VicoTas
Câu hỏi
avatar hoanganh
06/07/2013 12:19

Điều trị viêm đa khớp dạng thấp ?

Anh trai tôi khám tại bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh và được kết luận là " Viêm đa khớp dạng thấp" và được người quen giới thiệu hiẹn anh tôi đang diều trị tại bệnh viện Y Học Cổ Truyền Dân Tộc Quân Đội đên nay được 03 tuần nhưng bênh chư thuyên giảm, 02 ngày gần đây bệnh phát dữ dội , đau và tê liệt bả vai, cánh tay và một nửa mặt bên phại hiện gia đình tôi rất lo lặng xin bác sĩ tư vấn dùm nơi khám và điều trị . Xin trân trọng cản ơn!

Danh sách câu trả lời (9)
avatar sinhnv 31/05/2013 19:01
Thoái hóa khớp không phải là một bệnh mà là tình trạng lão hóa của khớp. Ở đầu xương bao giờ cũng có một lớp sụn, lớp sụn này giúp cho khớp trơn tru, dễ dàng trong vận động, chịu được sức nén, hoạt động.

Lớp sụn này luôn luôn được đổi mới, mòn đến đâu đắp lên đến đấy, hỏng đến đâu phục hồi đến đấy. Quá trình cứ xây xây, phá phá như thế kéo dài , do đó sụn khớp ngày càng mỏng đi, ngày càng nứt nẻ ra... để trơ lại lớp xương ở bên dưới. Sụn khớp bị lão hóa trở nên sần sùi, mất độ trơn nhẵn, giảm đàn hồi, khô và nứt nẻ, mòn, khuyết... đây chính là tình trạng mà ta gọi là thoái hóa.

Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa nhưng chủ yếu là sự lão hóa của cơ thể. Mức độ lão hóa khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể và điều kiện sống của cá thể đó. Thực tế thoái hóa khớp thường biểu hiện ở 3 vị trí: cột sống, khớp gối và khớp háng.

Để điều trị thoái hóa khớp người ta sử dụng phối hợp phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Các phương pháp không dùng thuốc: châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chườm ngải cứu, đắp bùn nóng...

Các thuốc thường dùng trong điều trị thoái hoá khớp:

- Thuốc giảm đau, chống viêm (paracetamol, aspirin, meloxicam, diclofenac): Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm từ nhẹ đến nặng (các thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng tạm thời). Nói chung nên hạn chế dùng kéo dài vì những tác dụng không mong muốn của thuốc như loét dạ dày - tá tràng...
- Thuốc tăng chất nhày cho khớp: sử dụng những chế phẩm có cấu trúc phân tử gần giống như dịch khớp tiêm vào ổ khớp. Chỉ tiêm khi có hiện tượng đau, khô khớp, khó vận động và thường tiêm vào khớp gối.
- Thưc phẩm dinh dưỡng sụn khớp như glucosamin sulfat. Gần đây chất này được nhiều tác giả nghiên cứu để điều trị thoái hóa khớp do có tác dụng tăng cường tái tạo sụn, ức chế các men phá hủy sụn, giảm dần quá trình viêm đau khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
- Các thuốc bôi, xoa ngoài: tùy theo thành phần hoạt chất trong đó có tác dụng giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, giãn cơ.
- Các thuốc bổ: các thuốc bổ gân, bổ xương... Hiệu quả điều trị của thuốc sẽ tốt hơn nếu được kết hợp với vật lý trị liệu và các liệu pháp vận động khác. Khi khớp bị tổn thương quá nặng, mất khả năng vận động phải thay khớp.

Thoái hóa khớp là một tất yếu của đời sống con người, chúng ta chỉ có thể làm chậm lại quá trình này bằng tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Dùng Thưc phẩm dinh dưỡng sụn khớp như TOPLIFE - GLUCOSAMINE, CHONDROITIN, MSN & VITAMIN C giúp bồi bổ và tái tạo lớp sụn và chất nhờn ở các đầu khớp xương, ngăn ngừa sự thoái hóa các khớp xương. Giúp giảm thiểu đến tối đa những cơn đau nhức của bệnh đau khớp. Tham khảo benhkhop.com.vn
avatar BeMamNon 31/05/2013 19:01
Mình xin giới thiệu tới bạn một sản phẩm sau:
BĂNG ĐAI GIẢM ĐAU MIGANG SELENIUM
- Selen giúp máu lưu thông dễ dàng và tái tạo môi trường ẩm bên trong cơ thể, nhờ đó cơ thể tăng khả năng trao đổi chất và nâng cao sức khỏe
- Nhờ vào quá trình Ion hóa của mình Selen thẩm thấu qua da và kích hoạt tạo ra sự thải hồi cộng hưởng bên trong cơ thể, nhờ đó làm dịu những cơn đau dữ dội
- Nhờ quá trình Ion hóa mà người sử dụng không bị gây kích ứng da và có thể yên tâm sử dụng suốt 24giờ
- Thiết kế đặc biệt của sản phẩm Migang Selenium giúp người sử dụng vận động dễ dàng và thoải mái. Đặc biệt đối với những người chơi thể thao sẽ không còn lo bị chấn thương trong quá trình chơi
* Với SP này người thân của bạn sẽ không còn lo những cơn đau hành hạ thân thể nữa, và cũng không lo tới tác dụng phụ của thuốc giảm đau gây ra cho cơ thể. Chúc bạn vui và anh tai bạn mau bình phục
avatar gvit96 31/05/2013 19:01
Chào ban!
Bệnh của bạn nếu để kéo dài lâu sẽ rất nguy hiểm.Bạn của mình ngày trước cũng bị giống như anh trai của bạn,cũng đi bệnh viện khám nhều và dùng rất nhiều thuốc tây nhưng bệnh không khá hơn được,sức khỏe càng ngày càng yếu,từ khi bác mình dùng 1 số sản phẩm của mỹ được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên thì bệnh của bạn mình đã thuyên giảm một cách rõ rệt,không còn các hiện tượng như ngày trước nữa,sức khỏe giờ rất tốt.Nếu bạn quan tâm thì lúc nào liên lạc với mình rồi mình chỉ cho nhe:01693803412
avatar holovang10 31/05/2013 19:01
Viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng một hay nhiều khớp bị sưng đau lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Bệnh xuất hiện trên những người bị viêm họng cấp hoặc mãn do chủng vi khuẩn liên cầu hoạt huyết nhóm A gây nên. Lúc cấp tính, tại vùng khớp bị sưng, đỏ, nóng đau; nhưng khi đã thành mạn thì các dấu hiệu này không rõ ràng, chỉ thấy sưng, đau hoặc mỏi ở những khớp đa viêm nhiễm và di chuyển nhiều lần.



1. Nguyên nhân.



Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh gặp rất phổ biến, nhưng nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:





- Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.



- Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).



- Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).



- Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.



Bệnh Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh cao, bệnh diễn biến kéo dài, hậu quả dẫn đến tàn phế.



2. Điều trị:



a. Nguyên tắc chung.



- Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.



- Điều trị phải kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, lý liệu phục hồi chức năng và ngoại khoa.



- Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.



- Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.



b. Điều trị nội khoa.



b.1. Với thể nhẹ và giai đoạn I.



- Aspirin 1-2g/24h, chia làm nhiều lần.



- Cloroquin (Delagyl) 0,2-0,4g/24h, uống liên tục kéo dài hàng tháng.



- Tiêm Hydrocortison acetat vào một vài khớp viêm nhiều.



- Tăng cường vận động, tập luyện, điều trị bằng các phương pháp vật lý.



- Tránh ẩm thấp, lạnh, cần làm việc nhẹ.



- Có thể điều trị kết hợp bằng thuốc Y học cổ truyền.



b.2. Thể trung bình, giai đoạn II.



- Dùng một trong các loại thuốc chống viêm non-steroid sau:



+ Aspirin 1-2g/ngày.



+ Indomethacin 25mg x 2-6 viên.



+ Phenylbutason 100mg x 1-2 viên.



+ Voltaren 25mg x 2-6 viên.



+ Felden 10mg x 1-2 viên.



+ Tilcotil 10mg x 1-2 viên. v.v...



+ Rofecoxib (Vioxx, Fecob) 25mg x 1 viên/ngày.



- Delagyl 0,2-0,4mg/ngày.



- Có thể dùng corticoid liều trung bình 40mg Prednisolon mỗi ngày rồi giảm dần, không nên dùng kéo dài.



- Các biện pháp khác như thể nhẹ.



b.3. Thể nặng, tiến triển nhiều.



- Corticoid liều cao: Prednisolon 1,5mg/kg/24h, hoặc Hydrocortison 100-200mg tiêm tĩnh mạch, rồi giảm dần liều.



- Tiêm muối vàng: mỗi tuần 1 lần với liều tăng dần, tổng liều 1,5-2g, uống viên Auranofin 3mg x 2viên/24h trong 3 tháng.



- Dénicillamin 300mg x 1-2 viên/ngày x 3 tháng.



- Salazopyrin 500mg x 2-4 viên/ngày kéo dài nhiều tháng.



- Thuốc ức chế miễn dịch: Endoxan 1-2mg/kg/ngày; Chlorambucil 0,2mg/kg/ngày; Methotrexat 7-10mg/ngày, mỗi tuần dùng 1 lần trong 3 tháng.



- Lọc huyết tương: nhằm loại trừ phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu.



- Tiêm vào trong khớp acid osmic, hoặc một số chất đồng vị phóng xạ (Erbium 169, Phenium 87, Ytrium 90).



c. Điều trị bằng vật lý và phục hồi chức năng.



c.1. Điều trị chống viêm giảm đau.



- Nhiệt trị liệu: Dùng nhiệt nóng có tác dụng tăng tuần hoàn, dinh dưỡng tại chỗ, giảm đau chống viêm. Tăng tuần hoàn giúp phân tán các chất trung gian viêm, tăng nuôi dưỡng và hồi phục nhanh tổn thương. Cần chú ý chống chỉ định nhiệt nóng trong trường hợp viêm cấp có sưng nóng, phù nề hoặc tràn dịch khớp. Các phương pháp dùng nhiệt nóng là:



+ Tắm ngâm: nước nóng toàn thân, nước muối, nước lưu huỳnh (H2S), nước phóng xạ Radon, nước khoáng thiên nhiên...



+ Đắp nóng tại khớp: paraffin, túi nhiệt, bùn nóng, cát nóng.



+ Sóng ngắn: dùng liều ấm với những khớp trung bình và lớn hoặc các khớp sâu như cổ tay, khuỷu, vai, cổ chân, gối, háng...



+ Siêu âm: điều trị tại chỗ đau có tác dụng giảm đau, chống thoái hóa do tác dụng cơ học, nhiệt và hóa học. Có thể dùng siêu âm để dẫn thuốc như: các thuốc mỡ chống viêm, chế phẩm Omega 3…



+ Hồng ngoại.



+ Tử ngoại: dùng 3-5 liều sinh lý, mỗi ngày chiếu 300-400cm2. Chiếu kín toàn bộ khớp đau và vùng lân cận, nghỉ 2-3 ngày cho phản ứng đỏ da giảm bớt rồi lại chiếu tiếp. Một đợt 5-6 lần chiếu. Tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm mẫn cảm khớp.



+ Khí hậu trị liệu: nên sống ở vùng có khí hậu nhiệt đới.



- Điện trị liệu:



+ Dòng Galvanic đơn thuần hoặc điện di thuốc salicylat, hydrocortison vào khớp để chống viêm.



+ Điện xung: dòng hình sin, dòng TENS, dòng giao thoa.



+ Từ trường: có tác dụng giảm đau và chống thưa xương.



- Xoa bóp: Có tác dụng giảm đau, giảm co cơ, được dùng trong một số trường hợp thoái hóa khớp, viêm dính khớp. Tốt nhất là xoa bóp bằng tay với các động tác xoa, vuốt, day.



c.2. Vận động phục hồi chức năng khớp.



c.2.1. Trong giai đoạn viêm cấp:



Viêm khớp có sưng, đau nặng cần bất động khớp để hạn chế viêm phát triển. Tuy nhiên theo quan niệm cũ là phải nghỉ ngơi lâu dài trên giường, như thế sẽ tạo ra các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng và gây thương tật thứ phát. Do đó, cho nghỉ ngơi phải cân nhắc kỹ những điểm lợi và hại. Đối với đau khớp có thể tiến hành nghỉ ngơi như sau:



- Khớp gối và khớp cổ chân bị đau có thể được bó cố định bằng băng thun, người bệnh có thể đi lại được do cử động khớp hông và khớp cột sống thắt lưng để bù trừ thay thế.



- Khớp cổ tay cố định, người bệnh có thể sử dụng khớp khuỷu, vai, bàn và ngón tay.



- Khớp hông, khớp vai là các khớp lớn có tầm vận động rộng rãi cũng phải bất động tương đối, cho vận động nhẹ nhàng các khớp gối, khuỷu, cổ chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay.



c.2.2. Khi viêm cấp lui giảm:



- Giữ tư thế: là biện pháp quan trọng đối với bệnh nhân viêm khớp, bao gồm các hoạt động sinh hoạt như: nằm, ngồi, đi, đứng.



+ Khi nằm: cần nằm phản cứng hoặc chỉ lót đệm mỏng, gối để thấp, lưng nằm phẳng, không nên dùng gối kê dưới khoeo chân để tránh biến dạng gấp và cứng khớp gối. Trong một ngày bệnh nhân phải nằm sấp ít nhất 2 lần, mỗi lần ít nhất 15 phút, để 2 bàn chân ra mép giường, 2 cánh tay duỗi thẳng về phía đầu.



+ Khi ngồi: nên ngồi trên mặt ghế cứng và lưng tựa thẳng, đặt 2 bàn chân sát lên mặt nền, hông và vai tựa vào thành ghế. Tránh ngồi ghế thấp quá không để khối gối vuông góc, tránh ngồi quá cao để 2 chân duỗi tự do.



+ Khi đứng: đứng dáng vươn lên và đầu thẳng, giữ thẳng khớp hông và gối, làm cho lực phân bố đều lên 2 bàn chân.



+ Khi đi: bước đi dứt khoát không để kéo lê bàn chân, không đi với 2 chân nghiêng kéo rê mặt nền, dáng đi chậm rãi nhẹ nhàng, để 2 tay đu đưa thoải mái bên thân mình, không đi với khớp hông và gối cong gập (đi khom).



- Tập vận động: Cần tập vận động sớm, gồm vận động thụ động, vận động chủ động và vận động có dụng cụ.



+ Cần chú ý: ở giai đoạn này khớp viêm có cấu trúc yếu nên vận động mạnh dễ bị rách, đứt gân cơ, dây chằng. Đồng thời phần đầu xương gần khớp bị loãng xương nên dễ bị gẫy, đặc biệt là các khớp nhỏ như các khớp bàn ngón, khớp đốt ngón rất dễ gẫy ngay cả khi vận động chủ động.



+ Do đó nguyên tắc tập vận động là: tập các động tác phải thận trọng, tăng từ từ. Tập nhẹ nhàng xen lẫn nghỉ ngơi, không tập gắng sức có thể làm đau thêm. Cố gắng khuyến khích người bệnh tự tập để đạt tầm vận động tối đa, tốt nhất là hết tầm vận động.



+ Phương pháp tập: mỗi ngày tập ít nhất 3-5 lần, thời gian đầu có thể chưa có khả năng vận động tới mức tối đa, nhưng mỗi ngày bệnh nhân có thể đạt được tiến bộ tăng dần.



+ Ngoài tập động tác về tầm vận động của khớp, còn phải tập một số động tác để tăng sức cơ. Ví dụ: khi tập vận động khớp háng, khớp gối phải tập động tác tăng sưc cơ tứ đầu đùi và cơ mông lớn. Vì cơ tứ đầu đùi có chức năng duỗi khớp gối cần cho hoạt động đi, đứng, lên cầu thang, đứng dậy khỏi ghế. Cơ mông to có chức năng duỗi hông, chống lại khuynh hướng gấp và phối hợp với cơ tứ đầu đùi để lên cầu thang và đứng dậy khỏi ghế.



- Bất động khớp: Khi tình trạng khớp co rút nhiều và kéo dài thì phương pháp tập vận động chưa đủ, hoặc không đạt được hiệu quả cần thiết do cấu trúc của các thành phần khớp đã bị tổn thương rút ngắn lại. Khi đó cần dùng một nẹp máng bột để bất động khớp ở mức duỗi tối đa. Sau đó người bệnh vẫn đi lại tập luyện. Một tuần sau ta thay bằng một máng bột có độ duỗi nhiều hơn. Tiếp tục làm thay đổi máng bột nhiều lần cho đến khi khớp lấy lại độ duỗi gần như bình thường để đáp ứng được chức năng của nó.



d. Điều trị ngoại khoa.



- Bóc bỏ màng hoạt dịch.



- Phẫu thuật chỉnh hình khi có biến dạng đứt dây chằng, trật khớp.



Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh cần điều trị lâu dài và kiên trì, vì vậy người bệnh cần phải kiên nhẫn và tuyệt đối tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ điều trị.



Chúc anh bạn mau khoẻ!
Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto biểu hiện suy yếu của “cậu nhỏ” là gì?

Đăng lúc: 19:01 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Đức Vân triệu chứng nhận biết ung thư tinh hoàn như thế nào?

Đăng lúc: 19:01 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Xuân Trọng Bệnh thiếu canxi là như thế nào ?

Đăng lúc: 19:01 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Đức Việt Bệnh vẩy nến có chữa khỏi không?và điều trị như thế nào?

Đăng lúc: 19:01 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

vietnamconnection Cách chữa ho kéo dài?

Đăng lúc: 19:01 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Đi tiểu nhiều lần trong ngày là bệnh gì?

Đăng lúc: 19:01 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có ai biết bệnh tim mạch vành là gì không?

Đăng lúc: 19:01 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chữa hôi nách bằng cách nào hiệu quả nhất?

Đăng lúc: 19:01 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tôi muốn thoát khỏi bệnh hen phế quản?

Đăng lúc: 19:01 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Em là nàng công công chúa hôi nách?Cần thuốc chữa?

Đăng lúc: 19:15 - 23/06/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bị sâu răng đã lâu làm thế nào để chữa?

Đăng lúc: 19:00 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Món ăn làm giảm đau dạ dày

Đăng lúc: 19:00 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bị đau dạ dày thì nên ăn những món gì ạ?

Đăng lúc: 19:00 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Những triệu chứng nhận biết ung thư tinh hoàn là gì?

Đăng lúc: 19:00 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Giãn tĩnh mạch tinh có phải nguyên nhân gây vô sinh?

Đăng lúc: 19:00 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Những bệnh thường gặp ở tinh hoàn là gì?

Đăng lúc: 19:00 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cách Chẩn đoán và điều trị vô sinh bế tắc?

Đăng lúc: 19:00 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Những lý do gây đột tử khi sex là gì?

Đăng lúc: 19:00 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Triệu chứng ung thư nam giới là gì?

Đăng lúc: 19:00 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nam giới bị dương cương xử lý thế nào?

Đăng lúc: 19:00 - 31/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip