VicoTas
Câu hỏi
Đức Cảnh duccanh
30/05/2013 10:36

Có thuốc gì cho hội chứng ruột kích thích?

Mẹ tôi năm nay 59 tuổi, hơn một năm nay bị đau bụng dưới, buổi sáng rất đau đớn, chiều thì giảm dần. Đi khám nhiều nơi bác sĩ đều bảo bị hội chứng ruột kích thích. Uống thuốc rất nhiều vẫn không đỡ...

Mong các cô bác, anh chị có phương thuốc nào chỉ cho tôi với. Xin chân thành cảm ơn. (Thanh Hưng)
Nguồn: vnexpress


Danh sách câu trả lời (11)
avatar coolmoon 30/05/2013 10:36
Trị ruột kích thích bằng đậu đen xanh lòng

Trước đây mình từng bị hội chứng ruột kích thích. Uống thuốc đông, tây, nam, bắc gi cũng không khỏi. Chỉ uống đậu đen xanh lòng đến nay mình đã khỏi hoàn toàn. Mỗi sáng uống 49 hạt trước khi ăn 15 phút, ngâm rửa đậu với nước sôi khoảng 3 phút cho sạch đậu rồi mới uống. Chúc bạn thành công.

( quang minh )
Link whiteroses 30/05/2013 10:36
Thuốc trị hội chứng ruột kích thích

Xin hãy thử uống PANCRICON mỗi khi ăn, không được uống khi bụng đói. Thuốc này cũng rẻ thôi, khoảng 400 đồng một viên. Thuốc này uống lâu cũng không hại gì. Ngoài ra hàng ngày nên tập một phương thức của Dịch Cân Kinh như sau: Đứng bình thường hai tay đong đưa từ trước ra sau như đồng hồ quả lắc, hít thở mỗi nhịp đong đưa. Điều quan trọng nhất trong phương thức này là mỗi lần đong đưa hãy nhíu hậu môn một cái.

Chúc may mắn

Tuấn
avatar maaaaaa 30/05/2013 10:36
Giải pháp nhỏ cho điều trị hội chứng kích thích đường ruột

Chào bạn,
Vấn đề tâm lý đối với người bị hội chứng ruột (tên gọi khác là viêm cơ năng đại tràng) là rất quan trọng, hơn thế nữa sự thay đổi thời tiết, thói quen sống cũng là những yếu tố làm gia tăng hội chứng này.
Bạn hay cố gắng ổn định tâm lý và giữ nếp sống sinh hoạt điều độ một thời gian sẽ thấy kết quả khả quan hơn rất nhiều.

( Mến Nguyễn )
avatar bombeo113 30/05/2013 10:36
Chào bạn

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng đường tiêu hoá, không kèm theo rối loạn về cấu trúc và sinh hóa. Hội chứng này được gọi dưới nhiều tên khác nhau: hội chứng đại tràng kích thích, bệnh đại tràng co thắt, HCRKT… Đây là một rối loạn thường xuyên tái phát, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, thường làm nản lòng cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc.

Tần suất của HCRKT thay đổi tùy theo từng quốc gia, trung bình là 15-20% dân số. Tuy nhiên, số bệnh nhân thật sự còn lớn hơn nhiều vì chỉ có khoảng 30% trường hợp bệnh nhân đi khám bệnh. Tỷ lệ nam/ nữ là 1/ 2-4. Tuổi thường gặp là 40-60 tuổi.

Hiện tại Hội Chứng ruột kích thích thường bị chẩn đoán lầm hay bị bỏ sót vì triệu chứng không rõ ràng. Và đặc biệt cần phải có thời gian để theo dõi tiến triển các triệu chứng, thậm chí là phải làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

Về vấn đề điều trị:
Do bệnh này mang tính chất rối loạn cơ năng nhiều hơn là thực thể nên bệnh nhân cần được chăm sóc về tinh thần & theo dõi chặt chẽ chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi. Cụ thể như sau:

1. Chế độ ăn uống sinh hoạt:


Bệnh nhân có thể nhận biết các loại thức ăn nào thường “không dung nạp”, hay gây tiêu chảy và đau bụng (ví dụ như thức ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, sữa tươi…) và tự họ đã hạn chế bớt các loại thức ăn đó. Tuy nhiên, cần hướng dẫn bệnh nhân không nên kiêng cữ quá mức vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng.

Đối với trường hợp táo bón thường xuyên, cần khuyên bệnh nhân uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi hoặc dùng thêm chất cám (15-20g/ngày). Tránh các thức ăn khô, mắm, nhiều gia vị. Nên hoạt động thể lực, hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh bớt các căng thẳng về thần kinh…

2. Điều trị triệu chứng đau bụng và trướng bụng:

* Thuốc chống co thắt: thuốc kháng cholinergic (hyoscine, dicyclomine, atropin, scopolamine), thuốc chống co thắt hướng cơ trơn (phloroglucinol, alverine, mebeverine, trimebutine, pinaverine bromide, fenoverine), thuốc ức chế kênh canxi (pinaverium, nifedipine), thuốc chống trầm cảm (amitriptyline). Các thuốc này điều trị trướng bụng và giảm đau nhưng có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón.

3. Điều trị triệu chứng tiêu chảy: Chúng ta có thể sử dụng các nhóm thuốc sau đây, khi cần có thể phối hợp để tăng hiệu quả điều trị:


* Thuốc chống tiêu chảy: loperamide, diphenoxylate, cholestyramine… các thuốc này làm giảm chuyển vận của ruột nhưng không làm giảm đau bụng, có khi lại gây táo bón, trướng bụng do phản hồi.
* Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột: diosmectite, attapulgite mormoiron, bismuth … có hiệu quả che chở niêm mạc ruột, hấp phụ các độc tố nhưng cũng không làm giảm đau bụng khi dùng đơn độc.
* Các vi khuẩn thay thế : Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces boulardii… có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn chí đường ruột.

Hiện tại trên thị trường có hoạt chất Trimebutin được bác sĩ chỉ định nhiều (các thuốc thường thấy như: Debridat, Mabin,…) với liều lượng dùng hằng ngày 2 viên/lần x 3 lần/ngày, dùng liên tục trong 2 tuần sẽ làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên đây là thuốc kê toa, bạn nên đến thăm khám tại bác sĩ & tuân theo chế độ điều trị chỉ định, hạn chế tối đa việc tự mua thuốc chữa bệnh.

Mong rằng những lời khuyên này sẽ giúp ích được bạn.

BS Dương Minh Hùng
avatar hahaha 30/05/2013 10:36
Giải pháp cho bệnh

Theo tôi biết thì Hội chứng ruột kích thích có tên tiếng Anh là "Irritable Bowel Syndrome" hay viết tắt là IBS. Những người bị bệnh này thường bị đi ngoài liên tục do ruột dễ bị kích thích, không giữ lại thức ăn để tiêu hoá, co bóp mạnh, liên tục đẩy thức ăn vào đại tràng gây hiện tượng tiêu chảy. Cách duy nhất là tìm uống những loại thuốc làm giảm co bóp ruột như Digestive Advantage Irritable Bowel Syndrome (Ganeden Biotech, Inc.) hoặc Loperamide. Theo kinh nghiệm của tôi, uống nước cây mật gấu cũng rất hiệu quả.

( Nam )
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto Nơi chữa bệnh viêm mũi

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Văn Tùng Bệnh gân

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Triệu chứng này có phải bệnh dạ dày?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Ngồi máy tính nhiều bị khô mắt?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Thở khò khè là bệnh gì?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mày đay có ảnh hưởng đến tim?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cơ thể thường hay mỏi mệt, buồn ngủ, thỉnh thoảng khó thở, bị ngất?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh viêm màng bồ đào sau gây đục thủy tinh thể?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Đau mắt đỏ: làm sao mau hết?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Thế nào là viêm da thần kinh?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Xuân Trọng Ăn nhiều canxi có làm to sỏi mật?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hẹp van hai lá do đâu?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Em có bị mắc bệnh ung thư buồng trứng không?

Đăng lúc: 10:36 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có bạn nào gặp trường hợp đau mắt như mình không?Giúp mình với?

Đăng lúc: 10:35 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Những triệu chứng này có phải là HIV không?

Đăng lúc: 10:35 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi về não úng thủy?

Đăng lúc: 10:35 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cắt bao quy đầu co 1 ảnh hưởng gì đến chuyện ấy không?

Đăng lúc: 10:35 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Làm gì sau khi cắt bao quy đầu?

Đăng lúc: 10:35 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bị táo bón nên bị chảy máu ở hậu môn... Liêu có phải em bị nứt hậu môn rồi không?

Đăng lúc: 10:35 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip