Câu hỏi

30/05/2013 09:26
Chủ động phòng bệnh cúm gia cầm như nào?
Chủ động phòng bệnh cúm gia cầm như nào?
thangloi
30/05/2013 09:26
Danh sách câu trả lời (1)

Virus cúm A/H5N1 có thể lây truyền từ gia cầm bị bệnh sang người qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh, các chất thải của gia cầm; do làm thịt gà, cắt tiết; do ăn thịt gia cầm bị bệnh nấu chưa chín; do tắm ở ao hồ, sông ngòi bị ô nhiễm bởi phân của thủy cầm bị bệnh…
Người bị nhiễm cúm gia cầm thường khởi phát đột ngột (thời gian ủ bệnh ngắn, trung bình 2-3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây) và có các biểu hiện: sốt cao liên tục trên 380C, đôi khi rét run, mặt đỏ, mạch nhanh, đau đầu, đau họng, mỏi cơ, kém ăn, tiêu chảy, hay nôn; thường ho khan, khó thở, thở nhanh nông, nghe phổi có ran. Chụp X-quang phổi có hình ảnh viêm phổi không điển hình, tiến triển nhanh. Bệnh nhân tử vong do suy hô hấp, trụy tim mạch.
Do vậy, cần hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh như gia cầm, thủy cầm, chim nuôi, chim hoang dã và các chất thải của chúng. Khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang, kính, mũ, găng tay, ủng, áo choàng… Sau khi tiếp xúc, phải rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc bằng hóa chất diệt khuẩn. Phát hiện sớm và thông báo cho cán bộ thú y, cán bộ y tế khi có gia cầm, thủy cầm bị bệnh hoặc chết để xử lý ổ dịch đúng qui cách.
Tuyệt đối không ăn tiết canh. Chỉ ăn thịt, trứng gia cầm, thủy cầm, chim có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm dịch. Không giết thịt và ăn các loại gia cầm, thủy cầm, chim nuôi, chim hoang dã bị bệnh hoặc chết.
Người bị nhiễm cúm gia cầm thường khởi phát đột ngột (thời gian ủ bệnh ngắn, trung bình 2-3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây) và có các biểu hiện: sốt cao liên tục trên 380C, đôi khi rét run, mặt đỏ, mạch nhanh, đau đầu, đau họng, mỏi cơ, kém ăn, tiêu chảy, hay nôn; thường ho khan, khó thở, thở nhanh nông, nghe phổi có ran. Chụp X-quang phổi có hình ảnh viêm phổi không điển hình, tiến triển nhanh. Bệnh nhân tử vong do suy hô hấp, trụy tim mạch.
Do vậy, cần hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh như gia cầm, thủy cầm, chim nuôi, chim hoang dã và các chất thải của chúng. Khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang, kính, mũ, găng tay, ủng, áo choàng… Sau khi tiếp xúc, phải rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc bằng hóa chất diệt khuẩn. Phát hiện sớm và thông báo cho cán bộ thú y, cán bộ y tế khi có gia cầm, thủy cầm bị bệnh hoặc chết để xử lý ổ dịch đúng qui cách.
Tuyệt đối không ăn tiết canh. Chỉ ăn thịt, trứng gia cầm, thủy cầm, chim có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm dịch. Không giết thịt và ăn các loại gia cầm, thủy cầm, chim nuôi, chim hoang dã bị bệnh hoặc chết.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Rao vặt Siêu Vip