinh phí hạn hẹp, không có nhiều thời gian để xây dựng hay thực hiện được chiến lược marketing cho doanh nghiệp của mình? Hiện nay, có không ít các chủ doanh nghiệp hay các nhà quản lý vẫn giữ quan điểm làm marketing có nghĩa là chi một số tiền để quảng cáo. Nhưng đó là quan điểm sai lầm vì marketing phải là sự đầu tư để tạo dựng, định vị thương hiệu và tạo sự khác biệt cho thương hiệu. Chính vì vậy khoản tiền chi ra để thực hiện hoạt động marketing là những khoản đầu tư cho hoạt động kinh doanh chứ không phải là chi phí sản xuất. Một khi doanh nghiệp đã xác định được khách hàng là mục tiêu của của mình thì phải biết tìm cách tiếp cận với từng đối tượng. Có rất nhiều các không mấy tốn kém để tiếp cận và thu hút các đối tượng này như: tạo ra các sự kiện làm cho khách hàng hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp, gừi email, gửi tin nhắn qua điện thoại…
Dù sao đi nữa, doanh nghiệp cũng đừng nên bỏ qua các kênh tiếp thị truyền thống. Chẳng hạn doanh nghiệp có thể thực hiện việc lập một website cho riêng mình. Đây là một hình thức khá đơn giản chỉ cần một máy tính nối mạng, người quản lý biết một vài thao tác về máy tính và chụp ảnh là có thể thực hiện việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp với chi phí rất phải chăng. Ngày nay với khoảng 20% dân số tương đương khoảng 16,7 triệu người sử dụng internet thì đây là cách tận dụng tối đa cho sự phát triển của internet tại Việt Nam trong những năm gần đây. Ngoài ra còn có thể xem xét thỏa thuận với các nhà hàng ở địa phương để cung cấp cho họ tách uống cà phê có in tên và logo của doanh nghiệp. Một cách làm khác (tất nhiên là tùy theo sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung ứng) là đến thẳng các trường học, các câu lạc bộ, bệnh viện để bán trực tiếp sản phẩm hay dịch vụ của mình và đổi lại cho các tổ chức này bằng một số tiền hoa hồng được sử dụng làm quỹ cho một dự án nào đó. Việc cùng tham gia (như viết chương trình, cung cấp thông tin, tổ chức các buổi hội thảo) cho các dự án công cộng để có cơ hội đưa tên tuổi của doanh nghiệp mình ra công chúng cũng là cách nên làm. Nhưng cuối cùng thì điều quan trọng nhất vẫn là doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo và luôn tạo cho mình nét độc đáo, khác lạ để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Ngọc Quyên tổng hợp