
Dấu hiệu ung thư phổi?

Các triệu chứng thường gặp của ung thư phổi là ho, đau ngực, khó thở... Do vậy, ho có đàm có thể là triệu chứng của ung thư phổi, tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác trong hệ hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi...
Thời gian sống còn lại của một bệnh nhân ung thư phổi không phụ thuộc vào mức độ hút thuốc của người ấy ít hay nhiều, mà phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn phát hiện bệnh sớm hay trễ.
Để biết bệnh ung thư phổi đang ở giai đoạn nào, bệnh nhân cần được bác sĩ khám (để biết có hạch cổ hay không...) và bắt buộc phải chụp X-quang phổi (để biết tình trạng u phổi, hạch trung thất và tình trạng tràn dịch màng phổi).
Bạn nên thuyết phục người nhà đi khám để có những hướng dẫn cụ thể hơn.

Triệu chứng của ung thư phổi rất đa dạng, phong phú, bệnh nhân có thể có rất nhiều triệu chứng, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể không hề có triệu chứng, chỉ khi nào di khám bệnh mới phát hiện ra.
Những dấu hiệu, triệu chứng ung thư phổi
Có thể chia triệu chứng ung thư phổi thành các nhóm như sau
1. Triệu chứng phế quản
- Ho:
- Đa số ung thư phổi đều bắt đầu bởi biểu hiện ho khan, sau đó có thể có ho đờm. Một số trường hợp có khạc đờm mủ, đờm màu xanh, màu vàng do bội nhiễm phế quản ở sau chỗ tắc nghẽn phế quản.
- Cần nghĩ tới chẩn đoán ung thư phổi ở những đối tượng nam giới, tuổi trên 40, hút thuốc kéo dài để tiến hành chụp X quang phổi và làm các thăm dò chẩn đoán khác.
- Ho ra máu: gặp triệu chứng này ở khoảng 50% các trường hợp, ho ra máu rất ít, lẫn với đờm thường ho về buổi sáng và trong nhiều ngày, có thể nghe thấy tiếng rít phế quản chứng tỏ khối u đã làm tắc phế quản không hoàn toàn.
- Viêm phế quản, viêm phổi tái diễn nhiều lần, sau điều trị bệnh nhân đã hết sốt, hết ho nhưng tổn thương trên X quang phổi còn tồn tại trên 1 tháng.
2. Những dấu hiệu do sự lan tỏa của khối u phổi
– Đau ngực: không có địa điểm đau rõ rệt, thường đau bên tổn thương đau kiểu thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay.
- Khó thở: khó thở ít gặp, thường do khối u phổi chèn ép gây tắc khí phế quản hoặc do tràn dịch màng phổi làm bệnh nhân khó thở.
- Nói khàn, giọng đôi do thần kinh quặt ngược bị chèn ép.
- Khó nuốt: do thực quản bị chèn ép.
- Các triệu chứng do khối u chèn ép vào tĩnh mạch chủ trên: phù mặt, cổ bạnh to, hố trên xương đòn đầy, tĩnh mạch nổi rõ ở cổ, ngực.
- Tràn dịch màng phổi: do khối u phổi xâm lấn ra màng phổi gây tràn dịch màng phổi, chẩn đoán xác định dựa vào khám lâm sàng và chụp x quang phổi. Chọc dò khoang màng phổi thấy dịch giúp chẩn đoán chắc chắn.
- Một số bệnh nhân có biểu hiện: nửa mặt đỏ, khe mí mắt hẹp, đồng tử nhỏ, nhãn cầu tụt về phía sau.
3. Dấu hiệu ngoài phổi
- Bệnh nhân thường gầy sút cân nhiều và nhanh.
- Móng tay khum, ngón dùi trống (đầu ngón tay, ngón chân to ra trông như đầu chiếc dùi trống).
- Đau các khớp xương cổ tay, bàn ngón tay, cổ chân, bàn ngón chân. Nhiều bệnh nhân được phát hiện u phổi khi đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp vì các triệu chứng đau xương khớp này.
- Nổi hạch ở hố trên đòn, hạch ở cổ.
- Vú to ở nam giới: có thể to một hoặc 2 bên.

Đa số bệnh nhân ung thư phổi lúc đầu đều ho khan hoặc ho có đờm, thường vào buổi sáng. Ho kéo dài, các thuốc chống viêm, trị ho không có tác dụng. Một nửa số người bệnh ho ra ít máu lẫn đờm.
Bệnh nhân ung thư cũng thường bị đau ngực
Ho, một trong các dấu hiệu của ung thư phổi rõ rệt, đau bên có tổn thương giống viêm dây thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay.
Hiện tượng khó thở chỉ gặp khi khối u chèn ép hoặc làm tắc khí phế quản, gây xẹp phổi, hoặc ung thư đã di căn màng phổi gây tràn dịch màng phổi. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị khó nói hoặc nói giọng khàn do khối u chèn ép vào dây thần kinh, khó nuốt do thực quản bị chèn ép, gầy sút, sốt nhẹ...
Việc chụp phổi bằng kỹ thuật X-quang thông thường, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ có thể cho thấy khối u ở vị trí nào của phổi, kích thước bao nhiêu. Để chẩn đoán đúng và phân loại ung thư, góp phần quyết định phương pháp điều trị, cần xét nghiệm mô bệnh học và tế bào học.
Để phát hiện sớm ung thư phổi, nam giới từ 40 tuổi trở lên nếu nghiện thuốc lá kèm ho khan hoặc có đờm kéo dài nên đến bệnh viện 4 tháng một lần để chiếu chụp phổi, lấy đờm, dịch phế quản làm xét nghiệm tế bào học (5-8% số người đi khám được phát hiện ung thư phổi sớm). Ở cả hai giới từ 40 tuổi trở lên, nếu có các dấu hiệu sút cân, ho kéo dài hoặc ho ra máu, đau ngực, khó thở, khó nói hoặc khó nuốt thì cần đi khám và làm các xét nghiệm.
Về điều trị, tùy theo từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật (cắt phân thùy phổi, thùy phổi, thậm chí toàn bộ lá phổi có khối u, lấy bỏ hạch di căn nếu có) hoặc điều trị tia xạ (đơn thuần hay phối hợp) và dùng thuốc.
Cách phòng ngừa ung thư phổi là tạo môi trường sống sạch đẹp, bầu không khí trong lành; không hút thuốc lá, điều trị khỏi những bệnh của phế quản, phổi như viêm phế quản mạn, lao phổi. Ở tuổi 40 trở lên, nên đi khám bệnh, chụp X-quang phổi định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.

Chào bạn!
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ở nam giới và là nguyên nhân thứ hai gây ung thư ở nữ giới, cướp đi sinh mạng của 12 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm.
Người ta đã thống kê rằng 85% trường hợp ung thư phổi ở nam và 75% ở nữ là do hút thuốc. Dưới đây là một vài dấu hiệu:
- Ho liên tục không dứt và ngày càng nặng.
- Đau thắt ngực thường xuyên và liên tục.
- Ho ra máu.
- Thở gấp, hổn hển.
- Mất ngủ triền miên.
- Mặt, cổ, tay và ngực sưng tấy.
- Giảm cân không rõ lý do, biếng ăn, mệt mỏi