VicoTas
Câu hỏi
Chip chip chipchip
08/05/2013 11:45

Điều trị mụn trứng cá? Cách chăm sóc da để hết sẹo?

Xin chào các bạn. Em bị mụn trứng cá từ rất lâu rồi đến nay vẫn chưa khỏi . Có cả mụn đầu đen và mụn cám và đến nay vẫn chưa khỏi. Trước đây em chỉ sử dụng sữa rửa mặt nhưng không hiệu quả và bây giờ nó để lại sẹo. Xin bác sĩ tư vấn cho em nên dùng loại thuốc nào và cách chăm sóc da để chữa được bệnh này. Rất mong được giup đỡ

Danh sách câu trả lời (6)
Hoài Nam (Nam Tước) namtuoc 08/05/2013 11:45

Chào bạn, tôi rất hiểu tâm trạng của bạn, trước đây tôi cũng như bạn, mặt tôi không hiểu tại sao lại nổi rất nhiều mụn trứng cá ở hai bên má. Do tiếp xúc với ánh nắng nhiều nên tôi có cảm giác rất ngứa và rát. Tôi đã thử dùng rất nhiều các loại thuốc mà bạn bè giới thiệu nhưng đều không có tác dụng. Tâm lý bị mụn nên tôi rất mặc cảm, tôi cảm thấy rất ngại mỗi khi phải đi ra ngoài để giao tiếp với mọi người. Tôi rất hoang mang và lo lắng. Và thật may mắn, một lần tìm kiếm trên internet tôi được biết đến Trung tâm nghiên cứu và phát triển dược liệu Việt Nam. Ngay hôm sau tôi đã trực tiếp đến tận trung tâm để tìm hiểu và được bác sĩ khám bệnh, lấy thuốc. Trung tâm đã điều trị cho tôi với 2 phương pháp là bôi và uống. Trong thời gian 7-10 ngày tôi cảm thấy mụn mọc nhiều hơn do các chân mụn ở dưới da được đẩy lên hết. Sau thời gian đó mụn hết dần, se khít lỗ chân lông, cũng không còn những vết thâm. Tôi rất vui, bây giờ đi đâu tôi cũng cảm thấy tự tin hơn và không còn mặc cảm nữa.bạn nào muốn tham khảo thì vào http://www.bacsitrimun.com/. nếu muốn biết rõ hơn thì các bạn nên liên lạc trục tiếp với bác sĩ Hoàng vào số điện thoại 0963881434. hãy liên lạc trực tiếp với bác sĩ sẽ tốt hơn

avatar hitek 08/05/2013 11:45

Chào bạn, 

Mình xin trích bài viết này từ một bài viết về nguyên nhân và hướng điều trị mụn trứng cá từ website ngocdung.net

Mời các bạn tham khảo nhé!

Mụn trứng cá là một tình trạng viêm nhiễm nang lông tuyến bã. Mụn trứng cá hay gặp nhiều nhất là vùng mặt, kế đến là ngực, lưng. Mụn trứng cá có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở tuổi dậy thì, cả nam lẫn nữ. Dù ít gây tác động đến tình trạng sức khỏe, mụn trứng cá (do thường xuất hiện ở mặt) có tác động rất lớn đến tâm lý do ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.

 

Tại sao bị mụn trứng cá?

Để hiểu về mụn trứng cá, cần biết về đơn vị nang lông tuyến bã. Nang lông tuyến bã có mặt ở hầu khắp nơi trên mọi vùng da của cơ thể (trừ lòng bàn tay, bàn chân, mặt mu ngón chân và môi dưới) và thường tập trung rất nhiều ở mặt, ngực, lưng. Tuyến bã chế tiết ra chất bã nhờn (sebum) và đổ vào phần trên nang lông, và tiết ra da. Chất bã nhờn có tính chất “nhơn nhớt” giống như dầu mỡ và thường là không màu. Chất bã nhờn có tác dụng làm mềm mại da, chống ngấm nước và có thể có tác dụng chống vi sinh vật (vi khuẩn, nấm).

Dù tuyến bã có vai trò quan trọng với da chúng ta. Nhưng khi có những thay đổi bất thường (rối loạn nội tiết tố, yếu tố tâm lý, chế độ ăn uống, …) sẽ làm tuyến bã tăng tiết chất bã nhờn. Điều này sẽ khởi động quá trình hình thành mụn trứng cá. Khi có hiện tượng tăng chế tiết chất bã nhờn, chất bã nhờn tiết ra nhiều nhưng thoát ra không kịp hoặc không thoát ra được. 

Tại sao chất bã nhờn không thoát ra được? Vì lổ chân lông bị bít kín (do bã nhờn kết hợp với các tế bào biểu bì chết, hoặc do bã nhờn tiết quá nhiều, do bụi bẩn, do vệ sinh da kém, ...kết hợp lại thành một khối cứng hoặc do cổ nang lông bị dày sừng hẹp lại làm bít kín một phần hay toàn bộ lỗ chân lông) làm chất bã nhờn không thoát ra được sẽ tạo thành nhân trứng cá. 

Vi khuẩn Propionibacterium acnes (có sẵn trên da) sẽ phân hủy chất bã nhờn tạo thành các acid béo tự do, acid béo tự do sẽ lan ra các tổ chức xung quanh tạo thành các sẩn viêm, sẩn cục. Nếu bội nhiễm thêm các vi khuẩn như S. aureus (tụ cầu khuẩn), S. pyogenes (liên cầu khuẩn),...tạo nên sẩn mủ, mụn mủ.

Ai dễ bị mụn trứng cá?

Lứa tuổi thường gặp nhất bị mụn trứng cá là 10 - 25 tuổi ở cả nam và nữ.
• Giai đoạn dậy thì: nam bị nhiều hơn nữ.
• Giai đoạn trưởng thành: nữ bị nhiều hơn nam.
Trong đó, có một số yếu tố khởi động hoặc làm cho mụn trứng cá trầm trọng thêm: rối loạn nội tiết tố, stress tâm lý, sử dụng kéo dài một số thuốc (thuốc chữa động kinh, thuốc lao, thuốc tránh thai, …), chế độ ăn có nhiều dầu mỡ, đường, thiếu Vitamin, khoáng chất, các axit béo cần thiết.


Mụn trứng cá tác động như thế nào đến người bệnh?

• Vì làm thay đổi về mặt thẩm mỹ, mụn trứng cá có thể làm cho người bệnh bị “đau đớn” về mặt tâm lý xã hội.
• Mụn trứng cá có thể để lại sẹo rỗ. 
• Trứng cá ngóc ngách khi bị viêm nhiễm nặng (còn gọi là trứng cá ác tính - acne maligna) có thể đi kèm với sốt, viêm khớp và một số triệu chứng toàn thân khác. 

Biểu hiện cơ bản (sang thương cơ bản) của mụn trứng cá như thế nào?

Sắp xếp theo thứ tự từ nhẹ đến nặng, mụn trứng cá có các biểu hiện cơ bản như sau:
• Mụn trứng cá đầu trắng (nhân đóng): ở dưới da có các điểm trắng đường kính 1-2mm, chính là nhân trứng cá. Loại này là các sang thương đầu tiên của mụn trứng cá, không có hiện tượng viêm.
• Mụn trứng cá đầu đen (nhân mở): thấy điểm đen ở lỗ chân lông, đó là chất bã nhờn phần trên bị oxy hóa. 
• Mụn trứng cá sẩn viêm: các sẩn viêm có đường kính 1-3mm, khi nặn ra nhân trứng cá là chất nhờn như dầu mỡ và có màu trắng ngà đến vàng nhạt.
• Mụn trứng cá sẩn mủ, mụn mủ: sẩn mủ có đường kính 1-5mm, lõi của nó là nhân trứng cá và mủ, bao quanh là quầng viêm đỏ. 
• Mụn trứng cá viêm tấy: khối viêm tấy bao quanh nhân trứng cá có đường kính rất lớn (1-3cm). Khối viêm đỏ sưng cứng, đau khi ấn vào, về sau thường là hóa mủ. 
• Mụn trứng cá nang bọc: có các nang bọc nằm dưới da, bao quanh là vỏ xơ, bên trong chứa chất bã nhờn và mủ.

Người bị mụn trứng cá có thể có biểu hiện một hay nhiều loại sang thương cơ bản trên da. Để đơn giản, mụn trứng cá được chia thành hai nhóm chính:

• Mụn trứng cá không viêm: mụn trứng cá đầu trắng, đầu đen. 
• Mụn trứng cá có viêm: mụn trứng cá sẩn, mụn mủ, viêm tấy, nang bọc

Điều trị mụn trứng cá

Điều  trị mụn trứng cá có hai biện pháp chính yếu là điều trị nội khoa và thủ thuật can thiệp.

1. Điều trị nội khoa 
Điểm then chốt của điều trị nội khoa là “đánh trực tiếp” vào các yếu tố “khởi động”, các yếu tố “làm trầm trọng thêm”, các yếu tố “liên quan” của mụn trứng cá. Những tác nhân tạo ra các yếu tố này có thể kể ra là sự tăng sinh nang lông, tiết chất bã nhờn quá mức,vi khuẩn P. acnes và viêm nhiễm.

Thuốc bôi tại chỗ 
Benzoyl peroxide. Benzoyl peroxide là một thuốc tương đối “xưa” và hiện nay được xếp vào nhóm thuốc không cần kê toa trong điều trị mụn trứng cá. Khi bôi lên vùng da bị mụn trứng cá, Benzoyl peroxide lập tức vỡ ra thành benzoic acid và oxygen, điều này giải thích cho hoạt tính diệt khuẩn của nó trên vi khuẩn P acnes. 

Và cho đến nay, chưa có báo cáo về sự đề kháng của P acnes trên Benzoyl peroxide.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng chế phẩm của Benzoyl peroxide: kem bôi, gel, lotion, thuốc rửa và xà phòng. Benzoyl peroxide có thể được sử dụng một đến hai lần mỗi ngày. Đặc biệt, khi có sử dụng kháng sinh để điều trị mụn trứng cá (bôi hay uống), nên phối hợp với Benzoyl peroxide sẽ cho kết quả tốt hơn. 

Benzoyl peroxide tương đối an toàn khi sử dụng. Một số ít trường hợp có thể bị viêm da tiếp xúc khi sử dụng Benzoyl peroxide.
Kháng sinh bôi. Các kháng sinh bôi được sử dụng chủ yếu với mục đích loại trừ vi khuẩn Propionibacterium acnes và cũng có thể có hoạt tính kháng viêm. Kháng sinh bôi không có tác dụng ly giải nhân trứng cá và cũng rất dễ bị phát triển đề kháng. Để giảm thiểu tình trạng đề kháng, nên sử dụng phối hợp với Benzoyl peroxide. 

Hai kháng sinh thường được sử dụng dưới dạng bôi tại chỗ cho mụn trứng cá là erythromycin và clindamycin. Các kháng sinh này được bôi lên vùng mụn một hoặc hai lần mỗi ngày. Clindamycin có khả năng duy trì hiệu quả tốt hơn erythromycin.

Retinoid bôi tại chỗ. Ba loại retinoid bôi tại chỗ hiện có là adapalene, tazarotene và tretinoin. Chúng có tác dụng tiêu sừng, bình thường hoá sự tăng sinh nang long, chống lại dày sừng ở cổ nang lông giúp cho chất bã nhờn dễ dàng thoát ra. Chúng cũng có tác dụng làm giảm nhân trứng cá và chống viêm.Retinoid bôi tại chỗ được sử dụng một lần mỗi ngày sau khi rửa sạch và lau khô da. 

Nếu bị kích ứng, nên giảm số lần sử dụng (dùng cách nhật). Do tính chất làm mỏng lớp sừng, Retinoid bôi tại chỗ có thể gây ra tình trạng nhạy cảm với ánh sang. Vì thế, cần có chế độ chống nắng thích hợp, không được dùng laser trị liệu khi đang sử dụng Retinoid bôi tại chỗ. 

Cách sử dụng Retinoid bôi tại chỗ: một lần vào buổi tối, bôi một lớp mỏng để qua đêm, không nên bôi vùng da quanh mắt. Tuần đầu bôi thuốc có thể có tác dụng phụ là da hơi đỏ, rát, tróc vảy. Mỗi đợt bôi thuốc khoảng  4-8 tuần, đôi khi cần đến12 tuần. 

Một số thuốc “lột da” và chống nhờn. Các thuốc này làm lột da nhẹ và giảm dầu cho da. Chúng giúp cho các nhân trứng cá dễ thoát ra ngoài. Các thuốc này bao gồm lưu huỳnh, Salicylic acid, resorcinol và benzoyl peroxide loại 10%, đơn chất hoặc phối hợp. 
Thuốc uống có tác dụng toàn thân

Kháng sinh. Kháng sinh đường uống là “trụ cột” trong điều trị mụn trứng cá. Chúng có đặc tính chống viêm và tiêu diệt P acnes. Tetracycline là nhóm kháng sinh được kê toa nhiều nhất cho mụn trứng cá. 

Nhóm này bao gồm: tetracycline, doxycycline và minocycline. Trong đó, doxycycline và minocycline có ái tính với dầu mỡ cao hơn nên nói chung là có hiệu quả cao hơn tetracycline. 

Hiện nay, trong 3 thuốc này thì minocycline  ít bị đề kháng nhất với P acnes. Một điều thú vị là, ngoài tác dụng chống P. acnes, một số nghiên cứu chứng minh rằng, dùng liều thấp và kéo dài nhóm tetracyclin có tác dụng ức chế sự chế tiết của tuyến bã.

Các kháng sinh khác có thể được sử dụng đường uống trong điều trị mụn trứng cá là trimethoprim-sulfamethoxazole, azithromycin, clindamycin. Các kháng sinh này rất hữu ích khi có trứng cá mụn mủ, viêm tấy nghĩa là có thể có nhiễm thêm vi khuẩn khác (tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,…).

Một số thuốc khác. Các thuốc này có thể được cân nhắc trong một số trường hợp đặc biệt của mụn trứng cá.

Hormone. 
Thuốc ngừa thai uống. Thuốc ngừa thai uống làm tăng hormone sinh dục, chúng gắn kết với globulin, và vì vậy làm giảm testosterone tự do trong máu (nghĩa là cắt đi yếu tố “khởi động” mụn trứng cá).

Spironolactone. Spironolactone gắn với thụ thể androgen receptor và làm giảm sự sản xuất androgen vì vậy có tác dụng hữu ích trong điều trị mụn trứng cá.

Isotretinoin. Isotretinoin có hiệu quả cao trong điều trị mụn trứng cá nặng, mụn trứng cá khó điều trị. Tác dụng của Isotretinoin là do nó làm bình thường hóa sự biệt hóa của biểu bì, giảm bài tiết chất bã nhờn (có thể lên đến 70%) và thậm chí làm giảm sự hiện diện của P acnes.


2. Thủ thuật can thiệp

Những thủ thuật có thể sử dụng là “trích” nhân mụn và tiêm steroid vào trong sang thương. Có thể sử dụng những thuốc “lột da” nông như glycolic acid ha salicylic acid để việc “trích” nhân mụn trứng cá có hiệu quả cao hơn.

Ánh sáng trị liệu được sử dụng là ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh cũng có thể có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá.

Hiện tại, đang có nhiều nghiên cứu để đánh giá tính hữu ích của laser vi phân (fractional laser) trong điều trị mụn trứng cá.

Ngăn ngừa mụn trứng cá như thế nào?

Quan trong nhất là chế độ ăn uống: không nên ăn quá nhiều chất đường, chất béo. Tránh ăn mỡ động vật, thay vào đó là dầu thực vật như dầu đậu nành (đỗ tương), dầu olive, dầu hướng dương... Hạn chế ăn thịt, nên ăn nhiều cá, hải sản, đạm thực vật. Ăn nhiều loại thực phẩm dễ tiêu hóa như rau, củ, quả …

Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có chứa nhiều chất giữ ẩm, gây nhờn và các loại khó tẩy rửa. Không nên sử dụng các loại xà phòng hoặc dung dịch tẩy rửa mạnh. Không nên sử dụng dài hạn một số thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ.

avatar diepx 08/05/2013 11:45

Trích dẫn:
Từ bài viết của xuanthuy2911
Để hoa quả là 'người hùng' diệt mụn!
- Thử “hô biến” những thứ hoa quả mà mình vẫn ăn hàng ngày thành thuốc trị mụn nhé!
“Hô biến” mụn trứng cá
1. Chuối tiêu: Nghiền một quả chuối tiêu với 5 thìa mật ong. Đắp lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
2. Dưa chuột: đầu tiên ép dưa chuột lấy nước. Sau đó pha thêm 1 thìa kem tươi hoặc 2 thìa sữa tươi cùng với 1 lòng đỏ trứng gà. Đánh đều dung dịch sau đó dùng cọ quét lên mặt. Để khoảng 15’ rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Ngoài ra, các bạn còn có thể áp dụng cách này nữa: cắt lát dưa chuột ngâm vào một bát sữa tươi. Ngâm trong khoảng 5 phút. Sau đó vớt dưa chuột ra và đắp lên trên mặt. Để trong khoảng 10 phút rồi bạn rửa mặt lại với nước ấm.

Nghiền một quả chuối tiêu với 5 thìa mật ong. Đắp lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
Dưa chuột ngoài tác dụng làm mịn da mặt, còn giúp giảm bớt chất nhờn. Sữa tươi có tác dụng làm trắng da, giảm mọc mụn, giúp làn da tươi sáng, mịn màng.
3. Hoa violet: Cho 30g cánh hoa violet vào nước 1 lít đun trong vòng 10 phút. Sau khi nước sôi, bạn dùng 1 nửa để làm nước uống. Một phần cô đặc lại dùng để bôi lên mặt hàng ngày.
4. Đu đủ xanh: Lấy một miếng đu đủ xanh (cả vỏ và hạt non) xay nát, đắp lên vùng da bị mụn.
5. Cà rốt và sữa chua: Xay nhuyễn cà rốt rồi trộn đều với sữa chua (thành hỗn hợp sền sệt). Xoa lên mặt để khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Bạn biết không sữa chua không chỉ giúp dưỡng da mà còn rất tốt trong việc trị mụn đấy
Thoa lô hội lên mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, sáng hôm sau thì nhớ rửa mặt sạch bằng nước ấm.
6. Cà chua: Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Đặt những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô.
7. Lô hội: nhiều bạn đã biết rất nhiều tác dụng cả lá lô hội: làm mát, giảm mụn sưng tấy, giúp da mịn và trắng hơn. Bạn có thể lấy chất dịch nhờn bên trong lá lô hội bôi thoa trực tiếp lên mặt. Ngoài ra còn có thể lấy nước vo gạo hòa cùng chất nhớt bên trong lá lô hội. Thoa lên mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, sáng hôm sau thì nhớ rửa mặt sạch bằng nước ấm. Cần lưu ý là chỉ lấy phần nước gạo đã để lắng xuống, không có cặn và nhớ bỏ phần nước trong ở bên trên nhé!
Nhớ kiên trì bôi nước chanh lên vùng bị mụn cho đến khi hết hẳn.
“Hô biến” mụn đầu đen cùng mụn cám
1. Chanh: Bạn vắt chanh lấy nước cốt. Dùng nước chanh bôi lên chỗ mụn trước khi đi ngủ. Sáng ngủ dậy rửa sạch mặt với nước lạnh. Nhớ kiên trì bôi nước chanh lên vùng bị mụn cho đến khi hết hẳn.
2. Ngô: Hai nguyên liệu cần chuẩn bị là: bột ngô và lòng trắng trứng gà. Bạn trộn đều bột ngô và lòng trắng trứng rồi sau đó đắp lên những vùng da bị mụn. Để khoảng 5-10’ sau đó rửa sạch mặt.
tất cả các cách này mình đều đả dùng thử 1 số cách tiện lọi dể mua nhất nhưng đều k có kết wa nó chỉ có tác dụng tại thời điểm mình đáp mặt thôi ah các bạn có cch1 ji hay k hây thuốc bôi nào đó hiệu wa thì chỉ minh với nha
lê văn nguyên lenguyen2011 08/05/2013 11:45
Để hoa quả là 'người hùng' diệt mụn!
- Thử “hô biến” những thứ hoa quả mà mình vẫn ăn hàng ngày thành thuốc trị mụn nhé!
“Hô biến” mụn trứng cá
1. Chuối tiêu: Nghiền một quả chuối tiêu với 5 thìa mật ong. Đắp lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
2. Dưa chuột: đầu tiên ép dưa chuột lấy nước. Sau đó pha thêm 1 thìa kem tươi hoặc 2 thìa sữa tươi cùng với 1 lòng đỏ trứng gà. Đánh đều dung dịch sau đó dùng cọ quét lên mặt. Để khoảng 15’ rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Ngoài ra, các bạn còn có thể áp dụng cách này nữa: cắt lát dưa chuột ngâm vào một bát sữa tươi. Ngâm trong khoảng 5 phút. Sau đó vớt dưa chuột ra và đắp lên trên mặt. Để trong khoảng 10 phút rồi bạn rửa mặt lại với nước ấm.

Nghiền một quả chuối tiêu với 5 thìa mật ong. Đắp lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
Dưa chuột ngoài tác dụng làm mịn da mặt, còn giúp giảm bớt chất nhờn. Sữa tươi có tác dụng làm trắng da, giảm mọc mụn, giúp làn da tươi sáng, mịn màng.
3. Hoa violet: Cho 30g cánh hoa violet vào nước 1 lít đun trong vòng 10 phút. Sau khi nước sôi, bạn dùng 1 nửa để làm nước uống. Một phần cô đặc lại dùng để bôi lên mặt hàng ngày.
4. Đu đủ xanh: Lấy một miếng đu đủ xanh (cả vỏ và hạt non) xay nát, đắp lên vùng da bị mụn.
5. Cà rốt và sữa chua: Xay nhuyễn cà rốt rồi trộn đều với sữa chua (thành hỗn hợp sền sệt). Xoa lên mặt để khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Bạn biết không sữa chua không chỉ giúp dưỡng da mà còn rất tốt trong việc trị mụn đấy
Thoa lô hội lên mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, sáng hôm sau thì nhớ rửa mặt sạch bằng nước ấm.
6. Cà chua: Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Đặt những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô.
7. Lô hội: nhiều bạn đã biết rất nhiều tác dụng cả lá lô hội: làm mát, giảm mụn sưng tấy, giúp da mịn và trắng hơn. Bạn có thể lấy chất dịch nhờn bên trong lá lô hội bôi thoa trực tiếp lên mặt. Ngoài ra còn có thể lấy nước vo gạo hòa cùng chất nhớt bên trong lá lô hội. Thoa lên mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, sáng hôm sau thì nhớ rửa mặt sạch bằng nước ấm. Cần lưu ý là chỉ lấy phần nước gạo đã để lắng xuống, không có cặn và nhớ bỏ phần nước trong ở bên trên nhé!
Nhớ kiên trì bôi nước chanh lên vùng bị mụn cho đến khi hết hẳn.
“Hô biến” mụn đầu đen cùng mụn cám
1. Chanh: Bạn vắt chanh lấy nước cốt. Dùng nước chanh bôi lên chỗ mụn trước khi đi ngủ. Sáng ngủ dậy rửa sạch mặt với nước lạnh. Nhớ kiên trì bôi nước chanh lên vùng bị mụn cho đến khi hết hẳn.
2. Ngô: Hai nguyên liệu cần chuẩn bị là: bột ngô và lòng trắng trứng gà. Bạn trộn đều bột ngô và lòng trắng trứng rồi sau đó đắp lên những vùng da bị mụn. Để khoảng 5-10’ sau đó rửa sạch mặt.
avatar ChoeGa 08/05/2013 11:45
Bạn thân mến
Trung tâm thẩm mỹ Mxinh chúng tôi có đầy đủ các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc da. Để có thêm thông tin chi tiết mời bạn truy cập Website: www.beauty-mxinh.com.
Khi bạn bị các lọai mụn, nhưng do không biết cách chăm sóc da đúng làm cho là da chúng ta bị rỗ và đôi khi những chứng bệnh như trái rạ, đậu mùa...cũng để lại những vết sẹo, rỗ cho làn da mặt. Trước đây chúng ta gặp rất nhiều khó khăn để xóa đi những vết sẹo, rỗ, thâm như vậy. Nhưng ngày nay nhờ những tiến bộ vượt bậc trong ngành y khoa, thẩm mỹ, chúng ta đã có những giải pháp cực kỳ hiệu quả cho điều trị những di chứng kể trên.
Các kỹ thuật điều trị tiên tiến bao gồm việc siêu mài da bằng máy với đầu mài phủ bột kim cương siêu mịn, máy ánh sáng Lazer, máy ánh sáng IPL...kết hợp các lọai tinh dầu trị liệu đặc biệt làm lành sẹo, tái tạo da sẽ giúp bạn có làn da khỏe đẹp sau khi điều trị.
Liên hệ: Trung tâm thẩm mỹ Mxinh - 807 Lê Hồng Phong (ND), P.12, Q.10.
ĐT: 865 7981, Di động: 0906 604 644
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
Link Cho em hỏi cách trị mụn trứng cá bọc và mụn mủ tại hà nội thì ở đâu ạ?

Đăng lúc: 11:44 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hỏi cách trị mụn trứng cá cho nam giới?

Đăng lúc: 11:43 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách điều trị mụn trứng cá?

Đăng lúc: 11:43 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Ngô Minh Tùng Mụn, da sần- cách điều trị?

Đăng lúc: 11:42 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mụn trứng cá quanh bờ môi? Cách chữa trị?

Đăng lúc: 11:42 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Văn Tùng Cách gì chữa mụn thịt gây đau?

Đăng lúc: 11:42 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto năm nay em 20 tuổi da chân và da tay em thường bị những nốt nổi lên như mụn trứng cá sần sùi trông rất sợ

Đăng lúc: 11:42 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có nên dùng thuốc tránh thai để trị mụn nội tiết ?

Đăng lúc: 11:42 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Nguyễn Văn Siêu Hen suyễn có chữa khỏi không?

Đăng lúc: 11:42 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Đi Spa trị mụn trứng cá ở lưng liệu có tốn kém kô

Đăng lúc: 11:41 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Trị mụn trứng cá bằng ánh sáng Blue light tại Hà nỘi ?

Đăng lúc: 11:41 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Vinh Trị mụn trứng cá thế nào để không để lại sẹo?

Đăng lúc: 11:41 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Văn Tùng Trứng cá đỏ có cần điều trị laser?

Đăng lúc: 11:40 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Trị bệnh thấp khớp

Đăng lúc: 11:40 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Thị Hoa Hồng MÌnh hay nổi dị ứng vào buổi trưa khi thời tiết nóng, bệnh này kéo dài gần 2 năm nay dù có đi bác sĩ nhưng cũng ko hết bệnh. Ai có thể cho lời khuyên

Đăng lúc: 11:40 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Quy đầu chảy mủ là bệnh gì vậy ?

Đăng lúc: 11:40 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Phẫu thuật nội soi mũi xoang (FESS) ?

Đăng lúc: 11:40 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Thu Trang Xin hỏi về bệnh viêm xương hàm và nhiễm trùng mắt mũi?

Đăng lúc: 11:40 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị như thế nào?

Đăng lúc: 11:40 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới ?

Đăng lúc: 11:40 - 08/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip