
Đàn ông có bị đau khi quan hệ ko ?

Một số nam giới có cảm giác đau nhiều hoặc ít khi quan hệ tình dục mà không hiểu tại sao, do bất thường về cấu trúc của ''cái ấy'' hay bệnh đường tình dục? Đa số đều đi khám phụ khoa ngay, trong khi để giải quyết tình hình, họ còn cần cả sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
Đau dương vật
Tình trạng đau dương vật thường xảy ra trong hai trường hợp chủ yếu: khi ''cái ấy'' cong hoặc có bao quy đầu quá hẹp.
- Dương vật bị cong thường do lớp vỏ bọc của lớp khoang trong bộ phận này bị xơ. Lớp vỏ này có thể dày lên, vôi hoá và gây khó chịu khi giao hợp, nhất là khi dương vật bị lệch hẳn sang phía bị xơ.Trong trường hợp này, người bệnh nên đề nghị phẫu thuật để lấy đi lớp xơ; ''của quý'' nhờ vậy sẽ thẳng ra như mọi người.
- Sự co thít vòng quy đầu, còn gọi là chứng hẹp bao quy đầu có thể khiến cho người đàn ông khó cương cứng được và gây đau lúc giao hợp. Có khi, chứng hẹp bao quy đầu còn làm lớp bao thít chặt lấy phần đầu dương vật và gây tụ máu. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được giải phẫu ngay để tránh gây sự cố trong phòng the.
Đau khi xuất tinh
Nếu thấy đau khi xuất tinh, đấng mày râu nên nghĩ đến các nguyên nhân thường gặp sau đây:
- Do nhiễm trùng đường niệu đạo, một căn bệnh có thể lây lan qua đường sinh dục.
- Do nhiễm trùng đường tiểu, thường gây đau buốt khi người bệnh đi tiểu tiện.
- Hiếm gặp hơn là trường hợp nhiễm trùng tinh dịch. Mầm bệnh thường gặp ở các nam thanh niên mới trưởng thành. Biểu hiện rõ nhất của căn bệnh này là bạn tình của họ thấy đau ở khoang chậu; cả hai cần được thăm khám ngay để phát hiện bệnh sớm.
- Do kênh dẫn niệu đạo quá hẹp hoặc do viêm tiền liệt tuyến kinh niên. Hiện tượng ung thư tiền liệt tuyến hay gặp nhất ở đàn ông trên 50 tuổi.
Khi bị đau do một trong những nguyên nhân trên, người bệnh cần đi gặp ngay bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để khám và điều trị. Thường thì đàn ông đau khi quan hệ sẽ được xét nghiệm vi khuẩn trong nước tiểu hoặc trong tinh dịch. Khám nội soi tiền liệt tuyến cũng là việc cần làm để phát hiện bệnh.
(Mạnh Hùng - Theo BS. Frédéric Stearman, Doctissimo.com)/VietNamNet

Bệnh về da
Như bệnh vảy nến, viêm da… Dị ứng và nhạy cảm với hóa chất hoặc xà bông có thể gây viêm tấy phần da trên dương vật, nhất là khi chưa cắt bao quy đầu. Nguyên nhân gây bệnh thường không rõ. Để kiểm soát bệnh, bạn có thể thường xuyên dùng kem thoa hoặc lotion. Không nên tắm nước lạnh mà nên tắm với nước ấm hoặc nước mát, chỉ tắm trong thời gian ngắn. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh vảy nến cũng là đồng phạm. Nguyên nhân là do các tế bào da phát triển một cách nhanh chóng làm da trở nên dày và xuất hiện những mảng màu đỏ, trắng, bạc. Chúng thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, da đầu nhưng đôi khi cả ở thân thể, gân bàn tay, bàn chân và các ngón chân. Những mảng này có thể được chữa khỏi bằng cách thoa kem chứa steroid hàm lượng thấp, bệnh không gây nhiễm trùng. Bạn có thể dùng kem thoa hoặc lotion, tắm hoặc giữ ẩm cho da, tránh phơi da dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, cần tránh những tác nhân có nguy cơ gây bệnh như:
- Căng thẳng và lo lắng có thể gây bệnh một cách đột ngột hoặc có thể làm triệu chứng bệnh thêm nặng.
- Nhiễm trùng do cầu khuẩn chuỗi gây ra.
- Tránh hút thuốc lá, uống rượu.
- Có chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý.
Ngoài ra, nhiễm trùng do nấm cũng gây ngứa ngáy và đau rát phần đầu dương vật, làm giảm hưng phấn khi quan hệ do ngứa và đau rát đầu dương vật.
Nhiễm trùng đường tiểu
Đường tiểu là hệ thống tạo thành nước tiểu và thải ra ngoài cơ thể. Nó bao gồm bàng quang, thận và những ống nối các bộ phận này lại với nhau. Khi mầm bệnh xuất hiện trong đường tiểu sẽ gây viêm nhiễm. Hầu hết bệnh về nhiễm trùng đường tiểu là do viêm thận gây ra. Vi khuẩn mầm bệnh chẳng hạn như E.Coli có thể xâm nhập dễ dàng vào đường nước tiểu bên dưới, bằng đường niệu đạo, gần với vùng sinh dục của nam giới. Sau đó, vi khuẩn di chuyển theo niệu đạo đi vào bàng quang, nguy hiểm hơn nó sẽ tấn công vào thận. Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu có trở ngại về đường tiểu, như do sỏi thận hoặc có tuyến tiền liệt rộng. Triệu chứng thường gặp của bệnh là:

- Cảm thấy đau rát khi đi tiểu.
- Cảm thấy nặng bụng hoặc mềm bụng.
- Thường xuyên đi tiểu, nhưng tiểu ít.
- Nước tiểu đục và có mùi.
- Đau một bên lưng ở dưới xương sườn.
- Bị sốt và ớn lạnh.
- Buồn nôn và ói mửa.
Trường hợp này, bác sĩ sẽ cho uống thuốc kháng sinh, khuyên uống nhiều nước và thức uống loãng khác, đồng thời thường xuyên đi tiểu, tránh nhịn tiểu để bàng quang được rỗng. Bệnh nhân cũng có thể được thử nước tiểu để xác định mầm bệnh. Cần tuân thủ việc uống kháng sinh, tránh bỏ thuốc khi cảm thấy bệnh có phần thuyên giảm để tránh bệnh có nguy cơ tái phát. Ngoài ra, nhiễm trùng do nấm cũng gây ngứa ngáy và đau rát phần đầu dương vật, làm giảm hưng phấn khi quan hệ.
Phát ban
Thường xuất hiện ở vùng háng và có nhiều nguyên nhân khác nhau như nấm hoặc bệnh herpes mảng tròn. Tuy nhiên, bệnh có thể tự chữa trị tại nhà. Phát ban cũng có thể là triệu chứng của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nếu chẳng may mắc phải, bạn không nên quan hệ tình dục cho đến khi có chẩn đoán của bác sĩ để tránh lây cho bạn tình.
Theo PNO