Câu hỏi

21/05/2013 08:12
Môi trường chính trị và những ảnh hưởng đến kinh tế của một quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế ? liên hệ đến Việt Nam?
Mọi người giúp em với! Cần nêu ra các ý cũng được! Em cám ơn!
trannghi7707
21/05/2013 08:12
Danh sách câu trả lời (1)

Chính trị ảnh hưởng đến kinh tế , tuy nhiên người nắm kinh tế sẽ làm chủ chính trị
Thôi mình đùa đấy. Bạn tham khảo tài liệu này nhé Vấn đề về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong tám mối quan hệ cơ bản mà thực tiễn đất nước đang đặt ra đòi hỏi phải giải quyết trong quá trình tiếp tục đổi mới. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay rất có ý nghĩa cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn, đáp ứng nhu cầu cấp bách, thời sự của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị đã được triển khai từ nhiều góc độ cụ thể khác nhau, nhưng việc nghiên cứu từ góc độ triết học, và rộng hơn, từ góc độ lý luận nói chung, chưa được chú trọng nhiều so với các nghiên cứu từ các góc độ cụ thể. Đây là một trong những công trình đầu tiên tương đối có hệ thống bàn trực tiếp về quan hệ này từ góc độ triết học.
Mục tiêu của công trình là làm rõ thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, vạch ra xu hướng vận động của quan hệ này, trên cơ sở đó đề xuất một số nguyên tắc định hướng cho việc kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Nhiệm vụ nghiên cứu là: Chỉ ra những nội dung cơ bản của đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay; Phân tích những tương thích và những bất cập trong quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị hiện nay và xu hướng vận động của chúng; Nêu lên một số nguyên tắc, định hướng lớn cần quán triệt trong việc kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nhằm phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đề tài đã đạt được một số kết quả chính: Hệ thống hóa quan điểm của các nhà kinh điển và tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị làm cơ sở lý luận cho việc xem xét quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay, xác định tương quan kinh tế - chính trị và cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng; Phân tích tám bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Liên xô và Trung Quốc; Nêu lên bảy vấn đề bức xúc, nổi cộm trong mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay, từ đó rút ra 10 nguyên tắc định hướng cần lưu ý khi điều chỉnh quan hệ đổi mới kinh tế - đổi mới chính trị trong giai đoạn 5-10 năm trước mắt.
Sau khi phân tích và thảo luận Hội đồng đã bỏ phiếu nghiệm thu Công trình với 3 phiếu loại xuất sắc, 4 phiếu xếp loại khá.
Theo Nguyễn Vũ
![[:,)]](/images/wys/yahoo_blush.gif)
Mục tiêu của công trình là làm rõ thực trạng quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, vạch ra xu hướng vận động của quan hệ này, trên cơ sở đó đề xuất một số nguyên tắc định hướng cho việc kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Nhiệm vụ nghiên cứu là: Chỉ ra những nội dung cơ bản của đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay; Phân tích những tương thích và những bất cập trong quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị hiện nay và xu hướng vận động của chúng; Nêu lên một số nguyên tắc, định hướng lớn cần quán triệt trong việc kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nhằm phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đề tài đã đạt được một số kết quả chính: Hệ thống hóa quan điểm của các nhà kinh điển và tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị làm cơ sở lý luận cho việc xem xét quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay, xác định tương quan kinh tế - chính trị và cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng; Phân tích tám bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Liên xô và Trung Quốc; Nêu lên bảy vấn đề bức xúc, nổi cộm trong mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay, từ đó rút ra 10 nguyên tắc định hướng cần lưu ý khi điều chỉnh quan hệ đổi mới kinh tế - đổi mới chính trị trong giai đoạn 5-10 năm trước mắt.
Sau khi phân tích và thảo luận Hội đồng đã bỏ phiếu nghiệm thu Công trình với 3 phiếu loại xuất sắc, 4 phiếu xếp loại khá.
Theo Nguyễn Vũ
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Câu hỏi khác
Rao vặt Siêu Vip