Câu hỏi

21/05/2013 08:13
Động đất Haiti: Cơ hội gì cho Tổng thống Obama và nước Mỹ?
Danh sách câu trả lời (1)

Trận động đất kinh hoàng chỉ kéo dài trong đúng 3 phút ở Haiti là nỗi đau của đất nước vốn đã nghèo đói này nhưng cũng là một cơ hội cho Mỹ “thể hiện mình”.
Cơ hội cho nước Mỹ
Bằng việc thông qua một chính sách linh hoạt đối với Haiti, Mỹ có thể lấy lại được hình ảnh của mình sau những thất bại lớn (ở chiến trường Iraq và Afghanistan), xoa dịu những thái độ bài Mỹ, và lấy lại được vị thế siêu cường của mình.
Haiti cũng giống như Afghanistan và Somali, hai quốc gia đang phải phải hứng chịu những bất ổn về chính trị. Hãy hình dung rằng nếu Afghanistan hay Somali cũng phải hứng chịu một thảm hoạ thiên tai tương tự, cướp đi sinh mạng của 100.000 người và con số thương vòng tăng gấp hơn 5 lần chỉ trong một tuần thì liệu quốc gia này có thể tồn tại? Đó chính là tình trạng hiện nay ở Haiti. Liệu một quốc gia với hệ thống chính trị không vững vàng như Haiti có thể một mình vực dậy khi không có chính quyền, không có thông tin liên lạc, không nhiên liệu, không lương thực sau một thảm hoạ kinh hoàng? Điều này đương nhiên là rất khó khi không có sự trợ giúp của thế giới bên ngoài.
Có thể thấy rõ vai trò của các chiến dịch cứu trợ của các quốc gia trên thế giới đối với một quốc gia không may phải hứng chịu những thảm hoạ thiên nhiên thảm khốc khi nhìn lại thảm hoạ sóng thần ở Indonesia tháng 12/2004 cướp đi sinh mạng của 160.000 người dân nước này.
Indonesia đã khôi phục sau trận sóng thần kinh hoàng năm ấy. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chính phủ Indonesia là một chính phủ vận hành hiệu quả nhất thế giới mà nó cho thấy thành công của những chiến dịch cứu trợ đa quốc gia. Thậm chí nhờ đó mà các phong trào ly khai địa phương ở nước này đã chấm dứt.
Đó cũng là điều Haiti đang cần hiện nay – họ không chỉ cần cứu sống tính mạng của người dân mà cần “cứu sống” cả một nhà nước và một xã hội đang trong tình trạng vô cùng bế tắc.
Bởi vậy, muốn lấy lại được hình ảnh của mình, sự trợ giúp của Mỹ đối với Haiti sẽ không nên dừng lại ở những chuyến bay cứu hộ cho khu vực phải hứng chịu thảm hoạ mà Mỹ cần phải có những chiến lược "cứu" cả đất nước Haiti. Đó đương nhiên là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và khó khăn và Washington đương nhiên cũng đã nhận thức được điều này.
Do đó, hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tạm ngưng chuyến công du tới Thái Bình Dương của mình để sang thăm "tâm bão" Haiti. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và hia cựu Tổng thống Mỹ đến từ hai đảng khác nhau là Bill Clinton và George W.Bush cũng đã cùng tham gia nỗ lực cứu trợ cho Haiti.
Cơ hội cho Tổng thống Obama
Đây cũng là cơ hội để Obama thể hiện ông là một tổng thống có khả năng lãnh đạo vượt qua thảm họa. Obama tỏ ra rất “cao tay” khi gần như ngay lập tức đưa ra các kế hoạch trợ giúp Haiti và thông báo tới công chúng. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố sẽ gánh vác trách nhiệm vãn hồi trật tự cho động đất tại Haiti, điều hàng nghìn binh sĩ cùng hàng tấn viện trợ đến duy trì trật tự và cứu trợ cho người dân gặp thảm hoạ. Ông Obama cam kết đây sẽ là một trong các chiến dịch cứu trợ lớn nhất trong lịch sử của Mỹ, với số viện trợ ngay tức thì là 100 triệu USD.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố tối 14/1 rằng, quân đội Mỹ đang đặt nỗ lực cứu trợ cho Haiti lên ưu tiên hàng đầu. Song chính quyền Mỹ thường xuyên nhấn mạnh “chỉ hành động theo yêu cầu từ chính quyền Haiti”, để tránh các câu hỏi nhạy cảm về việc “Mỹ xâm chiếm Haiti”.
Dự kiến ngày 18/1, khoảng 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ cập cảng Haiti. Tàu khu trục USS Carl Vinson đã đến Haiti ngày 15/1 với 19 trực thăng và một tàu hải quân khác mang theo nước sạch, thiết bị y tế và nhu yếu phẩm. Một tàu quân y cỡ lớn của Mỹ, với 12 phòng phẫu thuật, sẽ đến Haiti một tuần sau đó.
Tuy vậy, chúng ta cũng phải chờ thêm vài tuần nữa mới biết được chính xác tính hiệu quả thực sự của các động thái từ phía chính phủ Mỹ. Bởi lẽ, ngay thứ Tư tuần trước, nước Mỹ vừa tuyên bố họ đã ngăn chặn 30.000 người Haiti nhập cư trái phép. Ngoài các chuyến hàng cứu trợ, chính quyền Obama nên cho phép những người này được hưởng cơ chế bảo vệ tạm thời, giống như sự đối xử với những người sống sót trong trận động đất ở Mỹ Latinh – để những người Haiti lưu vong trên đất Mỹ có thể được phép lao động và gửi tiền về nhà cho người thân.
Nhìn chung, bên cạnh tính nhân đạo không thể phủ nhận, động thái trên cũng có thể hiểu là một chiến thuật trong chính trị của ông khi tỉ lệ ủng hộ đối với ông có dấu hiệu sụt giảm trong những ngày đầu năm 2010.
Tỉ lệ ủng hộ Obama đang giảm sút, rất nhiều chính sách của ông không được ủng hộ và đảng Dân chủ đang gặp khó khăn cho nhiệm kỳ tới (chỉ có 45% người dân Mỹ cho rằng Tổng thống của mình có cùng quan điểm với họ trong các vấn đề quan trọng). Bản điều tra cũng chỉ ra rằng: 35% người được hỏi nghĩ rằng các chính sách của Obama làm giảm tính an toàn cho nước Mỹ so với 24% cho rằng đất nước đang được bảo vệ an toàn hơn và 38% nhận thấy tình hình không có mấy thay đổi. Tuy nhiên khả năng giải quyết vấn đề của Obama vẫn đang được ngợi ca. Bản điều tra cho thấy 66% người dân Mỹ, trong đó có 45% người của Đảng cộng hòa và 64% không thuộc đảng phái này nói rằng Obama có “những tố chất lãnh đạo mạnh mẽ”.
Cơn ác mộng ở Haiti do trận động đất mạnh hơn 7 độ richter gây ra hồi tuần trước đến nay vẫn chưa chấm dứt mà ngày càng trở nên đáng sợ hơn. Nhiều quan chức hôm qua (18/1) ước tính có đến 200.000 người chết và 1,5 triệu người mất nhà cửa trong thảm kịch khủng khiếp này. Những người may mắn sống sót nhưng bị thương trong trận động đất đang chết dần chất mòn trên các đường phố, các bác sĩ khẩn thiết kêu gọi sự giúp đỡ trong khi những kẻ cướp bóc bắt đầu nổi lên hoành hành trong quang cảnh đổ nát tang thương ở quốc đảo nhỏ bé này.
Cơ hội cho nước Mỹ
Bằng việc thông qua một chính sách linh hoạt đối với Haiti, Mỹ có thể lấy lại được hình ảnh của mình sau những thất bại lớn (ở chiến trường Iraq và Afghanistan), xoa dịu những thái độ bài Mỹ, và lấy lại được vị thế siêu cường của mình.
Haiti cũng giống như Afghanistan và Somali, hai quốc gia đang phải phải hứng chịu những bất ổn về chính trị. Hãy hình dung rằng nếu Afghanistan hay Somali cũng phải hứng chịu một thảm hoạ thiên tai tương tự, cướp đi sinh mạng của 100.000 người và con số thương vòng tăng gấp hơn 5 lần chỉ trong một tuần thì liệu quốc gia này có thể tồn tại? Đó chính là tình trạng hiện nay ở Haiti. Liệu một quốc gia với hệ thống chính trị không vững vàng như Haiti có thể một mình vực dậy khi không có chính quyền, không có thông tin liên lạc, không nhiên liệu, không lương thực sau một thảm hoạ kinh hoàng? Điều này đương nhiên là rất khó khi không có sự trợ giúp của thế giới bên ngoài.
Có thể thấy rõ vai trò của các chiến dịch cứu trợ của các quốc gia trên thế giới đối với một quốc gia không may phải hứng chịu những thảm hoạ thiên nhiên thảm khốc khi nhìn lại thảm hoạ sóng thần ở Indonesia tháng 12/2004 cướp đi sinh mạng của 160.000 người dân nước này.
Indonesia đã khôi phục sau trận sóng thần kinh hoàng năm ấy. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chính phủ Indonesia là một chính phủ vận hành hiệu quả nhất thế giới mà nó cho thấy thành công của những chiến dịch cứu trợ đa quốc gia. Thậm chí nhờ đó mà các phong trào ly khai địa phương ở nước này đã chấm dứt.
Đó cũng là điều Haiti đang cần hiện nay – họ không chỉ cần cứu sống tính mạng của người dân mà cần “cứu sống” cả một nhà nước và một xã hội đang trong tình trạng vô cùng bế tắc.
Bởi vậy, muốn lấy lại được hình ảnh của mình, sự trợ giúp của Mỹ đối với Haiti sẽ không nên dừng lại ở những chuyến bay cứu hộ cho khu vực phải hứng chịu thảm hoạ mà Mỹ cần phải có những chiến lược "cứu" cả đất nước Haiti. Đó đương nhiên là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và khó khăn và Washington đương nhiên cũng đã nhận thức được điều này.
Do đó, hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tạm ngưng chuyến công du tới Thái Bình Dương của mình để sang thăm "tâm bão" Haiti. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và hia cựu Tổng thống Mỹ đến từ hai đảng khác nhau là Bill Clinton và George W.Bush cũng đã cùng tham gia nỗ lực cứu trợ cho Haiti.
Cơ hội cho Tổng thống Obama
Đây cũng là cơ hội để Obama thể hiện ông là một tổng thống có khả năng lãnh đạo vượt qua thảm họa. Obama tỏ ra rất “cao tay” khi gần như ngay lập tức đưa ra các kế hoạch trợ giúp Haiti và thông báo tới công chúng. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố sẽ gánh vác trách nhiệm vãn hồi trật tự cho động đất tại Haiti, điều hàng nghìn binh sĩ cùng hàng tấn viện trợ đến duy trì trật tự và cứu trợ cho người dân gặp thảm hoạ. Ông Obama cam kết đây sẽ là một trong các chiến dịch cứu trợ lớn nhất trong lịch sử của Mỹ, với số viện trợ ngay tức thì là 100 triệu USD.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố tối 14/1 rằng, quân đội Mỹ đang đặt nỗ lực cứu trợ cho Haiti lên ưu tiên hàng đầu. Song chính quyền Mỹ thường xuyên nhấn mạnh “chỉ hành động theo yêu cầu từ chính quyền Haiti”, để tránh các câu hỏi nhạy cảm về việc “Mỹ xâm chiếm Haiti”.
Dự kiến ngày 18/1, khoảng 5.500 binh sĩ Mỹ sẽ cập cảng Haiti. Tàu khu trục USS Carl Vinson đã đến Haiti ngày 15/1 với 19 trực thăng và một tàu hải quân khác mang theo nước sạch, thiết bị y tế và nhu yếu phẩm. Một tàu quân y cỡ lớn của Mỹ, với 12 phòng phẫu thuật, sẽ đến Haiti một tuần sau đó.
Tuy vậy, chúng ta cũng phải chờ thêm vài tuần nữa mới biết được chính xác tính hiệu quả thực sự của các động thái từ phía chính phủ Mỹ. Bởi lẽ, ngay thứ Tư tuần trước, nước Mỹ vừa tuyên bố họ đã ngăn chặn 30.000 người Haiti nhập cư trái phép. Ngoài các chuyến hàng cứu trợ, chính quyền Obama nên cho phép những người này được hưởng cơ chế bảo vệ tạm thời, giống như sự đối xử với những người sống sót trong trận động đất ở Mỹ Latinh – để những người Haiti lưu vong trên đất Mỹ có thể được phép lao động và gửi tiền về nhà cho người thân.
Nhìn chung, bên cạnh tính nhân đạo không thể phủ nhận, động thái trên cũng có thể hiểu là một chiến thuật trong chính trị của ông khi tỉ lệ ủng hộ đối với ông có dấu hiệu sụt giảm trong những ngày đầu năm 2010.
Tỉ lệ ủng hộ Obama đang giảm sút, rất nhiều chính sách của ông không được ủng hộ và đảng Dân chủ đang gặp khó khăn cho nhiệm kỳ tới (chỉ có 45% người dân Mỹ cho rằng Tổng thống của mình có cùng quan điểm với họ trong các vấn đề quan trọng). Bản điều tra cũng chỉ ra rằng: 35% người được hỏi nghĩ rằng các chính sách của Obama làm giảm tính an toàn cho nước Mỹ so với 24% cho rằng đất nước đang được bảo vệ an toàn hơn và 38% nhận thấy tình hình không có mấy thay đổi. Tuy nhiên khả năng giải quyết vấn đề của Obama vẫn đang được ngợi ca. Bản điều tra cho thấy 66% người dân Mỹ, trong đó có 45% người của Đảng cộng hòa và 64% không thuộc đảng phái này nói rằng Obama có “những tố chất lãnh đạo mạnh mẽ”.
Cơn ác mộng ở Haiti do trận động đất mạnh hơn 7 độ richter gây ra hồi tuần trước đến nay vẫn chưa chấm dứt mà ngày càng trở nên đáng sợ hơn. Nhiều quan chức hôm qua (18/1) ước tính có đến 200.000 người chết và 1,5 triệu người mất nhà cửa trong thảm kịch khủng khiếp này. Những người may mắn sống sót nhưng bị thương trong trận động đất đang chết dần chất mòn trên các đường phố, các bác sĩ khẩn thiết kêu gọi sự giúp đỡ trong khi những kẻ cướp bóc bắt đầu nổi lên hoành hành trong quang cảnh đổ nát tang thương ở quốc đảo nhỏ bé này.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip