
E bị mất ăn, mất ngủ là sao?
Em tên là Dũng, năm nay 20 tuổi, đang học đại học năm thứ 2. Từ hồi emhọc lớp 12 thì ăn uống rất bình thường(nếu không muốn nói là ăn rất khỏe, 6-7 bát cơm 1 bữa). Ngoài ra ngày nào cũng ăn đủ 3 bữa(do mẹ em chăm lo rất tốt).Nhưng từ khi em đỗ đại học đén nay, đã 2 năm rôi, lên Hà Nội học, xa gia đình thì tự dưng lại không thể ăn uống như trước được nữa.Thuòng thì 1 ngày chỉ ăn 1 bữa, chứ không muốn nói là cả ngày không ăn gì.Có khi 2-3 ngày liên tiếp không ăn gì cả.Có lúc em cảm thấy rất đói nhưng lại không muốn ăn.Cảm giác chán ăn nên em chỉ nhìn thấy thức ăn là không muốn ăn.Trước khi nấu cơm thì rất muốn ăn thật nhiều cho đỡ đói, nhưng nấu cơm xong thì lại không thể ăn nổi hơn một bát cơm, hoặc là không ăn nữa.Chính vì thế mà có hiện tượng 2-3 ngày không ăn cơm, mặc dù có nấu.
Và thêm 1 vấn đề nữa là em thường xuyên mất ngủ vào buổi tối. Đến tối em thường xuyên không ngủ được, đạt mình xuống giường mà không sao ngủ được, trằn trọc cả đêm.Đã rất nhiều lần như vậy thành ra quen từ lúc nào không biết.Tối đến không ngủ được thì em thường đọc báo hoặc xem tivi, nghe nhạc, hoặc là đọc sách, truyện.Nhưng vẫn không ngủ được, chính vì thế mà sáng hôm sau em lại ngủ bù cho buổi tối,thường ngủ luôn từ 6h sáng đến 12h trưa rồi đi học luôn(vì em học chiều).
Em rất không muốn tình trạng này tiếp tục nữa,mặc dù nó đã xảy ra 2 năm nay rồi nhưng do tâm lí chủ quan coi thường bệnh tật nên ko làm gì để chữa cả.Chính vì thế em muốn xin 1 lời khuyên. Xin các mọi người giúp em cách nào đê có thể ăn uống đều đặn, có cảm giác muốn ăn và làm thế nào để có thể ngủ được vào buổi tôi mà không phải ngủ vào ban ngày nữa.Em xin cảm ơn mọi người rất nhiều!


Trước khi tìm đến giải pháp sau cùng là seduxen, hãy thử thay đổi hoặc tập những thói quen có lợi cho giấc ngủ của bạn. |
6 việc nên làm trước khi lên giường Đánh răng, rửa mặt, lau người. Đánh răng trước khi đi ngủ quan trọng hơn nhiều so với đánh răng vào buổi sáng, nó không những làm sạch khoang miệng mà còn có lợi cho việc bảo vệ răng, dễ dàng dỗ bạn vào giấc ngủ yên bình. Sau khi xem ti vi xong, rửa mặt, lau qua người vừa giúp bảo vệ da, làm sạch da, vừa khiến bạn thoải mái và ngủ ngon hơn. Chải tóc Y học đã minh chứng rằng những huyệt trên đầu tương đối nhiều, việc chải tóc sẽ có tác dụng massage kích thích phần đầu, giúp bình gan, giảm đau, sáng mắt. Buổi tối trước khi đi ngủ dùng 2 ngón tay chải vào tận da đầu đến khi da đầu nóng lên, làm như vậy có thể giúp lưu thông mạch máu phần đầu, nâng cao khả năng tư duy và trí nhớ cho não, tăng thêm dinh dưỡng cho chân tóc, bảo vệ tóc, làm giảm rụng tóc, xua tan mệt mỏi cho não, nhanh chóng đưa bạn vào giấc ngủ ngon. Tản bộ Trước khi đi ngủ nên thong thả tản bộ khoảng 10-20 phút, điều này giúp tuần hoàn máu, đồng thời sau khi vào giấc ngủ da dẻ sẽ được phục hồi. Sau khi đặt lưng xuống giường không nên xem sách báo, không suy nghĩ thêm để giảm hoạt động cho não, giúp nhanh chóng đi vào giấc ngủ ngon. Uống một cốc sữa có pha thêm chút mật ong Y học đã chứng minh trong sữa có chứa l-tryptophan giúp thúc đẩy giấc ngủ. Trước khi đi ngủ khoảng một giờ, uống một cốc sữa có pha thêm chút mật ong để hỗ trợ cho giấc ngủ. Mật ong có tác dụng giữ cân bằng lượng đường trong máu suốt cả đêm, giúp bạn có giấc ngủ sâu. Mở cửa sổ thông gió Việc này là để đảm bảo không khí vào phòng trong lành. Song khi gió to hoặc trời lạnh có thể chỉ mở một lúc, trước khi đi ngủ đóng lại. Không khí trong lành mát mẻ sẽ khiến bạn chìm vào giấc ngủ ngọt ngào. Khi ngủ chú ý không nên dùng chăn trùm kín đầu. Rửa chân Đông y cho rằng hơn 60 huyệt ở chân có quan hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Duy trì dùng nước ấm khoảng 40-45 độ C để rửa chân hàng ngày trước khi đi ngủ, massage gan bàn chân và ngón chân sẽ có tác dụng thúc đẩy khí huyết lưu thông, thư gân giãn cốt, phục hồi trạng thái cân bằng âm dương, ngủ ngon hơn. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải 10 cấm kị với giấc ngủ Ăn xong đi ngủ ngay Con người sau khi đi vào giấc ngủ, hoạt động của các bộ phận có thể đều chậm lại và đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Nếu ăn xong đi ngủ ngay thì ruột và dạ dày lại phải hoạt động, tăng thêm gánh nặng cho các cơ quan này, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon mà còn tổn hại cho sức khỏe. Nói chuyện trước khi đi ngủ Nói chuyện nhiều trước khi đi ngủ dễ khiến cho não bộ hưng phấn, tư duy hoạt bát, bạn khó đi vào giấc ngủ hơn. Hoạt động trí óc quá nhiều trước khi đi ngủ Nếu phải học tập hoặc làm việc vào buổi tối, hãy làm từ sớm để trước khi ngủ, não bạn không căng thẳng. Làm việc quá khuya, não bạn sẽ rơi vào trạng thái hưng phấn, vì thế mà mặc dù đã nằm trên giường nhưng bạn khó có thể ngủ ngay. Lâu dần, sự khó ngủ này sẽ dẫn đến những đêm trắng. Tinh thần quá xúc động Cảm xúc hỉ nộ ái ố của con người đều rất dễ ảnh hưởng đến sự hưng phấn hoặc nhầm lẫn của hệ thần kinh trung ương, khiến bạn khó vào giấc ngủ, thậm chí mất ngủ. Do đó trước khi đi ngủ không nên quá vui hoặc qúa buồn hoặc lo lắng tức giận, hãy để tinh thần thư thái, như thế bạn sẽ thấy ngủ ngon không khó. Uống trà đặc hoặc cà phê Trà đặc hay cà phê thuộc loại đồ uống có tính kích thích, chứa chất cafein khiến tinh thần của bạn tỉnh táo, không thể ngủ được. Há miệng khi ngủ Há miệng khi ngủ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus trong không khí dễ dàng đi vào cơ thể, gây bệnh cho bạn. Việc này cũng dễ khiến phổi và dạ dày gặp phải sự kích thích của không khí lạnh và bụi bẩn, dẫn đến nhiều bệnh về hô hấp. Trùm đầu khi ngủ Người già hay sợ lạnh nên thích trùm chăn kín đầu khi ngủ. Làm như vậy cơ thể sẽ hít vào một lượng CO2 khá lớn do chính mình thở ra, đồng thời thiếu khí oxy bổ sung cho cơ thể, không hề có lợi cho sức khỏe. Nằm ngửa để ngủ Tư thế ngủ tốt nhất là nằm nghiêng về bên phải, như vậy xương và cơ toàn thân ở vào trạng thái thả lỏng tự nhiên, dễ dàng đi vào giấc ngủ. Nằm ngửa nghĩa là xương và cơ toàn thân vẫn ở trạng thái căng thẳng, không có lợi cho việc loại bỏ mệt mỏi sau một ngày làm việc, còn rất dễ khiến bạn gặp ác mộng do cánh tay để lên ngực khi ngủ. Để ánh đèn chiếu thẳng vào mắt Khi ngủ dù mắt nhắm nhưng vẫn cảm giác được ánh sáng. Để đèn chiếu vào mắt khi ngủ rất dễ khiến tâm thần bất an, khó vào giấc ngủ sâu, hơn nữa rất dễ bị giật mình tỉnh giấc. Để gió thổi trực tiếp vào người khi ngủ Phòng ngủ nên đảm bảo không khí lưu thông thoáng mát, nhưng không nên để gió thổi trực tiếp vào người. Khi vào giấc ngủ sâu, khả năng thích ứng của cơ thể con người đối với thế giới bên ngoài rất thấp. Nếu để gió thổi trực tiếp vào người, để lâu rất dễ gây cảm lạnh hoặc trúng gió. |