Câu hỏi

26/04/2013 13:29
Hiện nay mạng hội nghị truyền hình có sự kết hợp với mạng Internet như thế nào?
Cách tổ chức một cuộc hội nghị truyền hình. Hiện nay mạng hội nghị truyền hình có sự kết hợp với mạng Internet như thế nào?
Hin89
26/04/2013 13:29
chipchip
26/04/2013 13:29
Danh sách câu trả lời (2)

1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH
Đặc điểm và ứng dụng:
Video Conferencing là một phương thức thông tin liên lạc mới, được kết hợp bởi những đặc tính của công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin nhằm đem đến cho người sử dụng nhiều tiện ích hơn một cuộc điện thoại bình thường. Về cơ bản Video Conferencing giống như liên lạc bằng điện thoại nhưng được bổ xung hàng loạt các tiện ích khác như:
•Những người đàm thoại có thể nhìn thấy nhau
•Cùng chia sẻ dữ liệu trên máy tính như văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu …
•Có thể kết nối bằng bất kỳ phương thức nào như: kênh thuê riêng (Leased-Line), ISDN hay IP (Internet Protocol)
•…
Tuy nhiên Video Conferencing cũng có những hạn chế của nó như:
•Đòi hỏi băng thông cao, khoảng 384Kbps trở lên.
•Chi phí cơ sở hạ tầng mạng tương đối cao.
•Đòi hỏi người sử dụng phải có một trình độ nhất định.
Do những tiện ích rất ưu việt như đã kể trên nên Video Conferencing được ứng dụng trong rất nhiều ngành kinh tế, xã hội cũng như an ninh, quốc phòng. Phổ biến nhất Video Conferencing được ứng dụng trong hội họp từ xa giúp những người tham gia không tốn thời gian đi lại mà vẫn có thể gặp mặt nhau, hơn nữa lại tiết kiệm nhiều chi phí khác. Có thể kể ra một vài ứng dụng của Video Conferencing như:
•Hội họp, giao ban từ xa
•Đào tạo từ xa
•Khám, chuẩn đoán bệnh từ xa, tư vấn sức khoẻ
•Tham mưu, tác chiến từ xa
•…v.v
Các thành phần chính và các vấn đề liên quan trong mạng Video hội nghị
Cũng giống như các phương thức liên lạc khác, một hệ thống Video Conferencing được hợp thành bởi nhiều thiết bị khác nhau gồm:
•Thiết bị đầu cuối (VCS)
•Thiết bị điều khiển đa điểm (MCU)
Phần này đi sâu vào giải thích chi tiết các chức năng của 2 thành phần chính trong mạng H.323: Thiết bị đầu cuối VCS và thiết bị điều khiển đa điểm (MCU) khi sử dụng với các hệ thống video hội nghị.
1.1Thiết bị đầu cuối video hội nghị (VCS)
VCS là thiết bị cơ bản cần có cho ứng dụng Video Conferencing có chức năng thu nhận hình ảnh, âm thanh tại một điểm, mã hoá chúng theo một phương thức nhất định rồi gửi tới đầu xa. Mỗi điểm tham gia hội nghị video phải có các thành phần sau:
•Bộ mã hoá hình ảnh/âm thanh (audio/video codec)
•Thiết bị thu nhận hình ảnh: camera
•Thiết bị thu nhận âm thanh: micro
•Thiết bị hiển thị: màn hình TV, máy chiếu…
•Thiết bị âm thanh: Ampli, loa, microphone ...
•Giao diện mạng: Leased-line, ISDN, IP…
•Ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ cho tương tác dữ liệu, hỗ trợ hiển thị…
Các thiết bị đầu cuối H.323 là các đầu cuối trong mạng LAN cung cấp thông tin liên lạc 2 chiều thời gian thực. Theo chuẩn H.323, tất cả các thiết bị đầu cuối H.323 phải hỗ trợ thoại với tùy chọn video và dữ liệu. Do vậy, loại hình cơ bản của 1 thiết bị đầu cuối H.323 là máy điện thoại IP; tuy nhiên phần lớn các đầu cuối H.323 là các hệ thống video hội nghị. Chuẩn H.323 qui định các chế độ chuẩn để các đầu cuối này có thể làm việc được với nhau. Các đầu cuối H.323 phải hỗ trợ giao thức H.245 để điều khiển việc sử dụng và các khả năng của kênh; giao thức Q.931 cho thiết lập cuộc gọi và signalling; giao thức RAS (Registration/Admission/Status) để làm việc với Gatekeeper và RTP/RTCP để sắp xếp thứ tự các gói audio và video.
Khi thiết lập 1 hội nghị H.323, chúng ta cần có 1 số phương tiện nào đó để biết được người dùng hoặc đầu cuối H.323 mà chúng ta muốn liên lạc. Nếu suy nghĩ cho rằng việc ghi nhớ được địa chỉ IP là đủ; nhưng việc sử dụng DHCP để phân bổ động địa chỉ IP cho 1 đầu cuối lại cho thấy phương pháp này không ổn. Do đó dẫn đến việc hình thành khái niệm về Kế hoạch đánh số (Dial plan) và việc sử dụng 1 số người dùng H.323 (H.323 User Number) được đăng ký với 1 Gatekeeper.
Dial Plan đơn giản là 1 phương pháp phân bổ 1 số duy nhất cho 1 đầu cuối H.323. Số này được gọi là H.323 User Number và khi được đăng ký với 1 Gatekeeper, chúng ta có thể phiên dịch số User Number thành 1 địa chỉ IP.
H.323 User Number thường được gọi là E.164 Number.
1.2MCU
Thiết bị điều khiển đa điểm (Multipoint Control Unit – MCU), hay còn gọi là “conferencing server” hoặc “conferencing bridge”, cho phép nhiều hơn hai thiết bị VCS liên lạc với nhau đồng thời tạo thành hội nghị Video đa điểm. Một MCU thông thường thực hiện hai chức năng chính là quản lý điều khiển kết nối các thiết bị đầu cuối VCS và xử lý hình ảnh, âm thanh, dữ liệu vận chuyển qua nó. Một số loại MCU lại kết hợp các chức năng Gateway hoặc Gatekeeper vào cùng một nền tảng duy nhất.
Có hai kiểu MCU là MCU cứng và MCU mềm. MCU cứng là giải pháp chuyên nghiệp bao gồm phần cứng (bộ xử lý, giao diện mạng, bộ DSP...) và phần mềm đi kèm hỗ trợ nhiều tính năng phong phú tích cho mạng khai thác dịch vụ. MCU mềm là giải pháp phần mềm cài đặt trên máy chủ (PC hoặc Sun) sử dụng giao diện mạng hỗ trợ các tính năng đa điểm đơn giản thích hợp cho mạng riêng trong phạm vi hẹp.
Hiện nay một số thiết bị đầu cuối VCS cũng hỗ trợ tính năng “Internal MCU” cho phép thiết bị làm việc với hai chức năng, đầu cuối VCS và thiết bị đa điểm MCU. Giải pháp này thích hợp với những khách hàng nhỏ giúp đơn giản hoá mạng, tiết kiệm đầu tư, quản lý... Thông thường “Internal MCU” hỗ trợ cho hội nghị 4 điểm, đặc biệt hơn có loại hỗ trợ tới 12 điểm như dòng sản phẩm iPower của Polycom.
Để thực hiện hội nghị với số điểm tham gia từ 3 trở lên, phần lớn các hệ thống H.323 thường yêu cầu 1 Multipoint Conference Server (MCS). Hay thường được gọi là H.323 Multipoint Control Unit (H.323 MCU). Thiết bị này không giống như H.320 MCU; vì vậy việc nắm rõ khi nào thì dùng thuật ngữ MCU rất quan trọng.
Chức năng cơ bản của H.323 MCU là duy trì tất cả các luồng tín hiệu thoại, video, dữ liệu và tín hiệu điều khiển giữa tất cả các điểm tham gia hội nghị. Có loại H.323 MCU thì sử dụng phần mềm, có loại thì sử dụng phần cứng để thực hiện chức năng này.
Các thành phần cơ bản của H.323 MCU bao gồm: bộ điều khiển đa điểm - multipoint controller (MC) và bộ xử lý đa điểm - multipoint processor (MP). MC là bộ điều khiển hội nghị, xử lý các giao dịch H.245 giữa các đầu cuối để xác định khả năng xử lý audio và video chung. MC cũng điều khiển các nguồn lực hội nghị như multicasting. MC không làm việc trực tiếp với bất cứ luồng tín hiệu audio, video hay data nào. Công việc này do MP thực hiện, MP thực hiện việc trộn tín hiệu audio, phân phối dữ liệu và switching/mixing video. Nó cũng thực hiện việc chuyển đổi giữa các codec và tốc độ khác nhau. Cả 2 chức năng MC và MP có thể nằm trong 1 thiết bị hoặc tách rời. Phần lớn các H.323 MCU làm việc với hoặc bao gồm luôn chức Gatekeeper.
Các hội nghị H.320 đa điểm cần phải có H.320 MCU để liên kết và quản lý tất cả các đường ISDN.
Chức năng cơ bản của H.320 MCU là để duy trì liên lạc giữa tất cả các bên tham dự hội nghị. H.320 MCU dựa trên phần cứng vì nó cần phải kết nối tới tất cả các bên tham gia hội nghị. Ví dụ, để thiết lập hội nghị giữa 4 đầu cuối H.320, tốc độ kết nối với từng đầu cuối là 384Kbps (3xBRI), H.320 MCU cần phải kết nối 12 BRI. Việc này được thực hiện qua 24 kênh 64Kbps trong 1 giao diện PRI.
Thiết bị đầu cuối với phần mềm MCU
Một cách khác để thiết lập hội nghị đa điểm 3-4 bên là trang bị cho 1 trong các đầu cuối khả năng đa điểm. Thiết bị Polycom VSX 7000s có tùy chọn đa điểm hỗ trợ bản thân nó và 3 điểm nữa trong hội nghị Voice-Activated hoặc Continuous Presence. Hơn nữa, VSX 7000s có cả 2 tùy chọn BRI và PRI, cho phép thiết lập hội nghị đa điểm hỗn hợp ISDN và IP. Nói đơn giản thì nó đóng vai trò như 1 Gateway, liên kết 2 hoặc 3 đầu cuối ISDN và IP kia.
Trên đây là cơ bản để xây dựng mộ hệ thống hội nghị truyền hình. Để tổ chức một Cuộc họp thì khá đơn giản. Bộ phận kỹ thuật sẽ thực hiện kết nối thiết bị một ngày trước cuộc họp. Đến lúc luc cuộc họp bắt đầu thì chỉ sử dụng thao tác "nhấn đia chỉ gọi đến". Nếu la Site to site thi một trong hai site gọi cho nhau. Nếu là Multipoint thì các site gọi tới địa chỉ cua MCU hoặc MCU se gọi cho các site.
Hệ thống hội nghị truyền hình sử dụng kết nối thông qua mạng Internet hoặc megawan gọi qua địa chỉ IP theo giao thức H323.
Nếu bạn có nhu cầu hay cần tài liệu để xây dụng hệ thống hội nghị truyền hình cho Công ty thì Bạn vui lòng liên lạc trực tiếp với Quân nhé. Quân sẽ hỗ trợ cho bạn thực hiện dự án một cách tốt nhất.
Nguyễn Hồng Quân
Sales Engineer
HP: 0909462680 - 09.8787.4945
Tel: (08) 38339041 ext 114
Công ty CP Truyền thông Mặt Trời
212B/D18C Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh Q.1, Tp. HCM
tham khảo thông tin tại: http://vatgia.com/SunMediaCorp
hoặc: http://www.smediavn.com
Chúng tôi luôn luôn cam kết về giải pháp tốt nhất và dịch vụ tận tâm nhất.
Đặc điểm và ứng dụng:
Video Conferencing là một phương thức thông tin liên lạc mới, được kết hợp bởi những đặc tính của công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin nhằm đem đến cho người sử dụng nhiều tiện ích hơn một cuộc điện thoại bình thường. Về cơ bản Video Conferencing giống như liên lạc bằng điện thoại nhưng được bổ xung hàng loạt các tiện ích khác như:
•Những người đàm thoại có thể nhìn thấy nhau
•Cùng chia sẻ dữ liệu trên máy tính như văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu …
•Có thể kết nối bằng bất kỳ phương thức nào như: kênh thuê riêng (Leased-Line), ISDN hay IP (Internet Protocol)
•…
Tuy nhiên Video Conferencing cũng có những hạn chế của nó như:
•Đòi hỏi băng thông cao, khoảng 384Kbps trở lên.
•Chi phí cơ sở hạ tầng mạng tương đối cao.
•Đòi hỏi người sử dụng phải có một trình độ nhất định.
Do những tiện ích rất ưu việt như đã kể trên nên Video Conferencing được ứng dụng trong rất nhiều ngành kinh tế, xã hội cũng như an ninh, quốc phòng. Phổ biến nhất Video Conferencing được ứng dụng trong hội họp từ xa giúp những người tham gia không tốn thời gian đi lại mà vẫn có thể gặp mặt nhau, hơn nữa lại tiết kiệm nhiều chi phí khác. Có thể kể ra một vài ứng dụng của Video Conferencing như:
•Hội họp, giao ban từ xa
•Đào tạo từ xa
•Khám, chuẩn đoán bệnh từ xa, tư vấn sức khoẻ
•Tham mưu, tác chiến từ xa
•…v.v
Các thành phần chính và các vấn đề liên quan trong mạng Video hội nghị
Cũng giống như các phương thức liên lạc khác, một hệ thống Video Conferencing được hợp thành bởi nhiều thiết bị khác nhau gồm:
•Thiết bị đầu cuối (VCS)
•Thiết bị điều khiển đa điểm (MCU)
Phần này đi sâu vào giải thích chi tiết các chức năng của 2 thành phần chính trong mạng H.323: Thiết bị đầu cuối VCS và thiết bị điều khiển đa điểm (MCU) khi sử dụng với các hệ thống video hội nghị.
1.1Thiết bị đầu cuối video hội nghị (VCS)
VCS là thiết bị cơ bản cần có cho ứng dụng Video Conferencing có chức năng thu nhận hình ảnh, âm thanh tại một điểm, mã hoá chúng theo một phương thức nhất định rồi gửi tới đầu xa. Mỗi điểm tham gia hội nghị video phải có các thành phần sau:
•Bộ mã hoá hình ảnh/âm thanh (audio/video codec)
•Thiết bị thu nhận hình ảnh: camera
•Thiết bị thu nhận âm thanh: micro
•Thiết bị hiển thị: màn hình TV, máy chiếu…
•Thiết bị âm thanh: Ampli, loa, microphone ...
•Giao diện mạng: Leased-line, ISDN, IP…
•Ngoài ra còn có các thiết bị phụ trợ cho tương tác dữ liệu, hỗ trợ hiển thị…
Các thiết bị đầu cuối H.323 là các đầu cuối trong mạng LAN cung cấp thông tin liên lạc 2 chiều thời gian thực. Theo chuẩn H.323, tất cả các thiết bị đầu cuối H.323 phải hỗ trợ thoại với tùy chọn video và dữ liệu. Do vậy, loại hình cơ bản của 1 thiết bị đầu cuối H.323 là máy điện thoại IP; tuy nhiên phần lớn các đầu cuối H.323 là các hệ thống video hội nghị. Chuẩn H.323 qui định các chế độ chuẩn để các đầu cuối này có thể làm việc được với nhau. Các đầu cuối H.323 phải hỗ trợ giao thức H.245 để điều khiển việc sử dụng và các khả năng của kênh; giao thức Q.931 cho thiết lập cuộc gọi và signalling; giao thức RAS (Registration/Admission/Status) để làm việc với Gatekeeper và RTP/RTCP để sắp xếp thứ tự các gói audio và video.
Khi thiết lập 1 hội nghị H.323, chúng ta cần có 1 số phương tiện nào đó để biết được người dùng hoặc đầu cuối H.323 mà chúng ta muốn liên lạc. Nếu suy nghĩ cho rằng việc ghi nhớ được địa chỉ IP là đủ; nhưng việc sử dụng DHCP để phân bổ động địa chỉ IP cho 1 đầu cuối lại cho thấy phương pháp này không ổn. Do đó dẫn đến việc hình thành khái niệm về Kế hoạch đánh số (Dial plan) và việc sử dụng 1 số người dùng H.323 (H.323 User Number) được đăng ký với 1 Gatekeeper.
Dial Plan đơn giản là 1 phương pháp phân bổ 1 số duy nhất cho 1 đầu cuối H.323. Số này được gọi là H.323 User Number và khi được đăng ký với 1 Gatekeeper, chúng ta có thể phiên dịch số User Number thành 1 địa chỉ IP.
H.323 User Number thường được gọi là E.164 Number.
1.2MCU
Thiết bị điều khiển đa điểm (Multipoint Control Unit – MCU), hay còn gọi là “conferencing server” hoặc “conferencing bridge”, cho phép nhiều hơn hai thiết bị VCS liên lạc với nhau đồng thời tạo thành hội nghị Video đa điểm. Một MCU thông thường thực hiện hai chức năng chính là quản lý điều khiển kết nối các thiết bị đầu cuối VCS và xử lý hình ảnh, âm thanh, dữ liệu vận chuyển qua nó. Một số loại MCU lại kết hợp các chức năng Gateway hoặc Gatekeeper vào cùng một nền tảng duy nhất.
Có hai kiểu MCU là MCU cứng và MCU mềm. MCU cứng là giải pháp chuyên nghiệp bao gồm phần cứng (bộ xử lý, giao diện mạng, bộ DSP...) và phần mềm đi kèm hỗ trợ nhiều tính năng phong phú tích cho mạng khai thác dịch vụ. MCU mềm là giải pháp phần mềm cài đặt trên máy chủ (PC hoặc Sun) sử dụng giao diện mạng hỗ trợ các tính năng đa điểm đơn giản thích hợp cho mạng riêng trong phạm vi hẹp.
Hiện nay một số thiết bị đầu cuối VCS cũng hỗ trợ tính năng “Internal MCU” cho phép thiết bị làm việc với hai chức năng, đầu cuối VCS và thiết bị đa điểm MCU. Giải pháp này thích hợp với những khách hàng nhỏ giúp đơn giản hoá mạng, tiết kiệm đầu tư, quản lý... Thông thường “Internal MCU” hỗ trợ cho hội nghị 4 điểm, đặc biệt hơn có loại hỗ trợ tới 12 điểm như dòng sản phẩm iPower của Polycom.
Để thực hiện hội nghị với số điểm tham gia từ 3 trở lên, phần lớn các hệ thống H.323 thường yêu cầu 1 Multipoint Conference Server (MCS). Hay thường được gọi là H.323 Multipoint Control Unit (H.323 MCU). Thiết bị này không giống như H.320 MCU; vì vậy việc nắm rõ khi nào thì dùng thuật ngữ MCU rất quan trọng.
Chức năng cơ bản của H.323 MCU là duy trì tất cả các luồng tín hiệu thoại, video, dữ liệu và tín hiệu điều khiển giữa tất cả các điểm tham gia hội nghị. Có loại H.323 MCU thì sử dụng phần mềm, có loại thì sử dụng phần cứng để thực hiện chức năng này.
Các thành phần cơ bản của H.323 MCU bao gồm: bộ điều khiển đa điểm - multipoint controller (MC) và bộ xử lý đa điểm - multipoint processor (MP). MC là bộ điều khiển hội nghị, xử lý các giao dịch H.245 giữa các đầu cuối để xác định khả năng xử lý audio và video chung. MC cũng điều khiển các nguồn lực hội nghị như multicasting. MC không làm việc trực tiếp với bất cứ luồng tín hiệu audio, video hay data nào. Công việc này do MP thực hiện, MP thực hiện việc trộn tín hiệu audio, phân phối dữ liệu và switching/mixing video. Nó cũng thực hiện việc chuyển đổi giữa các codec và tốc độ khác nhau. Cả 2 chức năng MC và MP có thể nằm trong 1 thiết bị hoặc tách rời. Phần lớn các H.323 MCU làm việc với hoặc bao gồm luôn chức Gatekeeper.
Các hội nghị H.320 đa điểm cần phải có H.320 MCU để liên kết và quản lý tất cả các đường ISDN.
Chức năng cơ bản của H.320 MCU là để duy trì liên lạc giữa tất cả các bên tham dự hội nghị. H.320 MCU dựa trên phần cứng vì nó cần phải kết nối tới tất cả các bên tham gia hội nghị. Ví dụ, để thiết lập hội nghị giữa 4 đầu cuối H.320, tốc độ kết nối với từng đầu cuối là 384Kbps (3xBRI), H.320 MCU cần phải kết nối 12 BRI. Việc này được thực hiện qua 24 kênh 64Kbps trong 1 giao diện PRI.
Thiết bị đầu cuối với phần mềm MCU
Một cách khác để thiết lập hội nghị đa điểm 3-4 bên là trang bị cho 1 trong các đầu cuối khả năng đa điểm. Thiết bị Polycom VSX 7000s có tùy chọn đa điểm hỗ trợ bản thân nó và 3 điểm nữa trong hội nghị Voice-Activated hoặc Continuous Presence. Hơn nữa, VSX 7000s có cả 2 tùy chọn BRI và PRI, cho phép thiết lập hội nghị đa điểm hỗn hợp ISDN và IP. Nói đơn giản thì nó đóng vai trò như 1 Gateway, liên kết 2 hoặc 3 đầu cuối ISDN và IP kia.
Trên đây là cơ bản để xây dựng mộ hệ thống hội nghị truyền hình. Để tổ chức một Cuộc họp thì khá đơn giản. Bộ phận kỹ thuật sẽ thực hiện kết nối thiết bị một ngày trước cuộc họp. Đến lúc luc cuộc họp bắt đầu thì chỉ sử dụng thao tác "nhấn đia chỉ gọi đến". Nếu la Site to site thi một trong hai site gọi cho nhau. Nếu là Multipoint thì các site gọi tới địa chỉ cua MCU hoặc MCU se gọi cho các site.
Hệ thống hội nghị truyền hình sử dụng kết nối thông qua mạng Internet hoặc megawan gọi qua địa chỉ IP theo giao thức H323.
Nếu bạn có nhu cầu hay cần tài liệu để xây dụng hệ thống hội nghị truyền hình cho Công ty thì Bạn vui lòng liên lạc trực tiếp với Quân nhé. Quân sẽ hỗ trợ cho bạn thực hiện dự án một cách tốt nhất.
Nguyễn Hồng Quân
Sales Engineer
HP: 0909462680 - 09.8787.4945
Tel: (08) 38339041 ext 114
Công ty CP Truyền thông Mặt Trời
212B/D18C Nguyễn Trãi, P. Nguyễn Cư Trinh Q.1, Tp. HCM
tham khảo thông tin tại: http://vatgia.com/SunMediaCorp
hoặc: http://www.smediavn.com
Chúng tôi luôn luôn cam kết về giải pháp tốt nhất và dịch vụ tận tâm nhất.

Hội nghị truyền hình (video conference) cho phép người dùng (user) ở các địa điểm khác nhau có thể tiến hành trao đổi thông tin về âm thanh và hình ảnh. Phương thức thông tin theo thời gian thực với cả 2 chiều đầy đủ. Các tín hiệu âm thanh và hình ảnh được truyền trực tiếp trên hiện trường trong thời điểm đang xảy ra và không bị một sự hạn chế nào trong việc truyền đạt theo 2 chiều. Có thể nói 2 đặc tính: hai chiều và thời gian thực cho thấy sự khác biệt của Hệ thống hội nghị truyền hình VCS (Video conferencing System) với Hệ thống truyền hình quảng bá TV (Television).
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, hội nghị truyền hình đã được nghiên cứu và ứng dụng tại các nước tiên tiến. Đến những năm 1970 hội nghị truyền hình ứng dụng công nghệ số hóa. Đến những năm 1980, công nghệ nén hình ảnh có bước nhảy vọt, kênh truyền tín hiệu hình số ra đời không chiếm nhiều dải thông rộng như kênh truyền hình analog. Với tốc độ truyền thấp hơn 34Mbit/s, tín hiệu hình đã được nén, chất lượng của hình ảnh vẫn thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Từ những năm 1990 đến nay công nghệ máy tính và mạng Internet phát triển rất nhanh và có ảnh hưởng tới hệ thống hội nghị truyền hình.
Sơ đồ tổ chức một hội nghị truyền hình
Dưới đây chúng ta xét sơ đồ khối của hệ thống hội nghị truyền hình digital, của hội nghị có một số đại biểu ở địa điểm xa. Hình 1 là sơ đồ khối điển hình.
Thiết bị điều hành trung ương (CCU) thực hiện việc quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống hội nghị truyền hình. Chức năng của CCU gồm có: điều khiển các micro, cung cấp các tư liệu và hiển thị phương thức biểu quyết...
Trong hội nghị, vị chủ tịch nắm quyền tối cao điều khiển cuộc họp và các diễn tiến của nó.
Máy chủ tịch gồm máy vi tính PC có màn hiển thị LCD, một bàn phím điều khiển micro ưu tiên. Trong hội nghị, nếu vị chủ tịch ấn nút của micro nào thì micro của đại biểu đang phát ngôn bị cắt tạm thời. Máy chủ tịch có thể khởi động, đình chỉ hội nghị hoặc lấy biểu quyết. Qua vị chủ tịch còn có thể cho hiển thị các tư liệu lên màn hình để hội nghị tham khảo.
Máy đại biểu là phương tiện để các đại biểu phát ngôn, yêu cầu đăng ký phát ngôn và nghe đại biểu khác phát ngôn hoặc biểu quyết. Kết quả biểu quyết thông qua thiết bị CCU tổng hợp sau đó hiển thị lên màn hình.
Trong hội nghị truyền hình quốc tế có nhiều đại biểu dùng ngôn ngữ khác nhau thì máy đại biểu cũng có chức năng chọn ngôn ngữ phiên dịch thích hợp.
Ngoài ra hệ thống CVS còn có giao diện multimedia audio, video. Thông qua giao diện này, các tin tức và dữ liệu của hội nghị đưa tới các thiết bị analog như truyền hình quảng bá hoặc phát thanh quảng bá.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, hội nghị truyền hình đã được nghiên cứu và ứng dụng tại các nước tiên tiến. Đến những năm 1970 hội nghị truyền hình ứng dụng công nghệ số hóa. Đến những năm 1980, công nghệ nén hình ảnh có bước nhảy vọt, kênh truyền tín hiệu hình số ra đời không chiếm nhiều dải thông rộng như kênh truyền hình analog. Với tốc độ truyền thấp hơn 34Mbit/s, tín hiệu hình đã được nén, chất lượng của hình ảnh vẫn thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Từ những năm 1990 đến nay công nghệ máy tính và mạng Internet phát triển rất nhanh và có ảnh hưởng tới hệ thống hội nghị truyền hình.
Sơ đồ tổ chức một hội nghị truyền hình
Dưới đây chúng ta xét sơ đồ khối của hệ thống hội nghị truyền hình digital, của hội nghị có một số đại biểu ở địa điểm xa. Hình 1 là sơ đồ khối điển hình.
Thiết bị điều hành trung ương (CCU) thực hiện việc quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống hội nghị truyền hình. Chức năng của CCU gồm có: điều khiển các micro, cung cấp các tư liệu và hiển thị phương thức biểu quyết...
Trong hội nghị, vị chủ tịch nắm quyền tối cao điều khiển cuộc họp và các diễn tiến của nó.
Máy chủ tịch gồm máy vi tính PC có màn hiển thị LCD, một bàn phím điều khiển micro ưu tiên. Trong hội nghị, nếu vị chủ tịch ấn nút của micro nào thì micro của đại biểu đang phát ngôn bị cắt tạm thời. Máy chủ tịch có thể khởi động, đình chỉ hội nghị hoặc lấy biểu quyết. Qua vị chủ tịch còn có thể cho hiển thị các tư liệu lên màn hình để hội nghị tham khảo.
Máy đại biểu là phương tiện để các đại biểu phát ngôn, yêu cầu đăng ký phát ngôn và nghe đại biểu khác phát ngôn hoặc biểu quyết. Kết quả biểu quyết thông qua thiết bị CCU tổng hợp sau đó hiển thị lên màn hình.
Trong hội nghị truyền hình quốc tế có nhiều đại biểu dùng ngôn ngữ khác nhau thì máy đại biểu cũng có chức năng chọn ngôn ngữ phiên dịch thích hợp.
Ngoài ra hệ thống CVS còn có giao diện multimedia audio, video. Thông qua giao diện này, các tin tức và dữ liệu của hội nghị đưa tới các thiết bị analog như truyền hình quảng bá hoặc phát thanh quảng bá.
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi lĩnh vực Internet
Rao vặt Siêu Vip