
Có bị lây nhiễm HIV kể cả khi dùng bcs ?
Mọi người cho mình hỏi, QHTD mà có dung bcs thì xác suất bị nhiểm bệnh truyền nhiễm là bao nhiêu.
Số là e họ mình lỡ dại nghe lời dụ dỗ của ng ta và đã có QHTD với nhiều người, khi mình phát hiện ra thì có khuyên năn dạy bảo nó. Gần đây nó nghe tin 1 ng nó từng QHTD bị xida, nên nó rất hoảng loạn và sợ hãi. Mình có dẫn nó đi xét nghiệm thì đc báo là âm tính (không bị gì), mình có đọc trên mạng thì có một số thông tin là nhiểm bệnh không phát hiện liền mà sau mấy tháng tháng mới hiện rõ. Vậy phải làm sao, liệu khi phát hiện ra thì còn chữa trị kịp được không. Có cách nào đề phòng sớm khi nó chưa hiện ra ko. Khi nó QHTD có sử dụng bcs, nhưng khi nó dùng miệng làm điều đó thì ko có bcs, liệu có bị dính ko.

Dùng Bao Cao Su (BCS) chưa hẳn đã là an toàn tuyệt đối chắc hẳn bạn cũng biết điều này . Khi quan hệ tình dục (QHTD) có mang BCS nếu như chiếc BCS đó không lành chẳng hạn hoặc làm tình như hôn hít ... cũng có nguy cơ lây nhiễm rất cao . Nguy hiểm nhất là làm chuyện ấy với CaVe . 3

Vậy đã dùng miệng để quan hệ thì chắc chắn nhiễm HIV có đúng không? ( trường hợp miệng không bị trầy sước gì cả cũng bị nhiễm đúng ko?)

Bạn thân mến!
Bạn đang băn khoăn về khả năng lây nhiễm HIVqua cách thức quan hệ tình dục bằng miệng,thời gian phát hiện ra HIV. Chúng ta sẽ lần lượt trao đổi về thắc mắc này của bạn.
Bạn đã biết thông tin nào về cách thức lây nhiễm HIV rồi? Có thể bạn cũng đã biết, vi rút HIV vốn tồn tại trong máu, dịch tiết cơ thể của người bệnh như dịch sinh dục, dịch âm đạo…. Vi rút HIV sẽ lây từ người bệnh qua người lành nếu như nó có cơ hội xâm nhập vào những vết xước, vết tổn thương hở hoặc xâm nhập vào vùng niêm mạc (như niêm mạc mắt, dương vật) của người lành. Dựa vào cơ chế trên thì có thể có hai trường hợp xảy ra: Nếu người bị nhiễm HIV mà dùng miệng kích thích vào dương vật của người không bị nhiễm HIV nhưng trong miệng của người đó có bị tổn thương, có chảy máu (như chảy máu chân răng…) và để máu đó dây dính vào dương vật của người chưa bị nhiễm HIV thì khả năng lây nhiễm HIV vẫn có thể xảy ra. Ngược lại, nếu người không bị nhiễm HIV dùng miệng kích thích vào bộ phận sinh dục của người bị nhiễm HIV mà trong miệng của người kích thích cũng đang bị trầy xước, bị tổn thương thì dịch tiết có trong bộ phận sinh dục của người được kích thích sẽ tiếp xúc với vết thương hở trong miệng của người kích thích (người không bị nhiễm), do đó khả năng nhiễm HIV vẫn có thể xảy ra. Như vậy, khi thỏa mãn theo cơ chế như trên thì vi rút HIV từ người bệnh có thể lây sang người lành mà không phân biệt hình thức quan hệ tình dục bằng đường miệng hay quan hệ tình dục có giao hợp. Đối với khả năng lây nhiễm HIV thì chỉ có 0% hoặc 100% thôi bạn ạ.
Chúng ta không thể biết được một người nào đó có nhiễm HIV hay không bằng mắt thường vì vậy nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên đáng kể nếu quan hệ tình dục với nhiều người. Vì vậy để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục thì việc sử dụng biện pháp an toàn (dùng bao cao su) là giải pháp cần thiết. Bạn cũng lưu ý sử dụng bao cao su ngay từ đầu cho đến khi kết thúc quan hệ tình dục bạn nhé.
Hiện nay có hai cách thức chính để kiểm tra sự có mặt của vi rút HIV trong cơ thể là xác định trực tiếp sự có mặt của vi rút HIV thông qua các xét nghiệm tìm kháng nguyên của vi rút hoặc tìm ra kháng thể kháng lại vi rút HIV trong cơ thể. Thông thường, sau từ 7 đến 10 ngày có hành vi nguy cơ, người có nguy cơ nhiễm HIV có thể làm test nhanh PCR để kiểm tra sự tồn tại của kháng nguyên HIV trong cơ thể của mình. Xét nghiệm này có độ chính xác 80% và để kiểm tra chính xác mình có bị nhiễm HIV hay không thì người có nguy cơ lây nhiễm HIV vẫn cần đi làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng vi rút HIV (sau 2,5 tháng có hành vi nguy cơ).
Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn!
Chúc các bạn mọi điều tốt lành!