Câu hỏi

05/06/2013 09:24
Hiện nay đã có tỉ lệ “chọi” của các trường năm 2009 chưa?
Con tôi học lớp 12 Trường THPT Phú Nhuận TP.HCM, cháu học nhưng không chắc chắn lắm. Vừa rồi cháu làm năm bộ hồ sơ thi ĐH để chọn trường nào có tỉ lệ “chọi” ít ít thì thi cho có cơ hội đậu. Hiện nay đã có tỉ lệ “chọi” của các trường chưa?
thanhdang
05/06/2013 09:24
MyLove
05/06/2013 09:24
ncnncn
05/06/2013 09:24
Danh sách câu trả lời (8)

Chưa có, khi nào hết các đợt nộp hồ sơ thì mới tổng kết được và có tỷ lệ chọi !
Quang sim Số Đẹp Cát Tường
www.sodepcattuong.com
Quang sim Số Đẹp Cát Tường
www.sodepcattuong.com

Chưa có đâu chị à

Để chọn được trường phù hợp, có rất nhiều căn cứ. Thật ra thông tin về tỉ lệ “chọi” chỉ nên là thông số tham khảo. Trên thực tế có những trường tỉ lệ “chọi” dù không cao (ví dụ 1 chọi 5 hoặc 6) nhưng cạnh tranh giữa các thí sinh lại khá gắt gao. Lý do là những trường có đông thí sinh dự thi chưa hẳn đã là những trường tốp trên, nên số thí sinh nhiều nhưng thường là số thí sinh có trình độ trung bình khá.
Thí sinh không nên quan tâm đến tỉ lệ “chọi” (số thí sinh dự thi/ chỉ tiêu tuyển của ngành, trường đó) mà cần tập trung vào việc ôn tập thật tốt để bước vào kỳ thi. Vì một số trường thuộc hàng tốp thường tập hợp những thí sinh giỏi và rất gỏi ở các vùng miền, nên dù ít thí sinh dự thi nhưng đương nhiên tính cạnh tranh sẽ gay gắt hơn rất nhiều.
Chẳng hạn như Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) dù hệ số này có thấp nhưng điểm chuẩn vẫn cao vì ở các trường này thu hút hầu hết thí sinh có học lực khá giỏi trở lên. Nếu thử nhẩm tính ngành xây dựng của trường này thì sẽ thấy chỉ tiêu hằng năm đều là 300 thì năm 2008 ngành này có 1.463 thí sinh dự thi, tức là 1 “chọi” 5, điểm chuẩn là 20,5. Năm 2007 ngành này có 935 thí sinh dự thi, 1 “chọi” 3, điểm chuẩn là 21. Năm 2006 có 1.568 thí sinh dự thi, 1 “chọi” 5, điểm chuẩn là 23 điểm; năm 2005 có 1.764 / 24,5 điểm; năm 2004 có 1.631/ 22,5 điểm…
Việc căn cứ vào tỉ lệ “chọi” đôi khi cũng đưa ra quyết định sai lầm, vì tỉ lệ “chọi” thường diễn biến không nhất quán giữa các năm, bởi tâm lý số đông thấy năm trước đã nhiều người dự thi thì năm sau lại không dám đăng ký nữa. Do đó, tỉ lệ “chọi” chỉ để tham khảo, không phải yếu tố quyết định vì còn tùy thuộc năng lực học tập của các thí sinh đăng ký dự thi.
Thêm nữa, điều thí sinh cần quan tâm nhất là điểm trúng tuyển của trường (hoặc khoa, ngành). Ở mức trên 20 đến gần 30 điểm (ba môn chưa nhân hệ số) là những trường tốp trên. Ở mức trên dưới 20 điểm tới khoảng 18-19 điểm là những trường tốp giữa. Một số trường có điểm trúng tuyển sát điểm sàn, hoặc trường CĐ, trường ĐH dân lập, tư thục không thi tuyển mà chỉ xét tuyển… là những trường tốp cuối.
Lưu ý có những trường ĐH dân lập, tư thục nhưng điểm cũng tương đương tốp giữa, và có những trường dù không thi, chỉ xét tuyển nhưng độ cạnh tranh cũng rất cao. Đối chiếu với trình độ của mình và số lượng chỉ tiêu, thí sinh sẽ có được quyết định tương đối chính xác.
Ngoài ra thí sinh nên quan tâm tới trường công lập hay tư thục, dân lập; địa chỉ đào tạo… (có trường dù điểm trúng tuyển cao nhưng hệ đào tạo đặt tại một số địa phương thì lấy điểm thấp hơn), học phí, phương thức đào tạo và cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường.
Đến ngày 7-5 các sở GD-ĐT mới bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi cho các trường ĐH, CĐ; sau đó các trường mới thông kê cụ thể. Như vậy tỉ lệ “chọi” năm 2009 sẽ được công bố vào khoảng giữa hoặc cuối tháng 5 (năm 2008 công bố ngày 16-5). Ngay sau khi có thông tin, báo điện tử Tuổi Trẻ Online sẽ cập nhật ngay để thí sinh theo dõi.
Thí sinh không nên quan tâm đến tỉ lệ “chọi” (số thí sinh dự thi/ chỉ tiêu tuyển của ngành, trường đó) mà cần tập trung vào việc ôn tập thật tốt để bước vào kỳ thi. Vì một số trường thuộc hàng tốp thường tập hợp những thí sinh giỏi và rất gỏi ở các vùng miền, nên dù ít thí sinh dự thi nhưng đương nhiên tính cạnh tranh sẽ gay gắt hơn rất nhiều.
Chẳng hạn như Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) dù hệ số này có thấp nhưng điểm chuẩn vẫn cao vì ở các trường này thu hút hầu hết thí sinh có học lực khá giỏi trở lên. Nếu thử nhẩm tính ngành xây dựng của trường này thì sẽ thấy chỉ tiêu hằng năm đều là 300 thì năm 2008 ngành này có 1.463 thí sinh dự thi, tức là 1 “chọi” 5, điểm chuẩn là 20,5. Năm 2007 ngành này có 935 thí sinh dự thi, 1 “chọi” 3, điểm chuẩn là 21. Năm 2006 có 1.568 thí sinh dự thi, 1 “chọi” 5, điểm chuẩn là 23 điểm; năm 2005 có 1.764 / 24,5 điểm; năm 2004 có 1.631/ 22,5 điểm…
Việc căn cứ vào tỉ lệ “chọi” đôi khi cũng đưa ra quyết định sai lầm, vì tỉ lệ “chọi” thường diễn biến không nhất quán giữa các năm, bởi tâm lý số đông thấy năm trước đã nhiều người dự thi thì năm sau lại không dám đăng ký nữa. Do đó, tỉ lệ “chọi” chỉ để tham khảo, không phải yếu tố quyết định vì còn tùy thuộc năng lực học tập của các thí sinh đăng ký dự thi.
Thêm nữa, điều thí sinh cần quan tâm nhất là điểm trúng tuyển của trường (hoặc khoa, ngành). Ở mức trên 20 đến gần 30 điểm (ba môn chưa nhân hệ số) là những trường tốp trên. Ở mức trên dưới 20 điểm tới khoảng 18-19 điểm là những trường tốp giữa. Một số trường có điểm trúng tuyển sát điểm sàn, hoặc trường CĐ, trường ĐH dân lập, tư thục không thi tuyển mà chỉ xét tuyển… là những trường tốp cuối.
Lưu ý có những trường ĐH dân lập, tư thục nhưng điểm cũng tương đương tốp giữa, và có những trường dù không thi, chỉ xét tuyển nhưng độ cạnh tranh cũng rất cao. Đối chiếu với trình độ của mình và số lượng chỉ tiêu, thí sinh sẽ có được quyết định tương đối chính xác.
Ngoài ra thí sinh nên quan tâm tới trường công lập hay tư thục, dân lập; địa chỉ đào tạo… (có trường dù điểm trúng tuyển cao nhưng hệ đào tạo đặt tại một số địa phương thì lấy điểm thấp hơn), học phí, phương thức đào tạo và cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường.
Đến ngày 7-5 các sở GD-ĐT mới bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi cho các trường ĐH, CĐ; sau đó các trường mới thông kê cụ thể. Như vậy tỉ lệ “chọi” năm 2009 sẽ được công bố vào khoảng giữa hoặc cuối tháng 5 (năm 2008 công bố ngày 16-5). Ngay sau khi có thông tin, báo điện tử Tuổi Trẻ Online sẽ cập nhật ngay để thí sinh theo dõi.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Tuyển sinh
Rao vặt Siêu Vip