Câu hỏi

05/06/2013 08:56
Em có nghe nói trong 5 tác giả thi đại học môn văn năm 2010 Bộ GD-ĐT đã giảm bớt 2 tác giả, thông tin đó có đúng không?
Và 2 tác giả đó là những ai? Em muốn biết có phải 1 tác phẩm thi đại học rồi thì 3 năm liền sau đó không cho thi tác phẩm đó nữa đúng không? Và làm cách nào để em có thể suy luận để giảm bớt những tác phẩm phải ôn? Em cũng muốn hỏi câu nghị luận xã hội thì thường xoay quanh những vấn đề nào?
Danh sách câu trả lời (1)

Đến thời điểm này Ban tư vấn vẫn chưa nghe thông tin mà em trình bày ở trên. Theo Ban tư vấn thì không thể có chuyện này, Bộ GD-ĐT không bao giờ có chuyện hạn chế hoặc khoanh vùng để cho thí sinh ôn tập. Nguyên tắc ôn tập là bám sát chương trình SGK phổ thông hiện hành và theo cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ.
Theo thông tin từ lãnh đạo Cục khảo thí thì về cơ bản cấu trúc đề thi không khác so với năm 2009, chính vì thế em nên tìm phần cấu trúc năm 2009 để bố trí ôn tập cho tốt.
Việc ra đề thi trải qua rất nhiều bước. Sau khi thành lập ban ra đề thi thì sẽ tiến hành ra đề thi. Từ những đề thi đó sẽ ngẫu nhiên lấy ra một số đề để phân tích đánh giá sau đó mới quyết định chọn lấy một đề thi chính thức và một đề thi dự bị. Do quy trình như vậy nên không thể có chuyện 3 năm sau không cho thi về nội dung đó nữa.
Theo Ban tư vấn, việc thi ĐH là đánh giá một cách toàn diện nên không thể chủ quan khoanh vùng ôn tập được mà cần phải ôn tập dàn trải toàn bộ chương trình đã học.
Thông thường các câu hỏi nghị luận xã hội thường bám sát với các sự kiện đời sống hàng ngày (liên quan đến ứng xử, giáo dục). Theo kinh nghiệm của Ban tư vấn thì một trong những điểm cần phải chủ ý đó là có thể các sự kiện giáo dục trong năm sẽ là ý tưởng để Ban ra đề lựa chọn đưa vào đề thi.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Tuyển sinh
Rao vặt Siêu Vip