
Có bầu 3 tuần bị cảm mà dùng thuốc terpin dextromethorphan và thuốc dorithricin có ảnh hưởng tới bé ko?
Tôi có bầu 3 tuần bị cảm và sử dụng loại thuốc terpin dextromethorphan và thuốc dorithricin có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Ba tháng đầu là thời kỳ nhạy cảm nhất với các loại thuốc
Ba tháng đầu, thời kỳ mấu chốt để thai nhi phát triển các bộ máy của cơ thể là thời kỳ nhạy cảm nhất dễ bị ảnh hưởng xấu bởi các nhân tố hóa học, lý học, sinh học từ bên ngoài, do vậy thời kỳ này dùng thuốc phải đặc biệt cẩn thận nếu không sẽ dẫn đến sẩy thai hoặc thai bị dị dạng. Sau khi thụ tinh hai tuần (tức là thời gian trước và sau khi tắt kinh) nếu uống thuốc sẽ xảy ra hai trường hợp: Hoặc là ảnh hưởng nghiêm trọng sinh ra sẩy thai; hoặc là không ảnh hưởng hay ảnh hưởng rất nhẹ và thai nhi tiếp tục phát triển. Sau khi thụ tinh từ ba đến mười tuần các bộ máy của thai nhi đang được định hướng phát triển nên rất dễ bị tổn hại do tác dụng của thuốc. Thời kỳ này được gọi là “thời kỳ nhạy cảm cao độ”, sau thời kỳ này khả năng ảnh hưởng của thuốc với thai nhi dần dần giảm đi nhưng có một số thuốc vẫn ảnh hưởng rất nghiêm trọng với thai nhi vào những tháng cuối cùng. Sự ảnh hưởng của thuốc với thai nhi còn phụ thuộc vào liều lượng thuốc mà người mẹ uống nhiều hay ít, thời gian uống thuốc dài hay ngắn. Ví dụ, thời gian uống thuốc ngắn, liều cao có thể không gây ảnh hưởng rõ rệt với thai nhi nhưng nếu thời gian uống thuốc dài, liều lượng cao có thể dẫn đến thai nhi bị dị dạng, phát triển chậm, khiếm khuyết công năng hoặc sẩy thai. Sự ảnh hưởng của thuốc chia thành 5 cấp Các loại thuốc khác nhau thì mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Ở nước ta chưa phân loại ảnh hưởng của thuốc với thai nhi, ở Mỹ người ta chia ảnh hưởng của thuốc với thai nhi thành 5 cấp A, B, C, D và X theo mức độ tác hại tăng dần. Theo sự phân loại này thì loại A và B tương đối an toàn với thai nhi. Nhưng cũng là một loại thuốc lại có sự ảnh hưởng khác nhau theo sự phân cấp đó là liều lượng dùng cao hay thấp. Như vậy có thể nói cùng sử dụng một loại thuốc nếu liều lượng và thời gian dùng khác nhau thì mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau rất xa. Đối với người đang mang thai nên hết sức tránh dùng thuốc cấp D và X. Quan niệm sai lầm của người mang thai Trên thực tế có rất nhiều loại thuốc ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như vậy cấm người mang thai dùng thuốc có phải là kế sách vẹn toàn không? Tất nhiên không đúng như thế vì khi người mẹ bị ốm, bị bệnh thì đều có những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên phải ngăn ngừa hai quan niệm sai lầm hiện nay: Thứ nhất, có người mẹ kiên trì không dùng thuốc trong suốt thời gian mang thai, họ cho rằng dựa vào sức đề kháng của cơ thể để chiến thắng bệnh tật. Đương nhiên nếu là bệnh nhẹ thì có thể tự khỏi nhưng nếu bệnh tương đối nặng mà việc chữa trị dây dưa kéo dài thì bệnh không những không khỏi mà càng thêm nặng. Nghiêm trọng hơn nếu bệnh biến chứng trở thành mãn tính thì vừa mất nhiều công sức điều trị vừa ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Thứ hai, có người mẹ lại cho rằng mình chịu khổ, chịu đau một chút cũng không sao tất cả là để vì đứa con cưng của mình. Thực ra, cách nghĩ này hoàn toàn sai lầm vì trạng thái của người mẹ và hoàn cảnh trong dạ con quan hệ mật thiết với nhau nếu người mang thai bị bệnh thì làm sao bảo đảm rằng thai nhi vẫn phát triển khỏe mạnh? Cho nên khi người mang thai bị bệnh không nên để cho họ không chữa trị mà phải đến các bệnh viện chuyên khoa tư vấn để có biện pháp dùng thuốc đúng và hợp lý. Đối với người có bệnh mãn tính như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh cường tuyến giáp… Trước khi mang thai cần đến bệnh viện tư vấn để sớm điều chỉnh phương án chữa trị, còn đối với người có các loại bệnh cấp tính hoặc bệnh có thể chữa trị trong một thời gian nhất định thì nên chữa trị khỏi bệnh sau đó mới mang thai như vậy khi mang thai không còn phải lo lắng gì. Người mang thai bị cảm Bệnh mà người mang thai thường mắc phải là bị cảm gió, khi bị cảm nên chữa trị như thế nào? Nếu là bị cảm nhẹ thì người mẹ nên uống nhiều nước nóng, chủ ý nghỉ ngơi và uống vitamin C. Nếu bệnh hơi nặng đặc biệt là người sốt cao thì phải uống thuốc chữa trị. Khi dùng thuốc nên dùng một số loại thuốc giải cảm Đông y cùng với vitamin C và nên ăn nhiều hoa quả có hàm lượng vitamin C cao. Hãy nguyên tắc dùng thuốc khi mang thai Thời kỳ mang thai dùng thuốc nên tuân theo bảy nguyên tắc sau: 1. Phải thật thận trọng khi dùng thuốc. 2. Người có bệnh phải chữa trị bệnh trước khi mang thai. 3. Thời kỳ mang thai nếu phải dùng thuốc thì hết sức ít dùng nhất là ba tháng đầu. 4. Thời kỳ đầu nếu đã dùng thuốc mà kiểm tra thấy thai nhi bị dị dạng tốt nhất là nên đình chỉ mang thai. 5. Thời kỳ mang thai nếu người mẹ bị bệnh phải nên chữa trị kịp thời. 6. Nếu phải dùng thuốc nên chọn dùng loại thuốc đã được tư vấn thừa nhận, hết sức tránh dùng những loại thuốc mới. 7. Thuốc Đông y thì nên theo hướng dẫn với người có thai “thận trọng” hoặc “cấm dùng”./.

Chào bạn
Thuốc bạn uống chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú. Khi có bầu ko nên sử dụng bất cứ thuốc gì mà ko có sự chỉ dẫn của thầy thuốc bạn nhé. Bạn uống rùi thì chỉ còn cách đi khám, siêu âm xem thai nhi có sao ko bạn nhé.
Đúng là virus cúm và các loại virus khác đều bị “gán” cho cái tội gây dị tật cho thai nhi khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ thai nghén.
Tuy vậy, trên thực tế, qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn này (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh...) và khi có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này thì nên phá thai.
Các loại virus khác tuy bị “lên án”, nhưng hậu quả đối với thai nghén thật sự chưa có sự hiểu biết đầy đủ và trên thực tế thì chỉ là mối lo ngại chung chung.
Với virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm bệnh nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị hỏng và gây sẩy thai. Có người cho rằng cúm có thể gây sứt môi, đục thuỷ tinh thể mắt cho thai, nhưng không đưa ra các tỷ lệ gây dị tật có tính thuyết phục.
Nên biết rằng với những thai nghén bình thường, người mẹ không hề có bệnh tật gì trong lúc có thai, thì tỷ lệ dị tật các loại trên thai nhi đã có từ 1-2% trong tổng số thai được sinh ra. Vì thế, những thai có dị tật ở những bà mẹ có tiền căn bị cúm trong thời kỳ đầu của thai nghén rất có thể không phải do virus cúm.
Vợ chồng bạn không nên quá lo lắng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm để phát hiện sớm các dị tật bên ngoài (như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống...) hay các dị tật bên trong (như dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não...). Việc phá thai cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên khoa lây nhiễm và chuyên khoa sản.