
Cho tôi hỏi về thủ tục ly hôn?

Rất tiếc vì chuyện này lại xảy đến với gia đình bạn, hy vọng đây là quyết định đúng đắn để giúp 2 bạn có được cuộc sống tốt đẹp hơn!
1. Nếu 2 bạn Thuận tình ly hôn, không có tranh chấp (Tài sản, con cái,... đều thỏa thuận được)
Đây là trường hợp đơn giản nhất, 2 bạn chỉ cần mang CMT, đến địa phương mà 2 bạn đăng ký kết hôn. Trước khi vào cửa, ngoài cửa có sẵn đơn và bản hướng dẫn chi tiết luôn, ko cần phải hỏi ai cả.
2. Nếu 2 bạn Thuận tình ly hôn, có tranh chấp và không tự quyết định được tranh chấp đó.
Cái này thì mới ra Tòa và được hướng dẫn chi tiết thủ tục tùy theo tình huống thực tế của gia đình bạn.
3. Có 1 trong 2 bên không thuận tình (đơn phương ly hôn)
Nộp đơn lên Tòa (địa phương của người bị đơn phương ly hôn) và hỏi hướng dẫn tại đó.
Tóm lại, mọi thủ tục giờ đều có cập nhật thông tin thường xuyên, bạn nên đến trực tiếp địa phương nơi 2 vợ chồng bạn đăng ký kết hôn để hỏi, là ok hết.
Thân!

Thủ tục ly hôn: - Nếu đơn phương xin ly hôn thì Toà án Nhân dân quận, huyện nơi bị đơn đang cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) có thẩm quyền giải quyết. Nếu thuận tình ly hôn thì các bên có thể lựa chọn toà án nơi một trong hai bên đang cư trú
Nếu trong vụ án ly hôn có tranh chấp mà đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án Nhân dân tỉnh, thành phố (điều 33, 34, 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004). Nếu thuận tình ly hôn chị có thể lựa chọn toà án nơi người vợ hoặc người chồng đang cư trú.
Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:
1. Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng
2. Đăng ký kết hôn bản chính
3. Giấy khai sinh của các con
4. Giấy tờ về tài sản nếu có yêu cầu chia.
Căn cứ khoản 1 điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về căn cứ cho ly hôn như sau: Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.
Theo quy định tại điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn được quy định như sau:
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Theo quy định nêu trên nếu đất đai được xác định là tài sản chung của vợ chồng (được hình thành trong thời kỳ đăng ký kết hôn) về nguyên tắc sẽ chia đôi có tính đến công sức đóng góp của hai bên.
LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TRỢ GIÚP CỤ THỂ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ GIẢI PHÁP LANDCO
Website: http://luatlandco.com/noi-dung/thu-tuc-ly-hon-52.aspx
Số 158, Kim Hoa, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 04 3572 0852 ; Hotline: 091 888 1486

Kèm theo lá đơn này là bản sao có chứng thực hợp lệ của: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; chứng minh nhân dân của vợ, chồng; giấy khai sinh của con chung (nếu có); giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu tài sản (trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu tòa án chia tài sản chung của vợ chồng).
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện biết để đến làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo, người khởi kiện phải nộp tiền. Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai.
Tòa án giải quyết vụ án ly hôn trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thêm, nhưng không quá hai tháng.
Trong thời hạn này, tùy từng trường hợp, tòa án ra một trong các quyết định sau đây: công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử.
Trong một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Như vậy, thời hạn tối đa để giải quyết vụ án (ở cấp sơ thẩm) là 8 tháng.