Câu hỏi

26/05/2013 10:13
Em muốn cập nhật BIOS cho mainboard thì phải làm sao? Em cập nhật BIOS xong, làm thế nào để BIOS trở về trạng thái ban đầu?
Danh sách câu trả lời (1)

Dưới đây chỉ là các bước cơ bản (không mô tả chi tiết) để cập nhật BIOS, cho nên bạn cần có kinh nghiệm sử dụng máy tinh mới có thể thực hiện được. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì nên nhờ người khác có kinh nghiệm hướng dẫn thực hiện ít nhất là trong lần đầu tiên.
Ngoài ra, nếu máy đang hoạt động bình thường và nếu không có lý do gì cần thiết thì KHÔNG NÊN cập nhật BIOS.
1. Xác định 'model' của mainboard
Có thể xem thông tin ở màn hình đầu tiên khi khởi động máy, hoặc dùng phần mềm xem thông tin hệ thống như CPU-Z, nhưng tốt nhất là mở thùng máy tìm 'model number' in trên mainboard để kiểm tra.
Sử dụng công cụ sau để tìm loại mainboard dựa vào thông tin BIOS hiển thị lúc khởi động: http://www.motherboards.org/tools/moboidtools.html; www.mrbios.com
2. Kiểm tra website nhà sản xuất mainboard xem có bản cập nhật mới của BIOS không. Nếu có thì download bản cập nhật mới nhất. Bạn cần thông tin model number ở bước 1 để chọn đúng tập tin. Nếu chọn sai và cập nhật sai có thể máy tính không khởi động được.
Tham khảo thêm http://www.driverzone.com/
3. Tạo một đĩa mềm có thể khởi động được và copy các file đã download vào đĩa A:
Nếu sau khi giải nén chỉ có 1 file .bin hoặc .rom ... (phần mở rộng có thể khác, tùy vào nhà sản xuất) thì phải copy thêm file 'awdflash.exe' (Nếu là BIOS của hãng Award) hoặc file “amiflash.exe”(nếu là BIOS của AMI) vào đĩa A:
4. Khởi động máy từ đĩa A
Có thể bạn cần phải thiết lập lại BIOS cho máy tính khởi động từ ổ đĩa A.
5. Flash BIOS
Mỗi hãng có cách 'flash' riêng. Bạn nên đọc tập tin readme.txt hướng dẫn cách chạy lệnh 'flash' thường có ở website của nhà sản xuất hoặc có kèm trong cả tập tin có phiên bản cập nhật BIOS. Dưới dây là ví dụ cách cập nhật BIOS của hãng Award và AMI.
- BIOS của hãng Award:
A:\>awdflash
- BIOS của hãng AM:
A:\>amiflash
Trong quá trình cập nhật, nếu máy có hỏi lưu lại phiên bản BIOS hiện tại hay không thì bạn nên lưu lại phòng trường hợp cần phải 'phục hồi'.
Quá trình flash mất khoảng 1-3 phút tùy dung lượng của BIOS và sau khi flash xong bạn cần phải khởi động lại máy và thiết lập lại các thông số cho BIOS.
* Lưu ý:
- Không được tắt máy trong khi máy đang ở giai đoạn 'flash' BIOS. Cho nên, nếu máy không có UPS thì bạn nên cẩn thận vì có thể bị cúp điện (hay bất cứ nguyên nhân nào khác làm máy tính khởi động lại) trong khi máy đang 'flash' BIOS.
- Nếu máy hoàn toàn không khởi động được, bạn cần phải tháo BIOS ra và đem đến dịch vụ để lắp vào thiết bị dùng để 'flash' BIOS. Tất nhiên, bạn cần phải đem theo tập tin BIOS đã tải ở bước 2.
Tham khảo thêm Khôi phục BIOS ROM (TGVT A , số 2/2003, Tr.70) và http://pages.sbcglobal.net/jefn/bootblock.html
- Nếu muốn trả BIOS về phiên bản cũ thì bạn thực hiện lại quá trình cập nhật BIOS và ở giai đoạn 'flash' thì chọn lại tập tin phiên bản cũ. Nếu không lưu lại phiên bản cũ thì bạn thử tìm lại ở website của nhà sản xuất mainboard, hoặc tìm lại một máy khác có sử dụng cùng loại mainboard. Đương nhiên là rất mất thời gian, nhưng không có cách nào khác.
Từ khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hãng sản xuất mainboard đã viết luôn trình cập nhật BIOS cho phép người dùng chạy trực tiếp trong môi trường Windows (như Asus, Intel...) và trong quá trình cập nhật có kiểm tra xem phiên bản cập nhật có đúng là dành cho mainboard đang sử dụng hay không. Cho nên quá trình cập nhật BIOS không còn khó khăn và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm đối với người dùng.
Ngoài ra, nếu máy đang hoạt động bình thường và nếu không có lý do gì cần thiết thì KHÔNG NÊN cập nhật BIOS.
1. Xác định 'model' của mainboard
Có thể xem thông tin ở màn hình đầu tiên khi khởi động máy, hoặc dùng phần mềm xem thông tin hệ thống như CPU-Z, nhưng tốt nhất là mở thùng máy tìm 'model number' in trên mainboard để kiểm tra.
Sử dụng công cụ sau để tìm loại mainboard dựa vào thông tin BIOS hiển thị lúc khởi động: http://www.motherboards.org/tools/moboidtools.html; www.mrbios.com
2. Kiểm tra website nhà sản xuất mainboard xem có bản cập nhật mới của BIOS không. Nếu có thì download bản cập nhật mới nhất. Bạn cần thông tin model number ở bước 1 để chọn đúng tập tin. Nếu chọn sai và cập nhật sai có thể máy tính không khởi động được.
Tham khảo thêm http://www.driverzone.com/
3. Tạo một đĩa mềm có thể khởi động được và copy các file đã download vào đĩa A:
Nếu sau khi giải nén chỉ có 1 file .bin hoặc .rom ... (phần mở rộng có thể khác, tùy vào nhà sản xuất) thì phải copy thêm file 'awdflash.exe' (Nếu là BIOS của hãng Award) hoặc file “amiflash.exe”(nếu là BIOS của AMI) vào đĩa A:
4. Khởi động máy từ đĩa A
Có thể bạn cần phải thiết lập lại BIOS cho máy tính khởi động từ ổ đĩa A.
5. Flash BIOS
Mỗi hãng có cách 'flash' riêng. Bạn nên đọc tập tin readme.txt hướng dẫn cách chạy lệnh 'flash' thường có ở website của nhà sản xuất hoặc có kèm trong cả tập tin có phiên bản cập nhật BIOS. Dưới dây là ví dụ cách cập nhật BIOS của hãng Award và AMI.
- BIOS của hãng Award:
A:\>awdflash
- BIOS của hãng AM:
A:\>amiflash
Trong quá trình cập nhật, nếu máy có hỏi lưu lại phiên bản BIOS hiện tại hay không thì bạn nên lưu lại phòng trường hợp cần phải 'phục hồi'.
Quá trình flash mất khoảng 1-3 phút tùy dung lượng của BIOS và sau khi flash xong bạn cần phải khởi động lại máy và thiết lập lại các thông số cho BIOS.
* Lưu ý:
- Không được tắt máy trong khi máy đang ở giai đoạn 'flash' BIOS. Cho nên, nếu máy không có UPS thì bạn nên cẩn thận vì có thể bị cúp điện (hay bất cứ nguyên nhân nào khác làm máy tính khởi động lại) trong khi máy đang 'flash' BIOS.
- Nếu máy hoàn toàn không khởi động được, bạn cần phải tháo BIOS ra và đem đến dịch vụ để lắp vào thiết bị dùng để 'flash' BIOS. Tất nhiên, bạn cần phải đem theo tập tin BIOS đã tải ở bước 2.
Tham khảo thêm Khôi phục BIOS ROM (TGVT A , số 2/2003, Tr.70) và http://pages.sbcglobal.net/jefn/bootblock.html
- Nếu muốn trả BIOS về phiên bản cũ thì bạn thực hiện lại quá trình cập nhật BIOS và ở giai đoạn 'flash' thì chọn lại tập tin phiên bản cũ. Nếu không lưu lại phiên bản cũ thì bạn thử tìm lại ở website của nhà sản xuất mainboard, hoặc tìm lại một máy khác có sử dụng cùng loại mainboard. Đương nhiên là rất mất thời gian, nhưng không có cách nào khác.
Từ khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hãng sản xuất mainboard đã viết luôn trình cập nhật BIOS cho phép người dùng chạy trực tiếp trong môi trường Windows (như Asus, Intel...) và trong quá trình cập nhật có kiểm tra xem phiên bản cập nhật có đúng là dành cho mainboard đang sử dụng hay không. Cho nên quá trình cập nhật BIOS không còn khó khăn và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm đối với người dùng.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Phần cứng
Rao vặt Siêu Vip