VicoTas
Câu hỏi
avatar truongson
30/05/2013 11:40

Viêm cổ tử cung là bị làm sao ạ?

Năm nay e 22tuoi E bị kinh nguyệt không đều khoang hơn 1nawm nay rồi,binh thường chu ky kinh cua e khoang 35ngay nhug hon 1nam tro lai day kinh nguỵet cua e luc bi som(khoang dung 30 ngay) nhug co luc lai gan 2thang hoac hon 2 thang moi bi.Da co lan e di kham o bv Phu san thi bsi cho biet bi viem co tu cung,bsi cho don thuoc va hen khi het kinh thi den kham lai.Nhung khi het kinh cho den bay gio e van chua di kham lai va sau lan uong thuoc do e da co kinh, n sau khi het dot kinh do 3 ngay e lai co kinh nguyet tiep va thoi gian bi cung giong nhu nhung lan co kinh binh thuong.Thoi gian co kinh va luong kinh cua e van deu dan nhung e k biet tai sao kinh nguyet cua e lai khong deu va that thuong nhu the.Lieu co anh huong j den viec sinh de sau nay khong a?E rat ngai va xau ho nhung mong bsi giup e.E da QHTD voi ban trai, bon e co dung bcs va do co phai nguyen nhan khien kinh nguyet e khong deu nhu the khong ạ?Bsi giup e lam tnao de kinh nguyet cua e duoc on dinh nhu trc kia va lam tnao de chua va tranh bi viem co tu cung lan nua.E xin chan thanh cam on bsi!

Danh sách câu trả lời (3)
avatar kietkiet 30/05/2013 11:40

bạn đến bệnh viên phụ sản TW khám là sáng suốt nhưng sao không nghe theo lời bác sĩ là hết kinh quay lại kiểm tra, bạn phải khám và chữa trị khỏi dứt điểm đi, để lâu khó chữa lại ảnh hưởng đến sinh con sau này.

avatar cu0ngd3pz4i 30/05/2013 11:40

Theo thống kê, tỉ lệ những người mắc bệnh là hơn 50% ở những phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 50. Tỉ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ đã có con là 90 - 95% điều này có nghĩa là trừ một số ít những phụ nữ ra còn lại rất dễ mắc bệnh này.

 

Chúng ta đều biết: Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung, cũng là nơi quan trọng cho phòng tránh các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.

 

Ở tình trạng bình thường, khả năng những vùng này viêm nhiễm thấp. Nhưng nếu bị những tổn thương cơ giới như các hành vi mang tính thô bạo, sinh hoạt tình dục không vệ sinh, sinh hoạt quá nhiều, sinh con sớm, sinh con dùng phẫu thuật, không chú ý giữ vệ sinh, không chữa trị tốt sau mổ sinh..khi sức đề kháng của cổ tử cung yếu đi tạo cơ hội cho những vi khuẩn xâm nhập thì dễ mắc bệnh này.

 

Viêm cổ tử cung có hai loại: cấp tính và mãn tính

 

+Ở giai đoạn cấp tính: xuất hiện nhiều dịch, mủ có màu vàng hoặc xanh. Có lúc đau bụng dưới hay lưng. Lúc này cần làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng thuốc kháng sinh, tránh làm việc quá sức, tránh sinh hoạt tình dục, tránh để nước quá nhiều vào âm đạo khi tắm… tránh những kích thích vào phần này, sẽ nhanh chóng hết bệnh. Nếu không trở thành mãn tính và rất dễ gây ra những hậu quả như:

 

+Gây viêm âm đao: Những người mắc bệnh này có cảm giác nóng ở âm đạo, bên ngoài ngứa ngáy khó chịu, có những lúc đau lưng, bụng dưới đau quặn, đi tiểu nhiều, đái buốt, kinh nguyệt không đều, đồng thời xuất hiện những mủ xanh và vàng hoặc trong khí hư có sợi máu. Khi đi kiểm tra sẽ thấy tử cung tổn thương.

 

+ Gây ra hiện tượng vô sinh hay mổ sinh: Là vì nó gây ra sự mất điều tiết môi trường axit trong âm đạo, tạo khí hư nhiều và vi khuẩn ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động sinh đẻ.

 

+ Ảnh hưởng sinh đẻ: Bệnh viêm nhiễm làm thay đổi tổ chức sinh sản, làm giảm tính đàn hồi và không có lợi cho sinh con.

 

+ Ảnh hưởng quan hệ tình dục: Viêm cổ tử cung nặng không thể quan hệ tình dục và không có lợi cho sinh con.

 

+ Nguy cơ ung thư: Bệnh viêm cổ tử cung nếu chữa không khỏi sẽ dẫn đến ung thư. Theo thống kê, người mắc bệnh viêm này có khả năng ung thư cao hơn gấp 10 lần so với người bình thường.

 

Cách phòng tránh bệnh

 

+ Hàng ngày vệ sinh âm đạo, thường xuyên thay quần lót và giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ

 

+ Chú ý hơn khi sinh hoạt vợ chồng, khi giao hợp nên có những hành vi không quá thô bạo.

 

+ Chú ý nên tránh mang thai, kế hoạch sinh đẻ rõ ràng, tránh sinh con bằng phẫu thuật.

 

+ Khi sinh con cần tránh những việc làm tổn thương cổ tử cung, phòng và tránh bị bệnh. Khi phát hiện có khí hư nên đi khám ngay và chống ủ bệnh.

 

+ Khi bệnh viêm mãn tính, cần điều trị toàn bộ. Khi bệnh chưa nặng, nên dùng kháng sinh, trước khi đi ngủ nên đặt thuốc vào âm đạo, cách một ngày một lần, mỗi đợt nên từ 7 – 10 lần. Khi dùng thuốc tránh quan hệ tình dục.

 

+ Nếu bệnh nặng áp dụng những biện pháp trị liệu vật lý như: dùng tia laze, nhiệt điện hoặc phẫu thuật ngoại khoa. Trong khi điều trị, cần kiểm tra định kỳ sự bong viêm mạc cổ tử cung và sự tiết dịch âm đạo để có cách điều trị đúng hướng, đây cũng là cách điều trị hiệu quả để phòng ung thư.

 

+ Sử dụng dung dịch NaHCO3, 2 -4 % (nước sô đa) rửa sạch trong, ngoài âm đạo làm giảm nồng độ axit trong âm đạo, làm mất môi trường vi khuẩn phát triển.

 

+ Sau khi rửa sạch, dùng thuốc tím 1% lau sạch trong ngoài âm đạo, cách mỗi lần một ngày, mỗi lần điều trị 5 – 10 ngày. Nhưng do sự nhạy cảm của mỗi người khác nhau, lần đầu không nên lau quá nhiều.

 

+ Dùng viên thuốc đặt vào, mỗi tối đặt vào 1 viên, mỗi lần chữa là 10 lần đặt thuốc. Khi nhiễm nặng, cũng có thể uống thuốc Mycostatin mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 500.000 đơn vị, thời gian 10 ngày. Trong khi điều tị tuyệt đối tránh những loại thuốc kháng sinh.

 

Viêm cổ tử cung đặt thuốc cũng khỏi, nhưng nếu viêm cổ tử cung lộ tuyến thì phải áp lạnh, hoặc làm leep hoặc đốt mới khỏi bạn nhé. Ko ảnh hưởng đến sinh đẻ đâu, bạn yên tâm nhé.

avatar cu0ngd3pz4i 30/05/2013 11:40

Hành kinh không đều là một trong những căn bệnh mà phụ nữ thường mắc phải và lo lắng. Đó là trạng thái rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, như hành kinh không đúng định kỳ, ra nhiều hoặc quá ít... 

 

Chu kỳ hành kinh được tính từ ngày đầu của kỳ hành kinh trong tháng này cho đến trước một ngày của kỳ hành kinh sau, phần lớn là 28 - 30 ngày, nói chung trong vòng từ 25 - 30 ngày thì được coi là bình thường - Hành kinh bình thường là có máu màu đỏ sẫm, lẫn một số mảnh vụn và chất nhờn của màng tử cung. Trong vòng thời gian từ 2 - 7 ngày được coi là bình thường. Lượng máu kinh nguyệt bình quân là khoảng từ 50ml. Hành kinh không đều thường là đến trước hoặc sau 7 ngày, hay không có quy luật; Kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc quá ít, dây dưa mãi không sạch, kéo dài từ 10 ngày trở lên với máu có màu đen sẫm hoặc đỏ nhạt.

 

Các bác sĩ phụ khoa cho rằng, hành kinh không đều là một căn bệnh cho nên cần kịp thời đến bệnh viện xin khám và điều trị, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Có một số phụ nữ thấy hành kinh ra máu quá nhiều hoặc quá ít, không đi khám bệnh, mà lại tự chẩn đoán bệnh và uống thuốc tùy tiện, như vậy không những không hiệu quả mà còn làm bệnh trạng thêm nghiêm trọng. Trước khi điều trị chứng kinh nguyệt không đều, nhất thiết phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân, sau đó mới chữa theo đúng bệnh căn. Và việc uống thuốc cũng phải tùy theo lứa tuổi (như tuổi dậy thì, tuổi sinh nở, tuổi mãn kinh) ở mỗi độ tuổi khác nhau thì sử dụng thuốc cũng không giống nhau, mỗi người một khác. Vì vậy, những phụ nữ hành kinh không đều nên đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản khám bệnh để được các bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm điều trị đúng cách.

 

Hành kinh không đều là dấu hiệu khó thụ thai!

 

Khi đến tuổi dậy thì, người phụ nữ bắt đầu hành kinh. Sau một thời gian hành kinh không ổn định, tuyệt đại đa số phụ nữ đều hình thành chu kỳ kinh nguyệt có quy luật bình thường trong mỗi tháng. Nhưng thực tế có nhiều nguyên nhân: sức khỏe, môi trường làm việc, ăn uống, tính tình và nhiều mặt khác, dẫn đến hành kinh không đều ở những mức độ khác nhau. Nhiều khi tình trạng này không ảnh hưởng đến cuộc sống, nên có nhiều phụ nữ trẻ tuổi thường không coi trọng, không chữa trị, do đó sau này có thể dẫn đến hiện tượng vô sinh.

 

Qua điều tra cho thấy, những phụ nữ không thụ thai được ít nhiều đều có triệu chứng hành kinh không đều. Vậy có phải do hành kinh không đều mà dẫn đến hiện tượng không thụ thai? Bác sĩ cho biết, không phải do hành kinh không đều dẫn đến việc không có thai, mà là do một hoặc một số bệnh trong cơ thể khiến cho kinh nguyệt không đều và không thụ thai được, hay nói cách khác, hành kinh không đều là tín hiệu không thể thụ thai. Chẳng hạn, những phụ nữ không thụ thai do noãn sinh trưởng không bình thường thì hành kinh ít và màu nhạt, hành kinh muộn hoặc đột nhiên tắc kinh; hoặc do tắc ống dẫn trứng thì thường ra nhiều máu cục, màu sẫm, không đều; hoặc do viêm phần phụ thì thường là máu kinh nguyệt ra nhiều, màu đỏ tươi, đặc, có mùi tanh; hoặc do khối u tử cung và màng tử cung không bình thường gây nên, thông thường có những triệu chứng là hành kinh đến sớm, ra nhiều và không cầm được máu, đau bụng... Qua những thí dụ trên có thể thấy, không thụ thai thường đi kèm với nhiều vấn đề về chu kỳ hành kinh, xuất hiện những vấn đề về kinh nguyệt và cũng là triệu chứng không thể thụ thai.

 

Vì vậy, trong thực tế lâm sàng là sau khi điều trị cho kinh nguyệt trở lại bình thường, một số chị em lại có thể thụ thai... Có nhiều phụ nữ khi kinh nguyệt không đều thì nghĩ là do các bệnh về phụ khoa như viêm tử cung, tử cung không bình thường, viêm khoang xương chậu mãn tính hay cấp tính, khối u tử cung... mà không nghĩ đến những nguyên nhân khác; Vì có nhiều thói quen không tốt cũng có thể khiến cho kinh nguyệt không đều.

 

Một số yếu tố gây bệnh

 

1- Tinh thần không ổn định: Thường xuyên trong trạng thái trầm cảm, bực tức hoặc bị sốc mạnh về tinh thần và bị vết thương lòng... đều có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều, hoặc hành kinh gây đau bụng và tắc kinh.

 

2- Lối sống không có quy luật: Theo nghiên cứu, những phụ nữ trong khi có kinh bị lạnh, làm cho mạch máu trong xương chậu bị co bóp quá mạnh, khiến máu kinh ra quá ít, thậm chí gây tắc kinh. Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày phụ nữ cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và hợp lý, nhất là trong những ngày hành kinh.

 

3- Không nên ăn quá ít: Các chuyên gia y tế cho biết, ở độ tuổi con gái, lượng mỡ ít nhất phải chiếm 17% trong cơ thể mới có thể thấy kinh lần đầu, tỷ lệ mỡ ít nhất phải chiếm 22% trong cơ thể thì mới có thể duy trì được chu kỳ hành kinh bình thường. Nếu ăn quá ít thì việc hấp thụ lượng calori không đủ sẽ khiến cho lượng mỡ và lượng đạm trong cơ thể bị tiêu hao, làm cho sự sản sinh nội tiết tố sinh dục nữ không bình thường nên sẽ bị thiếu, ảnh hưởng đến chu kỳ hành kinh, thậm chí hành kinh rất ít hoặc tắc kinh.

 

4- Hút thuốc, uống rượu: Chất cồn và một số thành phần trong rượu và khói thuốc có thể làm rối loạn quá trình sinh lý có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho kinh nguyệt không đều. Trong số những phụ nữ hút thuốc và uống rượu nhiều có 25 đến 32% hành kinh không đều phải đến bệnh viện điều trị; trường hợp những phụ nữ mỗi ngày hút 20 điếu thuốc lá hoặc uống 100ml rượu mạnh trở lên thì tỷ lệ bị hành kinh không đều sẽ cao gấp 4 lần so với phụ nữ không hút thuốc lá, uống rượu.

 

Về vấn đề kinh nguyệt không đều, bạn cần đi khám tại BV Phụ sản Trung ương hoặc BV phụ sản Hà Nội sớm để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị. 

Ngoài ra, để tìm được nguyên nhân của việc bạn bị giảm cân, bạn cần đi khám chuyên khoa tiêu hoá, nội tiết. Các bác sĩ sẽ khám để tìm ra nguyên nhân và tư vấn cho bạn cách điều trị thích hợp.

Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều

 Ích mẫu.

Rối loạn kinh nguyệt hay còn gọi là kinh nguyệt không đều là tình trạng ở người phụ nữ còn trong độ tuổi sinh nở, nhưng kinh nguyệt không điều hoà (kinh đến sớm, kinh đến muộn, kinh ra ngắn ngày, kinh ra dài ngày, lượng kinh ít, lượng kinh nhiều, màu kinh nhạt, chất kinh loãng, sẫm màu, chất kinh đặc...).

Tùy theo chứng trạng và nguyên nhân mà dẫn đến các tình trạng kinh nguyệt như nêu ở trên. Kinh đến sớm thuộc về nhiệt, kinh đến chậm thuộc hàn, thuộc hư, huyết uất thì kinh đến sớm, lượng ít màu đỏ, nếu huyết nhiệt kinh nguyệt có màu đỏ, lượng nhiều, bồn chồn bứt rứt không yên. Một số người bị rối loạn kinh nguyệt là do huyết ứ với đặc điểm là "kinh ra sau kỳ (chậm), lượng ít, màu tím đen, đóng cục, sắc mặt tím xám, bụng dưới trướng đau nhưng không thích xoa bóp (cự án), sau khi hành kinh ra huyết thì bớt đau, ngực bụng đầy trướng, đại tiện táo bón, nước tiểu ít và đỏ lưỡi xám".

Nếu thấy da thâm sạm, mí mắt và môi thâm quầng đó là biểu hiện của huyết ứ. Huyết ứ tức là huyết không lưu thông, bị dồn ứ lại. Trong trường hợp này phải dùng phương pháp hoạt huyết, khứ ứ điều kinh, dùng các vị thuốc có tác dụng hoạt huyết như đào nhân, hồng hoa, xích thược... Có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau để chữa rối loạn kinh nguyệt thể huyết ứ.

Bài 1: sinh địa 12g, xuyên khung 8g, kê huyết đằng 16g, uất kim 8g, đào nhân 8g, ích mẫu 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 6g. Sắc uống ngày một thang.

Trường hợp kèm theo cơ thể mệt mỏi, kém ăn, kém ngủ bạn có thể dùng bài "Quy tỳ thang gia giảm" có tác dụng bổ tỳ, ích khí, điều kinh với các vị thuốc sau: bạch truật 12g, phục thần 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn 12g, toan táo nhân 12g, nhân sâm 8g, mộc hương 4g, cam thảo 8g, đương quy 10g, viễn chí 8g, đào nhân 8g, hồng hoa 8g. Cho 750ml nước, sắc lấy 250ml nước thuốc, chia uống 3 lần trong ngày.        

Trả lời câu hỏi
Tải lại mã
Câu hỏi lĩnh vực Các bệnh thường gặp
nophoto E bị bệnh viêm đường tiết niệu?

Đăng lúc: 11:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Hiện tượng da ko hề nổi mụn mà vẫn bị ngứa là bị làm sao

Đăng lúc: 11:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Lê Văn Tùng Phẫu thuật đục thủy tinh thể được 3 tháng có tập võ lại được không?

Đăng lúc: 11:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Thu Trang Xuất tinh ra ngoài âm đạo thì có thai được không ?

Đăng lúc: 11:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nổi bướu ở mi mắt trên

Đăng lúc: 11:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Xin xem dùm kết quả xét nghiệm nước tiểu. em cám ơn ?

Đăng lúc: 11:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện bệnh hẹp mạch máu gần vùng thị giác không?

Đăng lúc: 11:40 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Tập thể thao thế nào sau khi khỏi bệnh viêm cầu thận cấp?

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Phòng ngừa viêm mi mắt tái phát thế nào?

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Kiêng ăn gì khi bị viêm túi mật?

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Người bệnh loét dạ dày nên kiêng ăn gì?

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Bệnh sỏi tiết niệu có nguy hiểm?

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Có phải đã bị bệnh gan không?

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cho tôi hỏi, bé gái bị giun kim chui vào âm đạo và kí sinh trong thời gian dài (gần 10 năm) thì có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này không?!

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Nếu vô tình dùng phải khăn mặt của người nhiễm HIV thì liệu có bị nhiễm HIV hay không?

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Vì sao tuyến tiền liệt phì đại?

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Mình bị ngứa tay chân,thường xuyên nổi ghẻ ?

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cho em hỏi về bệnh viêm gan siêu vi AB?

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Cho em hỏi bị đau bụng bên trái bị bệnh gì? đau bên phải bệnh gì?

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

nophoto Chỉ dẫn giúp em nơi khám bệnh???

Đăng lúc: 11:39 - 30/05/2013 trong Các bệnh thường gặp

Rao vặt Siêu Vip