
Cho trẻ ăn nhiều sương có thể tránh được bệnh còi sương?

Trẻ ăn nhiều xương chưa hẳn đã tránh được bệnh còi xương nếu chất canxi trong xương không được chuyển hóa tốt. Bệnh còi xương phát sinh do cơ thể thiếu canxi. Đa số trường hợp còi xương không phải do thực phẩm không cung cấp đủ canxi mà là do cơ thể thiếu vitamin D, khiến cho việc hấp thu, chuyển hóa canxi bị rối loạn. Vitamin D có rất ít trong thức ăn, nhưng tiền vitamin D lại có nhiều ở dưới da người. Dưới tác dụng của tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời, nó sẽ chuyển thành vitamin D. Vì vậy, muốn trẻ không bị còi xương, ngoài việc tăng cường thức ăn giàu canxi, cha mẹ còn phải cho trẻ tắm nắng hoặc uống vitamin D với liều 400 UI/ngày.
Trẻ bị còi xương là do thiếu canxi và vitamin D (vitamin D có tác dụng tăng cường hấp thu canxi ở ruột). Vitamin D có rất ít trong thức ăn; chỉ có một lượng ít trong gan các loại cá biển và lòng đỏ trứng. Nhưng ở dưới da có chất tiền vitamin D, dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời (tia tử ngoại) sẽ chuyển thành vitamin D. Vì vậy nếu kiêng khem không cho trẻ tắm nắng (phơi nắng) thì trẻ sẽ bị thiếu vitamin D dẫn tới còi xương. Nếu vào mùa đông không có nắng thì phải cho trẻ dùng các chế phẩm thuốc có chứa vitamin D theo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
Ngoài ra, cần cho trẻ ăn các thức ăn giàu canxi như sữa, phomát, tôm, cua, cá, đậu đỏ... thì mới phòng chống được bệnh còi xương.Như vậy muốn chống được còi xương thì phải cho trẻ tắm nắng hoặc uống vitamin D và ăn các thực phẩm giàu canxi, chứ không phải chỉ cho trẻ ăn nước xương ninh mà thôi. Các bà mẹ cũng nên tham khảo những kiến thức, thông tin khoa học về dinh dưỡng để có một chế độ ăn cho con hợp lý, giúp trẻ phát huy được sức vóc tối đa.
Tổng đài 1900599974 để được tư vấn trực tiếp
Hoặc soạn tin AZH – nôi dung gửi 8585