Câu hỏi

21/05/2013 11:23
Đóng BHXH-BHYT cho Nhân viên??
Đầu năm 2008, công ty đã ứng trước 23% đóng BHXH-BHYT cho toàn thể nhân viên. Vào mỗi cuối tháng công ty trừ vào lương của NV 6% BHXH-BHYT do NLD phải đóng. Đến cuối năm, trong công ty có 1 nhân viên nghĩ hậu sản 3 tháng (từ tháng 10/2008 - 12/2008).
Kính đề nghị Quý Cơ quan vui lòng giải đáp thắc mắc sau cho chúng tôi:
1/ Trong 3 tháng NV nghĩ hậu sản, công ty có phải đóng 17% BHXH-BHYT cho NV đó hay không? Và bản thân NV nghĩ hậu sản có phải đóng 6% BHXH-BHYT không?
2/ Nếu công ty không phải đóng BHXH-BHYT trong thời gian NV nghĩ hậu sản, thì số tiền công ty đã đóng cho cơ quan BHXH được giải quyết như thế nào?
3/ Theo Luật định thì thời gian nghĩ hậu sản là 04 tháng, nhưng NV chỉ nghĩ 3 tháng. Vậy tháng thứ 04, công ty có phải đóng 17% BHXH-BHYT cho NV này không? Vì khi công ty lên làm thủ tục đóng BHXH-BHYT năm 2009, thì phòng LĐTBXH Quận Tân Bình loại số tiền đóng BHXH-BHYT của NV nghĩ hậu sản đi làm trước thời gian được nghĩ hậu sản?
4/ Do NV nghĩ hậu sản chỉ nghĩ 03 tháng (từ tháng 10/2008 - 12/2008), đến tháng 01/2009 đi làm trở lại. Khi NV nghĩ hậu sản, công ty có làm báo cáo giảm lao động. Đến tháng 01/2009, công ty làm báo cáo tăng lao động cho NV này, thì phòng LĐ TBXH Quận Bình Thạnh cũng loại tên NV này ra với lý do: chưa hết thời gian nghĩ hậu sản? => Kinh đề nghị Cơ quan BHXH Tp.HCM hướng dẫn cho chúng tôi biết làm thế nào là đúng. Vì thực tế NV đi làm trước thời gian hết hạn được nghĩ hậu sản theo Luật định và công ty đã thanh toán tiền lương đầy đủ cho NV. Nếu Phòng LĐTBXH Quận Tân Bình loại tên NV này ngay từ tháng 01/2009, thì công ty chúng tôi sẽ không biết giải trình với cơ quan Thuế như thế nào về việc chi trả lương tháng 01/2009 cho NV này?
gvit96
21/05/2013 11:23
Kính đề nghị Quý Cơ quan vui lòng giải đáp thắc mắc sau cho chúng tôi:
1/ Trong 3 tháng NV nghĩ hậu sản, công ty có phải đóng 17% BHXH-BHYT cho NV đó hay không? Và bản thân NV nghĩ hậu sản có phải đóng 6% BHXH-BHYT không?
2/ Nếu công ty không phải đóng BHXH-BHYT trong thời gian NV nghĩ hậu sản, thì số tiền công ty đã đóng cho cơ quan BHXH được giải quyết như thế nào?
3/ Theo Luật định thì thời gian nghĩ hậu sản là 04 tháng, nhưng NV chỉ nghĩ 3 tháng. Vậy tháng thứ 04, công ty có phải đóng 17% BHXH-BHYT cho NV này không? Vì khi công ty lên làm thủ tục đóng BHXH-BHYT năm 2009, thì phòng LĐTBXH Quận Tân Bình loại số tiền đóng BHXH-BHYT của NV nghĩ hậu sản đi làm trước thời gian được nghĩ hậu sản?
4/ Do NV nghĩ hậu sản chỉ nghĩ 03 tháng (từ tháng 10/2008 - 12/2008), đến tháng 01/2009 đi làm trở lại. Khi NV nghĩ hậu sản, công ty có làm báo cáo giảm lao động. Đến tháng 01/2009, công ty làm báo cáo tăng lao động cho NV này, thì phòng LĐ TBXH Quận Bình Thạnh cũng loại tên NV này ra với lý do: chưa hết thời gian nghĩ hậu sản? => Kinh đề nghị Cơ quan BHXH Tp.HCM hướng dẫn cho chúng tôi biết làm thế nào là đúng. Vì thực tế NV đi làm trước thời gian hết hạn được nghĩ hậu sản theo Luật định và công ty đã thanh toán tiền lương đầy đủ cho NV. Nếu Phòng LĐTBXH Quận Tân Bình loại tên NV này ngay từ tháng 01/2009, thì công ty chúng tôi sẽ không biết giải trình với cơ quan Thuế như thế nào về việc chi trả lương tháng 01/2009 cho NV này?
Danh sách câu trả lời (1)

1. Theo quy định tại tiết 7.3 điểm 7 mục III phần II Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/06/2007 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc thì thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người sử dụng lao động và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, chỉ đóng bảo hiểm y tế.
Đối chiếu quy định đã nêu, trường hợp công ty đã đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian người lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, công ty liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động để được hướng dẫn cụ thể.
Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì thời gian làm việc có hưởng tiền lương, tiền công người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 6 mục II Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
2. Việc báo cáo tăng - giảm lao động với cơ quan quản lý lao động chỉ được thực hiện trong trường hợp công ty tuyển dụng lao động mới hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Vì vậy trường hợp lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thì trường hợp này vẫn còn là người lao động của công ty, do đó việc công ty thực hiện báo cáo giảm lao động là chưa đúng với quy định.
Đối chiếu quy định đã nêu, trường hợp công ty đã đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian người lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, công ty liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động để được hướng dẫn cụ thể.
Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì thời gian làm việc có hưởng tiền lương, tiền công người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 6 mục II Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.
2. Việc báo cáo tăng - giảm lao động với cơ quan quản lý lao động chỉ được thực hiện trong trường hợp công ty tuyển dụng lao động mới hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Vì vậy trường hợp lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thì trường hợp này vẫn còn là người lao động của công ty, do đó việc công ty thực hiện báo cáo giảm lao động là chưa đúng với quy định.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Chính sách, chế độ bảo hiểm
Rao vặt Siêu Vip