Câu hỏi

08/07/2013 13:47
Cho mình hỏi Du lich Lạng Sơn thì đi những đâu?
Danh sách câu trả lời (6)

Bạn tham khảo ở topic này nhé! http://www.vatgia.com/hoidap/4397/18081/du-lich-lang-son-co-j-hay-k0-a.html
Từ Hà Nội đi theo Quốc lộ 1A, du khách ngồi xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm nghiêm hùng vĩ. Đường 1A trườn dài theo những sườn đồi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, trái ngọt và những làn điệu Then, Sli, lượn Tày, Nùng đặc sắc.
Đến với xứ Lạng, du khách ngỡ ngàng vì nơi đây không khí trong lành và có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng từ xưa. Thị xã Lạng Sơn thủ phủ của xứ Lạng trải mình trong một thung lũng rộng lớn. Con sông Kỳ Cùng êm đềm uốn khúc chảy qua thị xã. Cầu Kỳ Cùng nối liền hai bờ và nối liền hai danh thắng nổi tiếng là chùa Tiên, giếng Tiên và Nhất Nhị Tam Thanh, núi nàng Tô Thị...
Đến thị xã Lạng Sơn qua khỏi cầu Kỳ Cùng 1km về phía Tây Bắc gặp dãy núi hùng vĩ giăng giữa đất trời đó chính là núi Nhị Tam Thanh và núi nàng Tô Thị bồng con chờ chồng son sắt thủy chung. Đây là một quần thể núi non hang động kỳ thú. Bên ngoài động Nhị Thanh có ngọn núi Sài Sơn, một ngọn đồi nhỏ thấp thoáng lưng chừng núi. Hang Nhị Thanh rất rộng có nhiều ngóc ngách vách động lô nhô, nhiều nhũ đá nhỏ xuống muôn hình vạn dạng. Nhiều nhũ đá nhìn giống các vật thể đến lạ lùng: nơi thì trông giống Tiên ông đang ngồi vuốt râu, chỗ thì giống Tôn Ngộ Không cầm quạt ba tiêu cưỡi gió, lại có chỗ giống hệt con sư tử trầm mình, có những nhũ đá trong động gõ vào tiếng kêu thanh như chuông.
Đi sâu vào cuối động có một ngách hang có những nhũ đá giống hình người vung gươm, nhân dân gọi là tượng Thạch Sanh chém Xà tinh cứu công chúa... Hang Nhị Thanh không những phong cảnh hữu tình mà còn là một di tích lịch sử được Nhà nước ta công nhận và bảo vệ từ những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ trước. Từ thế kỷ 18, Ngô Thì Sĩ được phong trấn thủ Lạng Sơn - ông cho dựng chùa ở trên động để thờ Khổng Tử, Lão Tử, Thích ca nên còn có tên là Tam giáo tự. Đỉnh vòm động cho khắc bốn chữ lớn “Bất khả hình dung”, nghĩa là không thể tưởng tượng được hết vẻ đẹp của Nhị Thanh. Hai bên vách núi cho tạc chữ “Tam giáo tự” và “Nhị Thanh động”. Hiện nay trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các tác giả khác.
Trải bao trăm năm mưa gió, dãi dầu mà những tấm bia vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” nét chữ sắc như cắt. Cửa động có hai con giao long và hổ chầu hai bên, trên vòm động là tượng cụ Ngô Thì Sĩ ngồi tựa vào vách đá nho nhã thanh cao.
Xuyên qua động Nhị Thanh là con suối Ngọc Tuyền nước trong như gương mát lạnh, một đường điện được Bảo tàng Lạng Sơn mắc qua động giúp cho khách dễ đi và ngắm được hết vẻ đẹp của động. Giữa động có cửa thông thiên cho ánh mặt trời rọi xuống, dòng suối trở nên lung linh huyền ảo, vào trong động vừa được ngắm các nhũ đá kỳ thú vừa được nghe nước chảy gió reo.
Hết động Nhị Thanh men theo suối Thụ Phúc uốn theo chân núi Nhị Thanh đến một ngọn núi khác ấy là núi Tam Thanh. Trên núi Tam Thanh có động có chùa từ thuở xa xưa với tên Thanh Thiền tự. Trong động có tượng Phật A Di Đà tạc vào vách đá trang nghiêm thánh thiện. Cửa động còn ghi nhiều văn bia cổ ca ngợi cảnh đẹp của động. Đi sâu chừng 30m là hồ nước trong vắt đến tinh khiết có thể trông rõ từng viên cuội dưới đáy hồ, người xưa gọi là hồ Âm Ty. Nước trên trần đá nhỏ xuống tí tách quanh năm không bao giờ cạn.
Qua khỏi hồ Âm Ty có thể ra ra nhiều cửa khác đâm ra lưng chừng núi. Từ đó có thể thả hút tầm mắt chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, với những thửa ruộng bậc thang tươi tốt len lỏi bên những triền đồi nhấp nhô trải dài, ngắm thị xã Lạng Sơn đang chuyến mình đi lên. Xa xa là núi Đại Tượng nơi có chùa Tiên, giếng Tiên, linh thiêng kỳ thú. Xa hơn nữa ẩn hiện trong sắc nắng hoe vàng là ngọn núi Mẫu Sơn cao ngất, một nơi nghỉ mát lý tưởng và là xứ sở của đào trái vừa to vừa thơm ngọt.
Chếch về phía Tây Bắc núi Tam Thanh là núi Vọng Phu đã đi vào truyền thuyết của dân tộc, nàng Tô Thị bồng con chung thủy chờ chồng đi đánh trận phương Bắc trở về và hóa đá. Hình tượng núi Tô Thị đã hấp dẫn biết bao tao nhân mặc khách đến tham quan và đã đi vào thơ ca Việt Nam. Tuy nhiên, trải bao năm tháng nắng mưa dãi dầu và do tác động của con người, di tích này đã bị hủy hoại. Hiện nay tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản để giữ gìn một di tích, một huyền thoại đã đi vào tâm hồn của người Việt. Dưới chân nàng Tô Thị là hoang tích của thành nhà Mạc, dấu ấn của một thời phong kiến tương tàn đã đi vào lịch sử, thời gian và rêu phong càng tôn thêm vẻ cổ kính.
Đứng trên đỉnh núi Tam Thanh nhìn về phía sân bay Mai Pha thấy một ngọn núi đá “mồ côi” hình con voi phục đó là núi Đại Tượng. Trong bụng voi là một động lớn có chùa Tiên ngoạn mục, có giếng tiên hình bàn chân, nước đầy trong vắt quanh năm không cạn. Động này có tên là Song Tiên vì theo truyền thuyết có hai ông tiện ngồi đánh cờ, mải chơi đến sáng không về được nên hóa đá. Trong động có nhiều ngách có cửa thông thiên và lại có đường xuống hồ Thu Thủy, vách động nhiều nhũ đá thiên tạo rất giống hình tiên ông, hình con voi và hình con dơi bay... Động Song Tiên còn lưu bút tích của cụ Ngô Thì Sĩ trên vách đá mà nổi tiếng là bài thơ chữ Hán “Trần Doanh bát cảnh”, ngợi ca vẻ đẹp của xứ Lạng. Chùa Tiên thờ Tiên, Phật được lập vào thời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1460- 1497). Đây vừa là một thắng cảnh đẹp, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng chia nhân dân quanh vùng và khách thập phương.
Hàng năm cứ vào độ xuân về, chùa Tam Thanh, Tam giáo, chùa Tiên lại mở hội cầu mùa, cầu lộc, vui chơi. Hàng vạn nhân dân quanh vùng và khách thập phương tụ hội cúng lễ, đánh cờ, đánh cù, tung còn cùng những bầu rượu xứ Lạng thơm nồng và những làn điệu Sli, lượn giao duyên mê đắm lòng người.
Chợ Kỳ Lừa là nơi giao lưu văn hóa buôn bán của các dân tộc quanh vùng. Cứ đến ngày chợ phiên trai gái Tày, Nùng, Dao... lại nô nức xuống chợ để tìm bạn mua sắm, gia đình bắt đầu từ đây, những điệu then, Sli lượn cũng cất từ đây, tất cả cùng hòa quyện vẽ lên bức tranh quê hương con người xứ Lạng đậm đà bản sắc dân tộc. Chợ Kỳ Lừa hôm nay còn là nơi trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa ta và nước bạn Trung Quốc. Bạn lên thăm xứ Lạng đến chợ Kỳ Lừa sẽ thấy nét địa phương và đất nước kết hợp hài hòa.
Lạng Sơn nơi bắt đầu Tổ quốc từ km số 0 Hữu Nghị Quan và tấm bia chủ quyền Thủy Môn Đình bất hủ. Đến xứ Lạng có biết bao phong cảnh hữu tình, lịch sử đậm nét. Đến đây du khách được thăm danh lam thắng cảnh, thăm bản nọ, mường kia dự một buổi hát then, hát lượn, thưởng thức đặc sản quê hương.
Từ Hà Nội đi theo Quốc lộ 1A, du khách ngồi xe ô tô khoảng 2 tiếng đồng hồ là đến địa phận Lạng Sơn. Qua dãy núi Kai Kinh rồi đến ải Chi Lăng thâm nghiêm hùng vĩ. Đường 1A trườn dài theo những sườn đồi ngút ngàn thông reo. Từng đoàn xe lớn nhỏ hối hả về xứ Lạng ẩn mình trong sương sớm. Qua khỏi đèo Sài Hồ là đến thị xã Lạng Sơn, vùng biên ải của Tổ quốc nơi quê hương của hoa thơm, trái ngọt và những làn điệu Then, Sli, lượn Tày, Nùng đặc sắc.
Đến với xứ Lạng, du khách ngỡ ngàng vì nơi đây không khí trong lành và có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng từ xưa. Thị xã Lạng Sơn thủ phủ của xứ Lạng trải mình trong một thung lũng rộng lớn. Con sông Kỳ Cùng êm đềm uốn khúc chảy qua thị xã. Cầu Kỳ Cùng nối liền hai bờ và nối liền hai danh thắng nổi tiếng là chùa Tiên, giếng Tiên và Nhất Nhị Tam Thanh, núi nàng Tô Thị...
Đến thị xã Lạng Sơn qua khỏi cầu Kỳ Cùng 1km về phía Tây Bắc gặp dãy núi hùng vĩ giăng giữa đất trời đó chính là núi Nhị Tam Thanh và núi nàng Tô Thị bồng con chờ chồng son sắt thủy chung. Đây là một quần thể núi non hang động kỳ thú. Bên ngoài động Nhị Thanh có ngọn núi Sài Sơn, một ngọn đồi nhỏ thấp thoáng lưng chừng núi. Hang Nhị Thanh rất rộng có nhiều ngóc ngách vách động lô nhô, nhiều nhũ đá nhỏ xuống muôn hình vạn dạng. Nhiều nhũ đá nhìn giống các vật thể đến lạ lùng: nơi thì trông giống Tiên ông đang ngồi vuốt râu, chỗ thì giống Tôn Ngộ Không cầm quạt ba tiêu cưỡi gió, lại có chỗ giống hệt con sư tử trầm mình, có những nhũ đá trong động gõ vào tiếng kêu thanh như chuông.
Đi sâu vào cuối động có một ngách hang có những nhũ đá giống hình người vung gươm, nhân dân gọi là tượng Thạch Sanh chém Xà tinh cứu công chúa... Hang Nhị Thanh không những phong cảnh hữu tình mà còn là một di tích lịch sử được Nhà nước ta công nhận và bảo vệ từ những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ trước. Từ thế kỷ 18, Ngô Thì Sĩ được phong trấn thủ Lạng Sơn - ông cho dựng chùa ở trên động để thờ Khổng Tử, Lão Tử, Thích ca nên còn có tên là Tam giáo tự. Đỉnh vòm động cho khắc bốn chữ lớn “Bất khả hình dung”, nghĩa là không thể tưởng tượng được hết vẻ đẹp của Nhị Thanh. Hai bên vách núi cho tạc chữ “Tam giáo tự” và “Nhị Thanh động”. Hiện nay trên vách động còn ghi nhiều bài ký phú của ông và các tác giả khác.
Trải bao trăm năm mưa gió, dãi dầu mà những tấm bia vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” nét chữ sắc như cắt. Cửa động có hai con giao long và hổ chầu hai bên, trên vòm động là tượng cụ Ngô Thì Sĩ ngồi tựa vào vách đá nho nhã thanh cao.
Xuyên qua động Nhị Thanh là con suối Ngọc Tuyền nước trong như gương mát lạnh, một đường điện được Bảo tàng Lạng Sơn mắc qua động giúp cho khách dễ đi và ngắm được hết vẻ đẹp của động. Giữa động có cửa thông thiên cho ánh mặt trời rọi xuống, dòng suối trở nên lung linh huyền ảo, vào trong động vừa được ngắm các nhũ đá kỳ thú vừa được nghe nước chảy gió reo.
Hết động Nhị Thanh men theo suối Thụ Phúc uốn theo chân núi Nhị Thanh đến một ngọn núi khác ấy là núi Tam Thanh. Trên núi Tam Thanh có động có chùa từ thuở xa xưa với tên Thanh Thiền tự. Trong động có tượng Phật A Di Đà tạc vào vách đá trang nghiêm thánh thiện. Cửa động còn ghi nhiều văn bia cổ ca ngợi cảnh đẹp của động. Đi sâu chừng 30m là hồ nước trong vắt đến tinh khiết có thể trông rõ từng viên cuội dưới đáy hồ, người xưa gọi là hồ Âm Ty. Nước trên trần đá nhỏ xuống tí tách quanh năm không bao giờ cạn.
Qua khỏi hồ Âm Ty có thể ra ra nhiều cửa khác đâm ra lưng chừng núi. Từ đó có thể thả hút tầm mắt chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, với những thửa ruộng bậc thang tươi tốt len lỏi bên những triền đồi nhấp nhô trải dài, ngắm thị xã Lạng Sơn đang chuyến mình đi lên. Xa xa là núi Đại Tượng nơi có chùa Tiên, giếng Tiên, linh thiêng kỳ thú. Xa hơn nữa ẩn hiện trong sắc nắng hoe vàng là ngọn núi Mẫu Sơn cao ngất, một nơi nghỉ mát lý tưởng và là xứ sở của đào trái vừa to vừa thơm ngọt.
Chếch về phía Tây Bắc núi Tam Thanh là núi Vọng Phu đã đi vào truyền thuyết của dân tộc, nàng Tô Thị bồng con chung thủy chờ chồng đi đánh trận phương Bắc trở về và hóa đá. Hình tượng núi Tô Thị đã hấp dẫn biết bao tao nhân mặc khách đến tham quan và đã đi vào thơ ca Việt Nam. Tuy nhiên, trải bao năm tháng nắng mưa dãi dầu và do tác động của con người, di tích này đã bị hủy hoại. Hiện nay tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản để giữ gìn một di tích, một huyền thoại đã đi vào tâm hồn của người Việt. Dưới chân nàng Tô Thị là hoang tích của thành nhà Mạc, dấu ấn của một thời phong kiến tương tàn đã đi vào lịch sử, thời gian và rêu phong càng tôn thêm vẻ cổ kính.
Đứng trên đỉnh núi Tam Thanh nhìn về phía sân bay Mai Pha thấy một ngọn núi đá “mồ côi” hình con voi phục đó là núi Đại Tượng. Trong bụng voi là một động lớn có chùa Tiên ngoạn mục, có giếng tiên hình bàn chân, nước đầy trong vắt quanh năm không cạn. Động này có tên là Song Tiên vì theo truyền thuyết có hai ông tiện ngồi đánh cờ, mải chơi đến sáng không về được nên hóa đá. Trong động có nhiều ngách có cửa thông thiên và lại có đường xuống hồ Thu Thủy, vách động nhiều nhũ đá thiên tạo rất giống hình tiên ông, hình con voi và hình con dơi bay... Động Song Tiên còn lưu bút tích của cụ Ngô Thì Sĩ trên vách đá mà nổi tiếng là bài thơ chữ Hán “Trần Doanh bát cảnh”, ngợi ca vẻ đẹp của xứ Lạng. Chùa Tiên thờ Tiên, Phật được lập vào thời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức (1460- 1497). Đây vừa là một thắng cảnh đẹp, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng chia nhân dân quanh vùng và khách thập phương.
Hàng năm cứ vào độ xuân về, chùa Tam Thanh, Tam giáo, chùa Tiên lại mở hội cầu mùa, cầu lộc, vui chơi. Hàng vạn nhân dân quanh vùng và khách thập phương tụ hội cúng lễ, đánh cờ, đánh cù, tung còn cùng những bầu rượu xứ Lạng thơm nồng và những làn điệu Sli, lượn giao duyên mê đắm lòng người.
Chợ Kỳ Lừa là nơi giao lưu văn hóa buôn bán của các dân tộc quanh vùng. Cứ đến ngày chợ phiên trai gái Tày, Nùng, Dao... lại nô nức xuống chợ để tìm bạn mua sắm, gia đình bắt đầu từ đây, những điệu then, Sli lượn cũng cất từ đây, tất cả cùng hòa quyện vẽ lên bức tranh quê hương con người xứ Lạng đậm đà bản sắc dân tộc. Chợ Kỳ Lừa hôm nay còn là nơi trung chuyển giao lưu hàng hóa giữa ta và nước bạn Trung Quốc. Bạn lên thăm xứ Lạng đến chợ Kỳ Lừa sẽ thấy nét địa phương và đất nước kết hợp hài hòa.
Lạng Sơn nơi bắt đầu Tổ quốc từ km số 0 Hữu Nghị Quan và tấm bia chủ quyền Thủy Môn Đình bất hủ. Đến xứ Lạng có biết bao phong cảnh hữu tình, lịch sử đậm nét. Đến đây du khách được thăm danh lam thắng cảnh, thăm bản nọ, mường kia dự một buổi hát then, hát lượn, thưởng thức đặc sản quê hương.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Du lịch trong nước
Rao vặt Siêu Vip