VicoTas
Câu hỏi
avatar maaaaaa
20/05/2013 10:59

Cho tôi hỏi về việc thay đổi ngày giỗ, ngày chạp mả ?

Mình thấy hằng năm trong gia đình có những ngày giỗ hay chạp mã, thông thường là hay về quê tập trung giỗ cúng ông bà, là một phong tục tốt đẹp. Nhưng khó nổi là ngày giỗ hay chạp mả là theo ngày nhất định nên ko đúng vào ngày nghỉ việc như thứ 7 hay CN. Vậy để thuận lợi hơn mình có thể dời ngày giỗ hoặc chạp mả vào ngày nghỉ để con cháu về đông đủ hơn có được ko,? có bị hệ và cẫm kỵ gì ko ?
Nghe nói ngày giỗ có thể khấn dời đươc nhưng vẫn cúng cơm vào ngày chính kỵ. Còn ngày chạp mã trong tháng chạp đã chọn ấn định 1 ngày và từ lâu trở thành ngày lễ hội nhỏ trong gia đình, liên quan đến nhiều con cháu nội ngoại nên có thể thay đổi được ko? Có vấn đề gì ảnh hưởng? Xin các bạn nào biết chuyện này, góp ý giúp.

Danh sách câu trả lời (1)
avatar ML_112 20/05/2013 10:59
Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang còn sống (tức là trước ngày mất), có người lại cho rằng "trẻ dôi ra, già rút lại", vậy nên chết trẻ thì cúng giỗ đúng ngày chết, còn người già thì cúng trước một ngày. Vậy có câu hỏi: "Người trung niên chết thì cúng vào ngày nào"?

Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.

Nguyên ngày trước, "Lễ Giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ": chiều hôm trước lễ chính kỵ có "Lễ tiên thường" (Nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần vì khách đông phải chia ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau, người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ở nông thôn tuỳ theo thời vụ, muốn "Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ", buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế eo hẹp hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa phương. Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ). Cúng ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường hay lễ chính kỵ, lễ nào là lễ quan trọng hơn, chẳng qua đó là cách biện hộ cho phong tục từng nơi.

Kết luận: Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng kể cả chiều hôm đó mới chết.

Và theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Đây cũng là dịp thăm người thân trong gia đình, trong chi họ, dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng gọi là "trước cúng sau ăn", có mất đi đâu, cũng là để cho cuộc họp mặt thêm đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sinh hoạt, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Mà việc chi phí cũng không dồn lên đầu một ai vì ngoài phần do hương hoả mà có, mỗi người đều đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, nên mới có từ "góp giỗ", với ý nghĩa trên- "Uống nước nhớ nguồn"- việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục, nếu như người ta loại bỏ được những hủ tục có tính chất mê tín dị đoan, nếu như không bị lợi dụng một cơ hội cho bọn hãnh tiến khoe của bằng mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị, cho những ông tham nhũng dựa vào chức quyền nhận lễ giỗ hậu hĩ, một thứ đút lót trá hình.

Chính vì thể theo phong tục đó mà nhà ta đã giữ gìn việc tổ chức trang nghiêm ngày giỗ của các vị anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ nước như ngày giỗ tổ Hùng Vương, hội đền Kiếp Bạc... Cho nên, theo tôi, giữ gìn tục lệ đó theo ý nghĩa trong sáng của nó không có gì phải bàn.
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Lễ hội
Đức Việt Vai trò con trai trưởng, con trai, con gái trong gia đình và dòng họ?

Đăng lúc: 10:59 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Lễ hội SAKURA ko tổ chức ở VN nữa đúng ko?

Đăng lúc: 10:59 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Các bạn nữ thích được tặng gì trong ngày 8/3?

Đăng lúc: 10:59 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Người Nhật thường làm gì vào ngày lễ hoa (Hana matsuri)?

Đăng lúc: 10:59 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Đình Chèm ở đâu, hội hằng năm vào ngày nào, Đình thờ ai?ai biết chỉ giúp mình với!

Đăng lúc: 10:59 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Hội “ Lùng Tùng”của người Nùng được tổ chức vào thời gian nào?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto 1000 ngày hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội nghe nói hôm đó Hà Nội mình có chương trình gì đó hay lắm phải không mọi người?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Quà tặng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội <<<< Nên mua quà gì? Ở đâu

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Đại lễ 1000 năm Thăng Long, công nhân viên chức và học sinh- sinh viên có được nghỉ không?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Muốn biết cụ thể kế hoạch cấm xe lưu thông tại Hà Nội dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long ??

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Triển lãm Cây Cảnh 1000 năm Thăng Long,diễn ra bắt đầu vào ngày bao nhiêu ? địa điểm ở đâu ?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Hình ảnh tổng duyệt diễu binh tại quảng trường Ba Đình tối ngày 7/10 ?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Chơi nhạc kích động trong tiệc cưới có Văn hóa?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Xin hướng dẫn em nghệ thuật tặng hoa 8/3?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Liên hệ ở đâu?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Theo mọi người nước nào có nhiều tết nhất thế giới ?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

Manh Linh Các nước khác có ngày phụ nữ riêng không <ví dụ:ngày phụ nữ libi...>?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

lighting Lễ hội thảm sát cá heo trên bờ biển có nên bỏ hay không?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

nophoto Những bài hát vui về Đám Cưới ?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

Củ Chuối Lễ Hội Văn Miếu được tổ chức ở đâu và thời gian nào?

Đăng lúc: 10:58 - 20/05/2013 trong Lễ hội

Rao vặt Siêu Vip