Câu hỏi

05/06/2013 08:45
E muốn tư vấn hướng nghiệp, giúp em nhé?
Em muốn được tư vấn hướng nghiệp để có thể chọn được đúng ngành nghề phù hợp để có một tương lai an toàn và vững chắc. Em xin cảm ơn!
dohuongtra
05/06/2013 08:45
youandme
05/06/2013 08:45
Danh sách câu trả lời (2)

Để chọn được một nghề đảm bảo tương lai an toàn và vững chắc cần căn cứ vào nhiều yếu tố như giới tính, khối em đang học, khu vực mà em muốn làm việc...
+ Đối với nam giới khối A những ngành về kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế là một lợi thế
+ Đối với con gái khối A: những ngành về kế toán, marketting, ngân hàng, quản trị nhân sự, hành chính
+ Đối với khối B thì Y, nông- lâm- ngư nghiệp, sư phạm...
+ Đối với khối C thì khó khăn hơn chút những nghề dễ xin việc như: Du lịch, Sư phạm, Hành chính- văn thư, Xã hội học- công tác xã hội...
+ Đối với khối D dễ dàng hơn ngoại ngữ, du lịch là những thế mạnh của ngành này.
Muốn tạo dựng một tương lai tốt đẹp thì trong quá trình học tập các bạn nên trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình. Nghe, nói, đọc, viết thành thạo.

+ Đối với nam giới khối A những ngành về kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế là một lợi thế
+ Đối với con gái khối A: những ngành về kế toán, marketting, ngân hàng, quản trị nhân sự, hành chính
+ Đối với khối B thì Y, nông- lâm- ngư nghiệp, sư phạm...
+ Đối với khối C thì khó khăn hơn chút những nghề dễ xin việc như: Du lịch, Sư phạm, Hành chính- văn thư, Xã hội học- công tác xã hội...
+ Đối với khối D dễ dàng hơn ngoại ngữ, du lịch là những thế mạnh của ngành này.
Muốn tạo dựng một tương lai tốt đẹp thì trong quá trình học tập các bạn nên trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình. Nghe, nói, đọc, viết thành thạo.


Hướng nghiệp có phải chỉ là “vượt vũ môn” qua kỳ thi xét tuyển hay chọn được ngành nghề?
- Không, hoàn toàn không. Hướng nghiệp là một quá trình lâu dài và liên tục, mà chuyện đó (vượt vũ môn) chỉ là một mắt xích rất ngắn, trong giai đoạn mở đầu. Mỗi người có một khởi thủy hướng nghiệp sớm hay muộn khác nhau, nhưng định hướng chung của nhà trường phổ thông là giúp HS sớm có một ý niệm về hướng nghiệp, thông qua các bài học chính khóa và ngoại khóa. Tinh thần hướng nghiệp được bén rễ dần từ khi biết nhận thức và đang học chữ (trau dồi học vấn), đến lúc chọn nghề và học nghề, rồi vào đời lập nghiệp, hành nghề. Trên con đường đó, nếu không có gì trắc trở thì vẫn theo đuổi nghề ấy cho đến khi ngừng thở. Còn nếu chọn lầm nghề thì phải trả giá cho nhiều vấn nạn kéo theo, có khi suốt cả đời !
Như vậy, hành trình hướng nghiệp là một cuộc viễn chinh đến cuối đời và qua nhiều công đoạn. Trong đó, giai đoạn vượt vũ môn để thi tuyển (hay chọn được nghề) chỉ là một cung đường rất ngắn của hướng nghiệp mà thôi. Ngay từ khởi thủy (lúc đang học phổ thông), HS cũng được giáo dục và giáo dưỡng theo tinh thần hướng nghiệp (hướng tới việc tự lập với một nghề), dù bản thân HS đó chưa hề xác định chọn một nghề cụ thể.
Có hay không, những chỗ “thắt cổ chai” trên con đường phát triển cá nhân và hướng nghiệp vào đời ?
- Có, mà cũng không. Có chỗ “thắt cổ chai” trong việc thi tuyển (hoặc xét tuyển) theo chế độ thi cử (hoặc tuyển dụng) của nhà nước hoặc của một tổ chức nào đó, vì có đông người dự thi hay dự tuyển mà chỉ tiêu chọn thì ít. Nhưng, gọi là “thắt cổ chai” trên con đường phát triển cá nhân và hướng nghiệp vào đời đối với mỗi HS thì… không. Vì ngày nay, nhà nước và xã hội có nhiều cơ chế thoáng mở và tạo những cơ hội học tập (nhất là học nghề) cho HS, vẫn luôn sẵn sàng đón nhận những ai muốn hướng nghiệp để vào đời.
Miễn rằng bạn tự tích cực chuẩn bị trước về hành trang cho hướng nghiệp thì không lúc này sẽ có lúc khác, không nơi này sẽ có nơi khác tiếp sức cho bạn học thành nghề và kiếm được việc. Nghề đó (hay việc đó) có thể rất khiêm tốn lúc đầu, nhưng không sao ! Chí khí của bạn, tiềm lực của bạn (trong giá trị bản thân) sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. Không thiếu những gương sáng quanh bạn, họ vươn lên những tầng cao từ những bậc thang cực thấp trong hướng nghiệp và vào đời.
Ngày càng phong phú những thông tin tư vấn hướng nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn. Trong đó có không ít thông tin “chọi nhau”. Vậy, nên nghe ai, tin ai ?
- Nghe từ nhiều nguồn, nhưng cuối cùng, chỉ nghe và tin ở một nguồn duy nhất. Nguồn đó là từ tiếng lòng của bạn, từ sự minh triết mà chính bạn có được sau khi bạn đã tham khảo, phân tích và sàng lọc hết, từ mọi thông tin đa chiều. Trước mọi thông tin, bạn trân trọng lắng nghe, cầu thị (từ lời tỉ tê của bạn bè, lời nhắn nhủ của mẹ cha… đến những thông tin của nhà tư vấn hay trên báo đài, trường học và Internet, bạn phải sử dụng tối đa công năng của “bộ lọc” thông tin trong trí não của bạn. Nghĩa là. phải sàng lọc qua trí tuệ là chính, đừng quá tin vào bộ lọc của trái tim mà dễ bị chủ quan, cảm tính, thiển cận và nhiều sai lạc. Đó là điều then chốt trước khi bạn tự trả lời câu hỏi “Nên nghe ai, tin ai ?”.
Trong tiến trình hướng nghiệp, điều cốt lõi sau đây phải được bạn tự khẳng định : Bạn luôn luôn là một chủ thể, và phải là một chủ thể khách quan khi nhận thức, tỉnh táo khi tự quyết.
Đang học chữ, chưa học nghề, chưa va vấp trong cuộc sống và làm việc, vậy làm sao có được vốn sống, vốn kinh nghiệm nghề nghiệp hay kinh nghiệm thực tế cho hành trang vào đời ? Khó quá !
- Cũng khó, mà cũng không khó. Với các bạn thiếu sự chủ động, đây là bài toán rất khó. Nhưng, với ai có ý thức chủ động để tìm tòi ngay khi đang ngồi trên ghế nhà truòng, thì bài toán đó đã có lời giải và cách giải không đến nỗi khó. Chỉ cần bạn chú tâm và chịu dành thời gian cho việc đọc báo mỗi ngày hoặc gần gũi những người trong nghề thì sớm muộn sẽ thu thập được kinh nghiệm của những người đã từng trải. Bạn cứ nghiệm vì sao có người giỏi giang, lại có người non yếu trong nghề ? Điều này, như lời của nhiều bạn HSSV đang học mà có được việc làm đi kèm đã nói rằng, cứ đọc trong sách báo (nhất là nhật báo) thì hiểu được rất nhiều thứ, từ đó tìm cách vận dụng cho phù hợp. Chưa có dịp vận dụng thì cứ ghi nhận để chờ cơ hội vận dụng.
Báo chí ngày nay nói rất nhiều đến hướng nghiệp, việc làm và những tấm gương vừa học vừa làm của những HSSV tích cực. Đó là những HSSV tốt nghiệp ra trường mà dễ xin được việc làm nhất, vì họ đã khá quen việc và có tiềm năng làm việc rồi. Như vậy, kinh nghiệm của người khác đã có sẵn quanh ta, miễn ta có chủ động tìm tòi, tham khảo và nhạy bén hấp thụ hay không mà thôi. Vốn sống có được ít nhất phải bằng cách học hỏi từ thực tế, có đối chiếu với sách vở, phản biện từ sách vở…
Quang Dương - Nhà tư vấn Hướng nghiệp - www.tuvanhuongnghiep.vn
- Không, hoàn toàn không. Hướng nghiệp là một quá trình lâu dài và liên tục, mà chuyện đó (vượt vũ môn) chỉ là một mắt xích rất ngắn, trong giai đoạn mở đầu. Mỗi người có một khởi thủy hướng nghiệp sớm hay muộn khác nhau, nhưng định hướng chung của nhà trường phổ thông là giúp HS sớm có một ý niệm về hướng nghiệp, thông qua các bài học chính khóa và ngoại khóa. Tinh thần hướng nghiệp được bén rễ dần từ khi biết nhận thức và đang học chữ (trau dồi học vấn), đến lúc chọn nghề và học nghề, rồi vào đời lập nghiệp, hành nghề. Trên con đường đó, nếu không có gì trắc trở thì vẫn theo đuổi nghề ấy cho đến khi ngừng thở. Còn nếu chọn lầm nghề thì phải trả giá cho nhiều vấn nạn kéo theo, có khi suốt cả đời !
Như vậy, hành trình hướng nghiệp là một cuộc viễn chinh đến cuối đời và qua nhiều công đoạn. Trong đó, giai đoạn vượt vũ môn để thi tuyển (hay chọn được nghề) chỉ là một cung đường rất ngắn của hướng nghiệp mà thôi. Ngay từ khởi thủy (lúc đang học phổ thông), HS cũng được giáo dục và giáo dưỡng theo tinh thần hướng nghiệp (hướng tới việc tự lập với một nghề), dù bản thân HS đó chưa hề xác định chọn một nghề cụ thể.
Có hay không, những chỗ “thắt cổ chai” trên con đường phát triển cá nhân và hướng nghiệp vào đời ?
- Có, mà cũng không. Có chỗ “thắt cổ chai” trong việc thi tuyển (hoặc xét tuyển) theo chế độ thi cử (hoặc tuyển dụng) của nhà nước hoặc của một tổ chức nào đó, vì có đông người dự thi hay dự tuyển mà chỉ tiêu chọn thì ít. Nhưng, gọi là “thắt cổ chai” trên con đường phát triển cá nhân và hướng nghiệp vào đời đối với mỗi HS thì… không. Vì ngày nay, nhà nước và xã hội có nhiều cơ chế thoáng mở và tạo những cơ hội học tập (nhất là học nghề) cho HS, vẫn luôn sẵn sàng đón nhận những ai muốn hướng nghiệp để vào đời.
Miễn rằng bạn tự tích cực chuẩn bị trước về hành trang cho hướng nghiệp thì không lúc này sẽ có lúc khác, không nơi này sẽ có nơi khác tiếp sức cho bạn học thành nghề và kiếm được việc. Nghề đó (hay việc đó) có thể rất khiêm tốn lúc đầu, nhưng không sao ! Chí khí của bạn, tiềm lực của bạn (trong giá trị bản thân) sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. Không thiếu những gương sáng quanh bạn, họ vươn lên những tầng cao từ những bậc thang cực thấp trong hướng nghiệp và vào đời.
Ngày càng phong phú những thông tin tư vấn hướng nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn. Trong đó có không ít thông tin “chọi nhau”. Vậy, nên nghe ai, tin ai ?
- Nghe từ nhiều nguồn, nhưng cuối cùng, chỉ nghe và tin ở một nguồn duy nhất. Nguồn đó là từ tiếng lòng của bạn, từ sự minh triết mà chính bạn có được sau khi bạn đã tham khảo, phân tích và sàng lọc hết, từ mọi thông tin đa chiều. Trước mọi thông tin, bạn trân trọng lắng nghe, cầu thị (từ lời tỉ tê của bạn bè, lời nhắn nhủ của mẹ cha… đến những thông tin của nhà tư vấn hay trên báo đài, trường học và Internet, bạn phải sử dụng tối đa công năng của “bộ lọc” thông tin trong trí não của bạn. Nghĩa là. phải sàng lọc qua trí tuệ là chính, đừng quá tin vào bộ lọc của trái tim mà dễ bị chủ quan, cảm tính, thiển cận và nhiều sai lạc. Đó là điều then chốt trước khi bạn tự trả lời câu hỏi “Nên nghe ai, tin ai ?”.
Trong tiến trình hướng nghiệp, điều cốt lõi sau đây phải được bạn tự khẳng định : Bạn luôn luôn là một chủ thể, và phải là một chủ thể khách quan khi nhận thức, tỉnh táo khi tự quyết.
Đang học chữ, chưa học nghề, chưa va vấp trong cuộc sống và làm việc, vậy làm sao có được vốn sống, vốn kinh nghiệm nghề nghiệp hay kinh nghiệm thực tế cho hành trang vào đời ? Khó quá !
- Cũng khó, mà cũng không khó. Với các bạn thiếu sự chủ động, đây là bài toán rất khó. Nhưng, với ai có ý thức chủ động để tìm tòi ngay khi đang ngồi trên ghế nhà truòng, thì bài toán đó đã có lời giải và cách giải không đến nỗi khó. Chỉ cần bạn chú tâm và chịu dành thời gian cho việc đọc báo mỗi ngày hoặc gần gũi những người trong nghề thì sớm muộn sẽ thu thập được kinh nghiệm của những người đã từng trải. Bạn cứ nghiệm vì sao có người giỏi giang, lại có người non yếu trong nghề ? Điều này, như lời của nhiều bạn HSSV đang học mà có được việc làm đi kèm đã nói rằng, cứ đọc trong sách báo (nhất là nhật báo) thì hiểu được rất nhiều thứ, từ đó tìm cách vận dụng cho phù hợp. Chưa có dịp vận dụng thì cứ ghi nhận để chờ cơ hội vận dụng.
Báo chí ngày nay nói rất nhiều đến hướng nghiệp, việc làm và những tấm gương vừa học vừa làm của những HSSV tích cực. Đó là những HSSV tốt nghiệp ra trường mà dễ xin được việc làm nhất, vì họ đã khá quen việc và có tiềm năng làm việc rồi. Như vậy, kinh nghiệm của người khác đã có sẵn quanh ta, miễn ta có chủ động tìm tòi, tham khảo và nhạy bén hấp thụ hay không mà thôi. Vốn sống có được ít nhất phải bằng cách học hỏi từ thực tế, có đối chiếu với sách vở, phản biện từ sách vở…
Quang Dương - Nhà tư vấn Hướng nghiệp - www.tuvanhuongnghiep.vn
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Tuyển sinh
Rao vặt Siêu Vip