
Chuẩn bị mang thai - Tư vấn
Tôi rất mong muốn mình có thai lại nhưng cơ thể tôi thường hay bị cảm, và tôi lại rất hay bị ho kéo dài vậy tôi có nên có thai ngay không? Tôi cũng xin nói thêm là ngày bé tôi đã hay bị viêm họng, thời gian vừa rồi tôi đã chuẩn bị tư tưởng cẩn thận ăn uống đầy đủ để có cơ thể khoẻ mạnh nhưng không hiểu sao tôi vẫn thường hay ốm vặt.
Theo thông tin của báo thì có thể uống bổ sung thêm sắt trước khi có thai 3 tháng, nhưng khi tôi uống bổ sung viên sắt axit folic thì thấy hay bị đái buốt đái dắt và có nhiều biểu hiện của nóng trong. Vậy có nên tiếp tục uống hay không? (Biên Thùy - Hà Nội)

Bạn nên mua ngay một gói bảo hiểm thai sản với chi phí tư 3 đến 4 triệu một năm nhưng được hưởng các quyên lợi sinh con tại các bệnh viện quốc tế với chi phí tư 42,000,000 VND.
Được bảo lãnh sinh bé tại các bệnh viện trong hê thống bảo lãnh ma không cân trả tiên trước như: Pháp Việt, Vũ anh, An Sinh....
Được bảo hiểm cả tai nạn, ốm bệnh, biến chứng thai sản va sinh con.
Điêu kiện quan trọng để được tham gia la chưa cấn thai. Tương ứng thơi gian chơ la 9 tháng.
Thơi gian chơ của biến chứng thai sản la 3 tháng
Bệnh chơ 1 tháng, bệnh đặc biệt va có sẵn chơ 1 năm.
Năm thứ 2 không áp dụng thơi gian chơ.
Lam HĐ va chuyển phát nhanh cho KH cung thẻ bảo lãnh. KH thanh toán phí băng chuyển khoản. Không tốn thơi gian cho KH lên trực tiếp công ty BH ma chỉ cân trao đổi qua emai, Tel..
Để được tư vấn va tham gia: MS LÂM :0906736066
yh:happyrose229@yahoo.com

6 tháng là khoảng thời gian an toàn tối thiểu mà các chuyên gia khuyến cáo đối với thai phụ bi lưu quá 2,5 tháng. Chị cũng có thể chờ đến 1 năm hoặc sẵn sàng đón bé nếu sức khỏe và điều kiện cho phép.
Thời điểm bắt đầu mang thai thích hợp nhất là khi cả hai vợ chồng đều khoẻ mạnh, tinh thần thoải mái và điều kiện kinh tế sẵn sàng để đón bé ra đời. Mùa hè và mùa đông là mùa của các căn bệnh lây nhiễm, thường hay có dịch sốt virus, sốt xuất huyết, cúm gia cầm nên chị cần tránh bắt đầu mang thai vào những mùa này để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Chị nên chọn mùa nào trong năm chị cảm thấy thoải mái dễ chịu nhất để mang thai.
Chị nên lưu ý một số điểm sau để tránh bị ốm vặt:
- Giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông.
- Tránh uống nước đá lạnh dễ gây viêm họng vào mùa hè.
- Làm việc trong phòng có điều hoà không khí chỉ nên để chế độ mát, để tránh bị cảm khi ra ngoài không khí nóng.
- Mang khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải khói bụi xe, vi khuẩn và các loại bệnh lây qua không khí.
- Khi ngủ nên để phòng thoáng nhưng kín gió để tránh gió lùa.
- Nên đi bộ thường xuyên (một biện pháp thể dục hiệu quả và ít tốn kém nhất) tuần 3 lần, mỗi lần không quá 30 phút.
Lưu ý:
Khi đã mang thai mà bị ốm, chị lưu ý là không nên dùng thuốc như trước nữa. Chị nên tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ
Với tiền sử thai lưu 1 lần, chị nên thăm khám nguyên nhân của lần trước để tránh những nguy cơ cho lần sau.
Để chuẩn bị sức khoẻ mang thai lần tới, chị nên:
- Tăng cường chế độ ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tránh những thực phẩm nhiều mỡ và đường.
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Uống viên sắt/acid folic, mỗi ngày 400micrograms.
- Xét nghiệm máu, tiêm phòng Rubella để tránh bị cảm cúm trong thời gian mang thai.
- Tránh hút thuốc và những nơi có khói thuốc.
- Không uống rượu, giảm lượng trà, cà phê.
- Tránh bị nhiễm khuẩn.
- Tránh những chất hoá học độc hại.
- Tránh bị stress.
Chị đang uống viên sắt và có biểu hiện đái dắt, đái buốt. Có thể do hai nguyên nhân chính:
1) Tác dụng phụ khi uống viên acid folic hàng tuần
Uống viên sắt có tể gây ra một vài tác dụng phụ như lợm giọng, buồn nôn, táo bón nhẹ. Ðiều này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Một số trường hợp có thể đi cầu phân đen, đừng lo ngại, tình trạng trên có thể nhanh chóng ổn định bằng các liều thuốc tăng dần từ thấp đến khi đủ liều: lúc đầu uống cách nhật, sau uống điều đặn hàng ngày
Ðể hạn chế tác dụng phụ và tăng khả năng hấp thu trong cơ thể nên uống viên sắt vào lúc đói trước khi ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ.
Chị có thể đến bác sỹ chuyên khoa và kể cho bác sỹ chi tiết tiền sử các bệnh khác và thuốc chị đang dùng để nhận được sự tư vấn hoặc thăm dò, xét nghiệm chuyên môn.
2) Viêm bàng quang hay nhiễm trùng đường tiểu?
Nếu chị có những biểu hiện nghi vấn như cảm giác nóng bỏng khi đi tiểu, mắc tiểu không dừng được và đau ở bụng dưới, chị nên gặp bác sỹ chuyên khoa để xin tư vấn và có những xét nghiệm cần thiết để xác định rõ nguyên nhân.
Nếu cảm thấy bị nóng trong
Chị có thể uống các loại nước có tính mát như nước rau má, nước sắn dây, nước cam, sinh tố quả bơ. Tránh ăn các loại hoa quả nóng của mùa hè như dưa hấu, xoài, vải, nhãn, mít... Chị có thể uống bổ sung viên vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể, tuy nhiên không nên uống quá liều, quá lâu, chỉ nên trong một thời gian ngắn 1 - 2 tuần.
Chúc chị mạnh khoẻ!