Câu hỏi

19/05/2013 18:17
Có lẽ ba mẹ tôi mắc nợ anh tôi từ kiếp trước?
bây giờ tôi rất buồn và không biết phải làm gì đây. tại sao ba me tôi lại có 1 người con trai như vậy chứ. năm nay anh ấy 24t rồi mà vẫn chưa có nghề nghiệp ổn định lại còn ăn chơi làm buồn long ba me rất nhiều. đâu phải họ bỏ bê mà vẫn lo lắng , quan tâm rất nhiều. mà anh tôi lại cho đó là sự gò bó. thật hết nói. đã 2 lần anh ấy gây nợ cho gia đình hàng mấy chục triệu. ba mẹ buồn lắm và khóc rất nhiều. anh hứa sẽ ngoan ngoãn, vậy mà chỉ sau 1 tháng lại làm tiếp 1 chuyện khác nữa. sau khi nhậu xong cả buổi chiều rồi còn định lấy xe đi chơi nữa. mẹ tôi cản lại không cho đi vì sợ say xỉn có chuyện gì thì sao. vậy mà anh ấy nổi giận lên nói là ko có tự do rồi quăng cái nón bảo hiểm cái rầm. mẹ tôi la thì anh ấy cãi lại và lấy cái nón đó đánh vào đầu mình. thật là hết thuốc chữa. sau đó vào lấy đồ đạc nói là đi làm nhưng thật chất là muốn bỏ nhà đi luôn. vậy bây giờ tôi phải làm gì đây. không thể kêu về vì như vậy sẽ làm anh wen đường cũ mà ko sợ. nhưng bỏ mặc thì tôi sợ anh sẽ gây ra chuyện gì khác ở ngoài xã hội và nhiễm những thứ tai hại khác. mà thật sự là tôi và 3mẹ hết sức lo lắng và dùng mọi biện pháp từ nhẹ nhàng đến cứng rắn nhưng sao vẫn ko có tác dụng. giúp tôi với!!!!!!!
cu0ngd3pz4i
19/05/2013 18:17
manhlinh
19/05/2013 18:17
chipchip
19/05/2013 18:17
Danh sách câu trả lời (3)

![[:(]](/images/wys/yahoo_sad.gif)
![[:(]](/images/wys/yahoo_sad.gif)
![[:(]](/images/wys/yahoo_sad.gif)

Tôi cũng ko biết có luật nhân quả nữa hay ko, nhưng mình đã làm được gì mà đòi hỏi ở người khác phải thế này thế khác chứ?

Nghiệp lực, nhân quả được Đức Phật nói rất nhiều và hầu như là nền tảng của giáo pháp. Nhưng chúng ta cũng không phải cứ mọi điều đều đỗ thừa nhân-quả.
Bạn đừng sử dụng câu "Ba mẹ mắc nợ anh từ kiếp trước", như thế sẽ càng làm anh bạn "lừng". Là cha mẹ, ai cũng thương con, cũng mong muốn con mình sau này là một người có ích cho xã hội, gánh vác cũng như đỡ đần gia đình. Là cha mẹ thì đều có quyền lực để răng dạy, giáo dục con cái,đừng để 4 chữ "kiếp trước mắc nợ" để tự an ủi mình mà làm cho con cái "lấn tới".
Trong di biểu học có 4 câu thế này :"Có hạt giống sẵng có-Có hạt giống trao truyền-Quân tập thời thơ ấu-Cả thời gian thai nghén". Cái hạt giống là cái tâm, cái tập khí khi thụ thai.
1."Hạt giống sẵng có" là tâm tính của một người có sẵng khi thụ thai do ảnh hưởng của kiếp trước.
2."Hạt giống trao truyền" là tập khí của thai nhi trong quá trình mang thai mang ảnh hưởng của cha mẹ. VD:các bà mẹ lúc mang thai hay koi phim kinh dị,bạo lực, nhìn những hình ảnh ghê gớm thì sinh con ra thường hay bị dị dạng, tổn thương hệ thần kinh...Cuộc sống trong gia đình không ổn định trong quá trình mang thai: bị ép chế, xào xáo gia đình thì thai nhi sau khi sanh có khi hiền ơi là hiền hoặc dữ ơi là dữ hoặc tâm tính dị kỳ.
3."Quân tập thời thơ ấu" có ý nói đến quá trình dạy dỗ lúc còn bé. Quá nuông chiều con,có khắc khe với con cũng sẽ dẫn đến hậu quả không tốt. Khi còn bé, gia đinh cãi vã, không hòa thuận sẽ gieo rắc lên tờ giấy trắng những ý nghĩ đen tối ,nhơ nhếch. Càng lớn lên càng tích tụ thêm nhiều, cộng với cuộc sống hàng xóm xung quanh chẳng hạn.
Cho nên, tuổi thơ còn nhỏ là quá trình dạy bảo tốt nhất của cha mẹ. Chúng ta cũng hay có câu:"Măng không uốn, thành tre khó bẻ". Quay trở lại vấn đề, cha mẹ bạn đã sử dụng hết tất cả các biện pháp mà không có kết quả, chuyện đến nước này thì cha mẹ ban nên để tự anh bạn xoay sở. Có nghĩa là cha mẹ sẽ nói chuyện nghiêm túc với anh bạn trong bữa cơn chẳng hạ về vấn đề tài chính trong gia đình và chủ ý là "con phải tự làm và tự ăn, cha mẹ không còn khả năng cho tiền con tiêu xài nữa".
Còn việc anh bạn lớn tiếng với cha mẹ thì bạn khuyên cha mẹ đừng buồn nữa, cứ để mặc anh bạn. Đến 1 lúc nào đó anh bạn sẽ thấy được gia đình quan trọng như thế nào.
Tóm lại, các bậc là cha mẹ đều có quyền răng dạy, mọi cách để dạy bảo con mình. Đừng để câu "kiếp trước mắc nợ" an ủi mình để rồi mọi chuyện càng xấu hơn.
Vài lời chia sẽ với vốn kiến thức nong cạn.Chúc gia đình bạn vui vẻ và hạnh phúc trở lại. Nguyện chư Phật gia hộ thân tâm chúng con thường lạc, hoan hỹ ! A Di Đà Phật !
Bạn đừng sử dụng câu "Ba mẹ mắc nợ anh từ kiếp trước", như thế sẽ càng làm anh bạn "lừng". Là cha mẹ, ai cũng thương con, cũng mong muốn con mình sau này là một người có ích cho xã hội, gánh vác cũng như đỡ đần gia đình. Là cha mẹ thì đều có quyền lực để răng dạy, giáo dục con cái,đừng để 4 chữ "kiếp trước mắc nợ" để tự an ủi mình mà làm cho con cái "lấn tới".
Trong di biểu học có 4 câu thế này :"Có hạt giống sẵng có-Có hạt giống trao truyền-Quân tập thời thơ ấu-Cả thời gian thai nghén". Cái hạt giống là cái tâm, cái tập khí khi thụ thai.
1."Hạt giống sẵng có" là tâm tính của một người có sẵng khi thụ thai do ảnh hưởng của kiếp trước.
2."Hạt giống trao truyền" là tập khí của thai nhi trong quá trình mang thai mang ảnh hưởng của cha mẹ. VD:các bà mẹ lúc mang thai hay koi phim kinh dị,bạo lực, nhìn những hình ảnh ghê gớm thì sinh con ra thường hay bị dị dạng, tổn thương hệ thần kinh...Cuộc sống trong gia đình không ổn định trong quá trình mang thai: bị ép chế, xào xáo gia đình thì thai nhi sau khi sanh có khi hiền ơi là hiền hoặc dữ ơi là dữ hoặc tâm tính dị kỳ.
3."Quân tập thời thơ ấu" có ý nói đến quá trình dạy dỗ lúc còn bé. Quá nuông chiều con,có khắc khe với con cũng sẽ dẫn đến hậu quả không tốt. Khi còn bé, gia đinh cãi vã, không hòa thuận sẽ gieo rắc lên tờ giấy trắng những ý nghĩ đen tối ,nhơ nhếch. Càng lớn lên càng tích tụ thêm nhiều, cộng với cuộc sống hàng xóm xung quanh chẳng hạn.
Cho nên, tuổi thơ còn nhỏ là quá trình dạy bảo tốt nhất của cha mẹ. Chúng ta cũng hay có câu:"Măng không uốn, thành tre khó bẻ". Quay trở lại vấn đề, cha mẹ bạn đã sử dụng hết tất cả các biện pháp mà không có kết quả, chuyện đến nước này thì cha mẹ ban nên để tự anh bạn xoay sở. Có nghĩa là cha mẹ sẽ nói chuyện nghiêm túc với anh bạn trong bữa cơn chẳng hạ về vấn đề tài chính trong gia đình và chủ ý là "con phải tự làm và tự ăn, cha mẹ không còn khả năng cho tiền con tiêu xài nữa".
Còn việc anh bạn lớn tiếng với cha mẹ thì bạn khuyên cha mẹ đừng buồn nữa, cứ để mặc anh bạn. Đến 1 lúc nào đó anh bạn sẽ thấy được gia đình quan trọng như thế nào.
Tóm lại, các bậc là cha mẹ đều có quyền răng dạy, mọi cách để dạy bảo con mình. Đừng để câu "kiếp trước mắc nợ" an ủi mình để rồi mọi chuyện càng xấu hơn.
Vài lời chia sẽ với vốn kiến thức nong cạn.Chúc gia đình bạn vui vẻ và hạnh phúc trở lại. Nguyện chư Phật gia hộ thân tâm chúng con thường lạc, hoan hỹ ! A Di Đà Phật !
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Gia đình và mối quan hệ
Rao vặt Siêu Vip