
Em đi tiêu ra máu lần đầu vậy có phải là trĩ hay không?
Tối qua em đi ra máu nên sợ quá. Đây là lần đầu em đi ra máu nhưng không biết vậy là nhiễm bệnh chưa hay chỉ bị nhất thời vì khoảng 2 tuần nay ăn uống quá nóng và hầu như không ăn rau và ít uống nước toàn uống nước ngọt. Có bác nào là bác sĩ giúp em giải thích được không ạ. lo quá.

Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.
-Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
-Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
-Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa

Bạn bị chảy máu khi đi cầu 1 lần thì không có nghĩa là bạn đã bị mắc bệnh trĩ. Đừng lo lắng nhiều mà hại sức khỏe nhé bạn. Những trường hợp đi ngoài ra máu thường xuyên, kéo dài; đi cầu ra máu với lượng nhiều hoặc ra máu sẫm màu/màu đen mới đáng lo và cần tới bệnh viện khám để tìm nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Với trường hợp của bạn, chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uông: ăn đủ rau, chất xơ, uống đủ nước, tránh đồ ăn cay nóng thì sẽ hết chảy máu thôi.
Sử dụng viên uống Antry (được bào chế từ cao Diếp cá, hòe hoa...) cũng sẽ giúp bạn hết ngay triệu chứng chảy máu khi đi cầu.
Thân mến

Hiện tượng đi tiêu ra máu tươi là triệu chứng của một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng. Các nguyên nhân thường gặp là: nứt hậu môn, trĩ, polyp trực tràng, u trực tràng, viêm loét đại trực tràng xuất huyết....
Trường hợp đi tiêu ra máu của bạn chưa có cơ sở gì để kết luận bị ung thư. Tuy nhiên ung thư đại trực tràng là bệnh có thể điều trị và phòng ngừa được nếu phát hiện sớm.
Ngoài tiêu ra máu, bạn nên lưu ý những dấu hiệu sau:
- Thay đổi thói quen đi cầu (tiêu chảyxen lẫn táo bón mới xuất hiện gần đây hoặc kéo dài)
- Đau bụng kéo dài
- Chán ăn, sụt cân
- Thiếu máu, chóng mặt
- Có người thân bị ung thư đại trực tràng hoặc ung thư khác
Để biết chính xác và có hướng điều trị kịp thời, bạn nên đến các bệnh viện để được khám và làm một số xét nghiệm cận lâm sàng, nội soi đại trực tràng...
Đồng thời, bạn nên kiêng ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, tăng cường những loại thực phẩm có nhiều chất xơ như rau củ quả, đậu các loại. Ngoài ra, bạn cũng nên dành mỗi ngày khoảng 30 phút để tập thể dục và năng vận động, tránh ngồi quá lâu một chỗ.
Thân mến!